CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.2. Nhân tố khách quan
* Nhân tố về môi trường - Môi trường kinh tế:
Tốc độ và trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Một môi trường kinh tế tăng trưởng tốt và bền vững sẽ tạo điều kiện cho việc k ch th ch sản xuất và tiêu dùng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân c ng tăng theo. Điều này giúp cho ngân hàng triển khai đƣợc nhiều sản phẩm dịch vụ cho vay bán lẻ. Kinh tế phát triển c ng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế kém phát triển, yếu kém trì trệ sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thu hút khách hàng đến với các hoạt động của ngân hàng sẽ gặp nhiều trở ngại khó khăn hơn.
Các yếu tố nhƣ lạm phát, thất nghiệp, lợi tức đầu tƣ vào các l nh vực khác ngoài ngân hàng như bất động sản, thị trường vàng, sự biến động của tỷ giá hối đoái… đều ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Đối tƣợng khách hàng cá nhân rất nhạy cảm với các biến động kinh tế vì tâm lý họ thiếu sự ổn định,chạy theo tâm lý đám đông, cùng với mức độ chuyên nghiệp chưa được đánh giá cao… Những tác động ảnh hưởng, trực tiếp đến các hoạt động đầu tƣ kinh doanh của họ. Đây đƣợc xem là một đặc điểm quan trọng mà các NHTM không thể t nh toán hết đƣợc trong quá trình cung cấp các dịch vụ sản phẩm.
- Môi trường chính trị luật pháp:
Ch nh tri pháp luật là một yếu tố có tác động thường xuyên tới hoạt động của các NHTM nói chung và ngân hàng bán lẻ nói riêng. Môi trường ch nh trị luật pháp tạo ra cơ sở pháp lý ràng buộc, điều này có tác động đến việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng, c ng nhƣ tác động đến các dịch vụ mà ngân hàng có thể được cung cấp trên thị trường. Tùy theo mức độ tự do hóa của nền kinh tế, các ngân hàng sẽ đƣợc áp dụng các biện pháp nới lỏng, hoặc thắt chặt phù hợp. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước như hiện nay Pháp luật đóng vai trò không thê thiếu. Không có pháp luật hay pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nên kinh tế thị trường thì mọi hoạt động không thể trôi chảy được. Với vai trò đảm bảo trong việc chuyển nền kinh tế thị trường tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thị trường văn minh hơn, pháp luật có một nhiệm vụ hết sức to lớn trong việc tạo ra một hành lang pháp lý giúp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh đƣợc thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu nại. Do đó, pháp luật có vị tr hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và chất lƣợng t n dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ t n dụng tuân thủ chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ t n dụng mới mang lại hiệu quả, lợi ch cho cả hai bên và chất lƣợng t n dụng mới đƣợc bảo đảm.
- Môi trường văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa xã hội là yếu tố quyết định đến tập quán sinh hoạt, thói quen sử dụng tiền của người dân. Khả năng cung ứng dịch vụ phụ thuộc khá lớn vào trình độ dân tr . Khi trình độ dân tr thấp thì dân chúng th ch sử dụng tiền mặt phù hợp với buôn bán theo mức độ quy mô nhỏ. Trình độ dân tr cao đồng ngh a với khả năng tiếp cận tốt hơn của người dân đối với những thành tựu công nghệ mới, những ứng dụng của kỹ thuật công nghệ thông tin tạo điều kiện cho những sản phẩm công nghệ cao phát triển. Yếu tố thói quen, tâm l c ng đóng vai trò quyết định việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Các ngân hàng cần phải tìm hiểu kỹ đặc điểm thói quen, văn hoá, phong cách sống của từng khu vực, từng địa bàn để phát hành các sản phẩm phù hợp. Hiện nay nhiều ngân hàng nước ngoài đã nắm bắt được yếu tố tâm lý, thói quen và tập quán sinh hoạt của người dân trong nước và cung cấp các sản phẩm có những đặc t nh phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
- Môi trường khoa học công nghệ
Dịch vụ cho vay bán lẻ hoạt động dựa vào nền tảng của công nghệ thông tin hiện đại nên chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ của quá trình phát triển của công nghệ. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thì các dịch vụ của ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cấp, hoàn thiện hơn với nhiều công dụng hơn. Công nghệ có thể coi là chìa khoá để phát triển các sản phẩm - dịch vụ của ngân hàng. Một số dịch vụ mới có hàm lƣợng công nghệ cao đã đƣợc các ngân hàng đƣa vào sử dụng nhƣ Mobile banking, Internetbanking,… Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin c ng góp phần nâng cao hiệu quả của ngân hàng trong việc quản trị dữ liệu, quản l thông tin của khách hàng….
Ứng dụng công nghệ hiện đại c ng là một trong các điều kiện giúp các ngân
hàng có chỗ đứng vững chắc trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hiện nay. Có thể nói, sự phát triển ngày càng hiện đại của khoa học công nghệ ch nh là nền tảng của các giao dịch hiện đại, từ đó phát triển các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng
- Đối thủ cạnh tranh: Những hoạt động của đối thủ cạnh tranh c ng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Ngân hàng, nhất là khi các Ngân hàng cùng cung cấp một sản phẩm, cùng hướng vào một đối tượng khách hàng mục tiêu trên cùng địa bàn hoạt động. Thị trường ngân hàng càng sôi động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt. Kết quả là ngân hàng càng ngày càng chi nhiều tiền cho các hoạt động nghiên cứu cấu trúc thị trường và hành vi của các ngân hàng trên thị trường, nghiên cứu hành vi cụ thể của từng đối thủ cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn..) nhằm có thể chủ động đƣa ra một chiến lƣợc cạnh tranh năng động và hiệu quả.
- Các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng
Việc tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ tương hỗ giữa Ngân hàng và các đơn vị liên quan góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và hình ảnh Ngân hàng. Các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng là các đơn vị có quan hệ với ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nhƣ: các tổ chức cung ứng dịch vụ Marketing, các trung gian tài ch nh t n dụng, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan Nhà nước...
Với tình hình hiện nay, nhiều ngân hàng còn t kinh nghiệm trong hoạt động Marketing, do đó cần sử dụng dịch vụ này ở các tổ chức chuyên nghiệp. Với các trung gian tài ch nh t n dụng thường thì ngân hàng quan hệ với các tổ chức này qua ba dịch vụ: bảo hiểm, cung ứng nguồn vốn t n dụng và các nghiệp vụ giấy tờ có giá.
Chẳng hạn quan hệ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho tài sản đảm bảo là xe ô tô hình thành từ vốn vay; hay việc cung ứng lẫn nhau giữa các tổ chức tài chính - t n dụng, các nguồn vốn t n dụng được thực hiện tương đối rộng rãi.
Ngân hàng cần tìm kiếm các khả năng này vì mua các nguồn vốn t n dụng ở các NHTM thường rẻ hơn ở NHTW.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phát triển cho vay bán lẻ được xem là một xu hướng tất yếu khi cho vay bán lẻ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam, trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài ch nh ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về kinh nghiệm, vốn và công nghệ thuận lợi trong việc chiếm l nh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các NHTM tại Việt Nam với lợi thế về mạng lưới, am hiểu thị trường địa phương cần thiết tiếp cận nhằm nâng cao nội lực và khả năng cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng.
Chương 1 của đề tài nghiên cứu đề cập đến một số cơ sở lý luận và tổng quan về phát triển cho vay bán lẻ tại NHTM. Thông qua một số tìm hiểu về lý thuyết đánh từ đó đánh giá việc phát triển cho vay bán lẻ nói chung c ng nhƣ các vấn đề liên quan đến phát triển cho vay bán lẻ và sự cần thiết để phát triển cho vay bán lẻ nói riêng từ đó làm tiền đề quan trọng để đi sâu khai thác, tìm hiểu phân tích phát triên cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa.