CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa
2.1.1.1. Thông tin chung
- Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Đống Đa.
- Địa chỉ: Số 165 Xã Đàn phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Cơ sở pháp lý: Chi nhánh Đống Đa đƣợc thành lập và đi vào hoạt động 11/11/2011.
- Hình thức sở hữu: Chi nhánh cộng đồng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
2.1.1.2. Lịch sử phát triển chi nhánh Đống Đa qua từng thời kỳ
Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa (MB Đống Đa) chính thức đi vào hoạt động vào ngày 11/11/2011. Đây là một trong những chi nhánh đƣợc đánh giá phát triển nhanh và hiệu quả của ngân hàng Quân đội trong những năm đầu thành lập. Những năm đầu hoạt động chú yếu của chi nhánh là huy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, cho vay cá nhân, ngày nay các hoạt động của chi nhánh đã phát triển và đa dạng hơn bao gồm: Huy động vốn, bảo hiểm, sản phẩm đầu tƣ, cho vay khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, cho vay khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ kiều hối, thanh toán nội địa... Cùng với sự phát triển và mở rộng của hoạt động, MB Đống Đa có những đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế, ví dụ nhƣ: Triển khai cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp cổ phần hóa, cho vay trong các l nh vực mới nhƣ xây dựng, viễn thông, kinh doanh dịch vụ, cho vay kinh doanh, đầu tƣ…
Với sự nỗ lực không ngừng của chi nhánh, đội ng tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ đã và đang bám sát mục tiêu và phương châm của ngân hàng
đề ra. Nhiều năm đƣợc đánh giá Chi nhánh xuất sắc toàn diện, đạt đƣợc nhiều danh hiệu của Ngân hàng. Chi nhánh Đống Đa đã đóng góp tạo dựng uy tín và hình ảnh đ p về ngân hàng trong lòng mỗi khách hàng. Ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, công nghệ hiện đại và chất lƣợng dịch vụ không ngừng nâng cao.
Chi nhánh Đống Đa luôn bám sát thị trường để tìm ra những cơ hội đầu tư đồng thời tăng cường lực lượng cán bộ công nhân viên nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói riêng và của ngân hàng nói chung.
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Căn cứ và chức năng và nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Đống Đa gồm các phòng, ban đƣợc bố tr theo sơ đồ sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của MB Đống Đa
Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp MB Đống Đa Chi nhánh Đống Đa là chi nhánh cấp I cùng đội ng nhân viên 120 người, hầu hết là những nhân viên trẻ, năng động. Mô hình tổ chức của chi nhánh đƣợc
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng khách hàng
cá nhân
Phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phòng Kế toán
PGD Thái Thịnh
PGD Hoàng
Cầu Phòng
Hành chính Tổng hợp Phòng
khách hàng doanh nghiệp
lớn
PGD Kim Liên
Các Phòng
Giao dịch
quản lý theo mô hình quản lý tập trung. Mô hình tổ chức này có rất nhiều thuận lợi trong công tác quản lý, đặc biệt là Giám đốc có thể trực tiếp chỉ đạo kịp thời mọi hoạt động của chi nhánh và rút ngắn đƣợc thời gian quyết định ở các phòng giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đây ch nh là lý do làm cho quan hệ với khách hàng ngày càng gắn bó hơn, nâng cao uy tín của chi nhánh và tạo hình ảnh đ p của MBBank trong lòng khách hàng.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng:
- Ban Giám đốc
+ Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành chung về mọi mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đảm bảo chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả.
Giám đốc là người tiếp nhận các chủ trương, ch nh sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh và truyền tải đầy đủ, kịp thời các mục tiêu định hướng, biện pháp chỉ đạo và các quy định khác của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn các phòng nghiệp vụ thực thi chính sách. Xây dựng chiến lƣợc phát triển của chi nhánh qua từng giai đoạn, và triển khai thực hiện chiến lược đã được phê duyệt. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Tổng Giám đốc và hội đồng quản trị về mọi mặt của đơn vị.
- Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân công của Giám đốc.
+ 01 Phó Giám đốc (phụ trách nghiệp vụ)
Phó giám đốc là người giúp cho Giám đốc điều phối công việc hàng ngày của chi nhánh theo phân công của Hội sở và Giám đốc chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý về nhiệm vụ đƣợc giao đối với từng Phòng nghiệp vụ của chi nhánh. Khi giải quyết công việc đƣợc giao, phó giám đốc có thể đƣợc nhân danh Giám đốc trong những quyết định của chi nhánh. Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước ban lãnh đạo Ngân hàng, trước pháp luật về các quyết định của mình trong phạm vi công việc đƣợc phân giao và ủy quyền.
+ 01 Phó Giám đốc dịch vụ
Tại MBBank giám đốc dịch vụ là người giúp giám đốc quản lý các công việc liên quan đến vận hành, kế toán, giao dịch viên, kho quỹ, tƣ vấn viên, các dịch vụ
thẻ tại quầy (sàn giao dịch) của cả chi nhánh. Chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước ban lãnh đạo Ngân hàng và pháp luật về các quyết định của mình trong phạm vi đƣợc ủy quyền và phân giao
- Phòng KHCN: Cung ứng các dịch vụ cho vay, huy động, thẻ đến các khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cung ứng các dịch vụ cho vay, huy động, bảo lãnh, chiết khấu đến các đối tƣợng khách hàng là tổ chức kinh tế có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
- Phòng KHDN lớn: Cung ứng các dịch vụ cho vay, huy động, bảo lãnh, chiết khấu đến các đối tƣợng khách hàng là tổ chức kinh tế có quy mô lớn.
- Phòng Kế toán: Thực hiện tác nghiệp tất cả các giao dịch trực tiếp liên quan đến khách hàng. Thực hiện tất cả các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính của Chi nhánh, kèm theo công tác hậu kiểm toàn bộ các giao dịch, chứng từ phát sinh hàng ngày. Quản lý quỹ tiền mặt của Chi nhánh và các tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
- Phòng Hành chính Tổng hợp: Làm công tác quản lý, tổ chức lưu trữ hồ sơ và thông tin nhân viên. Thực hiện các công việc liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, nhân sự, tiền lương như: xây dựng định biên lao động, tuyển dụng, sắp xếp, luân chuyển, đào tạo, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm...
- Các Phòng giao dịch: Cung ứng các dịch vụ cho vay ngắn, trung và dài hạn và dịch vụ ngân hàng khác theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc MBBank và của Giám đốc MB Đống Đa. Đây có thể xem là mô hình chi nhánh thu nhỏ, vì có bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận cá nhân và bộ phận doanh nghiệp trong 01 phòng giao dịch. Tuy nhiên, các phòng giao dịch vẫn hạch toán phụ thuộc MB Đống Đa.
2.1.2. Kết quả về kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đống Đa
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong giai đoạn 2019-2021, MB Đống Đa đã đạt đƣợc những kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh, thể hiện qua số liệu huy động vôn, dƣ nợ cho vay bán lẻ, dƣ nợ cho vay bán buôn, chỉ tiêu về chất lƣợng nợ, thu nhập, chi phí, lợi
nhuận. Kết quả cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của MB Đống Đa giai đoạn năm 2019 - 2021 Đơn vị tính: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
So sánh 2020/2019
So sánh 2021/2020 Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) % (+/-) %
Tiền gửi không KH 562 661 1.269 99 17,6 608 91,2
Tiền gửi có k hạn 2.300 2.720 2.912 420 18 192 7,1 I. Dƣ nợ theo k hạn 1.985 2.282 2.619 297 14,96 337 14,8
1. Ngắn hạn 770 1,042 1,457 272 35,32 415 39,8
2. Trung và dài hạn 1.215 1.240 1.162 25 2,06 (78) (6,3) II. Theo thành phần 1.985 2.282 2.619 297 14,96 337 14,8
1. Dƣ nợ CVDN 1.498 1.682 1.831 183 12,22 150 8,9
2. Dƣ nợ CVCN 487 600 788 114 23,39 187 31,1
1. Tổng dƣ nợ 1.985 2.282 2.619 297 14,96 337 14,8
2. Nợ xấu 16 21 8,6 5 31,25 (12) -59,0
3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,81 0,9 0,33 0,1 14,17 (1) -64,3
Thu nhập 161,8 167,5 196,3 6 3,5 29 17,2
Chi phí 73,7 76,3 89,2 3 3,5 13 16,9
Tổng LNTT 88,1 91,2 107,1 3 3,5 16 17,4
Lợi nhuận sau thuế 70,8 73,9 86,3 3 4,4 12 16,8
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của MB Đống Đa giai đoạn năm 2019 - 2021) Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng tốt. Đặc biệt năm 2021 đạt mức gần 4.180 tỷ đồng, tăng trưởng 23,7 % so với năm 2020. T nh đến năm 2021 tổng dƣ nợ cuả MB Đống Đa đạt 2.619 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2020, tăng 337 tỷ đồng.
Nợ xấu của Chi nhánh luôn đạt mức dưới 1%, giai đoạn năm 2019 - 2020 tốc độ tăng trưởng dư nợ là 14,9% tuy nhiên tốc độ tăng nợ xấu 31,25%. Đến năm 2021 tốc độ tăng trưởng dư nợ là 14,8%, nợ xấu giảm mạnh (59%) so với năm 2020. Qua số liệu cho thấy Chi nhánh đang kiểm soát nợ xấu tốt và thu đƣợc nợ quá hạn, đặc
biệt hậu quả của đại dịch Covid 19 để lại rất nghiệm trọng theo khuyến cáo của NHNN là tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Tương ứng với phần tăng về doanh thu thì chi phí có phần tăng tương ứng bao gồm các loại chi phí phục vu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong đó có phần chi ph huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn, chi ph đầu tƣ máy móc trang thiết bị, chi sửa chữa văn phòng và chi ph lương cán bộ nhân viên. Chi ph bình quân 3 năm gần nhất tăng khoảng gần 10%.
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh tương đối hiệu quả, lợi nhuận các năm đạt trên 70 tỷ đồng, đặc biệt năm 2021 là 86,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 16,8%
đánh giá một năm kinh doanh hiệu quả, đây là tiền đề cho năm 2022. Với kết quả đạt được cho thấy Ban lãnh đạo Chi nhánh đã có những định hướng đúng trong kinh doanh và sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, sự đoàn kết của tập thể Chi nhánh.