CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
2.2.3. Kết quả phát triển cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đống Đa theo các chỉ tiêu
2.2.3.1. Phát triển cho vay bán lẻ theo chỉ tiêu quy mô (1) Tăng trưởng số khách hàng vay bán lẻ
Trong giai đoạn 2019 - 2021, MB Đống Đa đã có định hướng ngay từ đầu
năm, không ngừng đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng, bám sát nhu cầu của khách hàng, áp dụng linh hoạt các chương trình, gói ưu đãi cho vay của MBBank để tăng trưởng số lượng khách hàng và tăng trưởng dư nợ. Kết quả tăng trưởng về số lượng khách hàng sử dụng vốn cho vay bán lẻ tại Chi nhánh nhƣ sau:
Bảng 2.3. Số lƣợng khách hàng vay vốn bán lẻ tại MB Đống Đa giai đoạn 2019 – 2021
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng khách hàng vay vốn bán lẻ Khách hàng 161 203 275
Mức tăng giảm tuyệt đối Khách hàng 32 42 72
Tốc độ tăng trưởng % 24,15% 26,09% 35,47%
(Nguồn: Số liệu thống kê của MB Đống Đa các năm 2019 - 2021)
Theo Bảng 2.3 cho thấy, số lƣợng khách hàng vay vốn bán lẻ không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2019, Chi nhánh có 161 khách hàng vay vốn bán lẻ;
năm 2020 tăng lên 42 khách hàng, đạt 203 khách hàng, tốc độ tăng trưởng đạt 26,09% so với năm 2019. Đến năm 2021, số khách hàng vay vốn bán lẻ tiếp tục tăng lên mức 275 khách hàng, tăng 72 khách hàng tức 35,47%. Nhƣ vậy có thể thấy, số lƣợng khách hàng vay vốn bán lẻ của Chi nhánh không những tăng về giá trị tuyệt đối mà còn tăng về giá trị tương đối.
Sở d , số khách hàng vay vốn bán lẻ của Chi nhánh tăng là do: Chi nhánh đã bố trí, sắp xếp lại một số vị trí cán bộ nhằm phát huy tối đa năng lực của người lao động; Thực hiện luân chuyển, chuyển đổi cán bộ phù hợp, xây dựng đội ng cán bộ có năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và theo yêu cầu của công việc. Bổ nhiệm một số vị trí cán bộ quản lý nhằm củng cố khung lãnh đạo trong Chi nhánh. Chi nhánh c ng luôn quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ nhƣ:
Đào tạo cán bộ mới, cán bộ chuyển đổi; đào tạo về các sản phẩm, dịch vụ mới; đào tạo kỹ năng bán hàng;.... bằng các hình thức nhƣ tham gia các lớp đào tạo do MBBank tổ chức, tham gia các lớp học trực tuyến... Ngoài ra, Chi nhánh đã liên tục duy trì chương trình thi đua khen thưởng để tạo động lực phấn đấu cho CBNV. Chi nhánh đã phát động các phong trào thi đua ở mọi phương diện kinh doanh: nguồn vốn, dư nợ, thu ph , thanh toán, ngân hàng điện tử, kiều hối... Việc khen thưởng
thỏa đáng, kịp thời hàng tháng/Quý và tổng kết năm c ng như khen thưởng đột xuất đã động viên, khích lệ cán bộ, nhân viên hăng hái làm việc, tăng năng suất và hiệu quả công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Một trong những hiệu quả công tác của CBNV chi nhánh đƣợc thể hiện thông qua mức tăng trưởng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay bán lẻ.
Xét cơ cấu khách hàng theo quy mô vốn vay tại Chi nhánh trong giai đoạn 2019-2021 nhƣ sau:
Bảng 2.4. Cơ cấu khách hàng theo quy mô dƣ nợ tại MB Đống Đa giai đoạn 2019 - 2021
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
DN (tỷ đồng)
SL KH (KH)
%
DN (tỷ đồng)
SL KH (KH)
%
DN (tỷ đồng)
SL KH (KH)
%
Dƣ nợ 10 tỷ.đ trở lên 180 15 36,96 200 18 33,33 220 20 27,92 Dƣ nợ từ 5 đến 10 tỷ.đ 135 21 27,72 145 24 24,17 180 30 22,84 Dƣ nợ từ 3 đến 5 tỷ.đ 100 25 20,53 145 36 24,17 190 45 24,11 Dƣ nợ từ 1 đến 3 tỷ.đ 50 30 10,27 85 45 14,17 155 80 19,67
Dư nợ dưới 1 tỷ.đ 22 70 4,52 25 80 4,17 43 100 5,46
Tổng 487 161 100 600 203 100 788 275 100
(Nguồn: Số liệu thống kê của MB Đống Đa các năm 2019 - 2021)
Qua Bảng 2.4 cho thấy năm 2019 có Chi nhánh 161 khách hàng có vay vốn trong đó có 15 khách hàng có dƣ nợ từ 10 tỷ đồng trở lên chiếm 36,96% trong tổng dư nợ, có 70 khách hàng có dư nợ dưới 10 tỷ đồng chỉ chiếm 4,52% trong tổng dư nợ bán lẻ. Năm 2020 số lƣợng khách hàng có dƣ nợ bán lẻ là 203 khách hàng, dự nợ đƣợc phân bổ đều hơn. Năm 2021 số lƣợng khách hàng bán lẻ đạt 275 khách hàng, phân bổ đều ở các mức vay theo thống kê. Tuy nhiên kết quả cho thấy số lƣợng khách hàng còn t, chƣa đa dạng và dƣ nợ tập trung vào một số khách hàng quá lơn nên rủi ro cao. Bảng số liệu cho thấy Chi nhánh đang tập trung nhiều vào khách hàng có dƣ nợ lớn chƣa tập trung vào đối tƣợng có quy mô vay nhỏ việc này có ƣu điểm tăng nhanh dƣ nợ, ít tốn kém chi phí phát triển nhƣng nhƣợc điểm rủi ro khi khách hàng khó khăn, rủi ro dƣ nợ không ổn định nếu số lƣợng khách hàng này trả
nợ trước hạn thì việc phát triển bù gặp khó khăn. Thông thường đối tượng này thường lãi suất sẽ thấp làm cho doanh thu thuần thấp.
(2) Tăng trưởng dư nợ cho vay bán lẻ
Bảng 2.5. Dƣ nợ cho vay bán lẻ của MB Đống Đa giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Dƣ nợ cho vay bán lẻ 487 600 788
Tỷ lệ tăng trưởng DN bán lẻ (%) 20,20% 23,20% 31,33%
Tổng dƣ nợ MB Đống Đa 1.985 2.282 2.619
Tỷ lệ bán lẻ/tổng dƣ nợ (%) 24,53% 26,29% 30,09%
(Nguồn: Số liệu thống kê của MB Đống Đa các năm 2019 - 2021)
Về quy mô cho vay bán lẻ: Quy mô cho vay bán lẻ có xu hướng tăng lên. Dư nợ cho vay bán lẻ năm 2019 đạt 487 tỷ đồng, năm 2020 đạt 600 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 2019. Đến năm 2021 dƣ nợ cho vay bán lẻ tiếp tục tăng lên đạt mức 788 tỷ đồng, tăng 31,33% so với năm 2020.
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay bán lẻ tại Chi nhánh c ng tăng qua các năm. Theo Bảng 2.5 cho thấy, tỷ trọng dƣ nợ cho vay bán lẻ trên tổng dƣ nợ của Chi nhánh qua các năm lần lƣợt đạt 24,53%; 26.29% và 30,09%. Tuy nhiên kết quả đang thấp so với tiềm năng của Chi nhánh và chƣa đạt mức kế hoạch đặt ra hàng năm là 35%.
Xét cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ theo sản phẩm tại Chi nhánh:
Bảng 2.6. Dƣ nợ cho vay bán lẻ theo sản phẩm tại MB Đống Đa
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu
2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020
Dƣ
nợ % Dƣ
nợ % Dƣ
nợ % + (%) + (%)
Cho vay nhà đất 355 72,90 430 71,67 580 73,60 75 21,13 150 34,88 Cho vay SXKD 30 6,16 45 7,50 59 7,49 15 50,00 14 31,11 Cho vay mua ô tô 35 7,19 50 8,33 65 8,25 15 42,86 15 30,00 Cho vay tiêu dùng 32 6,57 35 5,83 42 5,33 3 9,38 7 20,00 Cho vay t n chấp 27 5,54 31 5,17 32 4,06 4 14,81 1 3,23
Cho vay khác 8 1,64 9 1,50 10 1,27 1 12,50 1 11,11
Tổng dƣ nợ 487 100,00 600 100,00 788 100,00 113 23,20 188 31,33 (Nguồn: Số liệu thống kê của MB Đống Đa các năm 2019 – 2021)
Qua Bảng 2.6 cho thấy dự nợ cho vay bán lẻ tại MB Đống Đa có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bố giữa các sản phẩm không đồng đều.
Đặc biệt tỷ trọng cho vay nhà đất chiếm đa số, các sản phẩm nhƣ cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay ô tô, cho vay tiêu dùng, cho vay t n chấp, cho vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ, có sự tăng trưởng tăng trưởng chậm và chưa được chủ trọng.
Dư nợ cho vay nhà đất (cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà đất, nhà dự án): Theo Bảng 2.6 dƣ nợ cho vay theo sản phẩm cho vay nhà đất luôn chiếm từ trên 71% tổng dƣ nợ. Dƣ nợ cho vay nhà đất năm 2020 là 430 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng dƣ nợ cho vay bán lẻ là 71,67%), tăng 21,13% so với năm 2019. Sang năm 2021 dƣ nợ sản phầm này đạt 580 tỷ đồng (chiếm 73,6% tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ) và tốc độ tăng trưởng đạt 34,88% so với năm 2020. Đây là sản phẩm chính chiếm tỷ trọng cao nhất so với các sản phẩm khác.
Dư nợ cho vay kinh doanh (cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh và cho vay bổ sung vốn lưu động trả góp): Theo Bảng 2.6 cho thấy sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh chiểm tỷ trọng rất thấp. Năm 2020 dƣ nợ đạt 45 tỷ đồng chiếm 7,5% trong tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ và tăng 50% so với năm 2019. Năm 2021 dƣ nợ sản phẩm này đạt 59 tỷ đồng chiếm chiếm 7,49% trong tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ của MB Đống Đa, tăng 50% so với năm 2020. Đây là sản phẩm chủ đạo trong cho vay sản xuất kinh doanh của MB Đống Đa. Tuy nhiên, tỷ trọng dƣ nợ cho vay sản xuất kinh doanh trong tổng dư nợ bán lẻ còn quá thấp và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có Chi nhánh.
Dư nợ cho vay mua ô tô: Với thủ tục đơn giản linh hoạt, thời gian vay lên tới 84 tháng, mức cho vay tối đa 75% giá trị xe mua, khách hàng có thể vay để mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại hoặc kinh doanh. Ngoài ra, mức cho vay sẽ lên đến 90%
nhu cầu vốn nhƣng không quá 80% giá trị TSĐB nếu TSĐB là bất động sản.
Theo Bảng 2.6, dƣ nợ cho vay mua ô tô tại MB Đống Đa năm 2019 chiếm tỷ trọng 7,19%, năm 2020 tăng lên 50 tỷ, tức tăng 15 tỷ đồng, tăng 42,86% so với năm trước. Năm 2021 dư nợ cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng 8,33% trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ, tăng 15 tỷ và tỷ lệ tăng trưởng 30% so với năm 2020. Trong mục
tiêu dài hạn sản phẩm này năm trong danh mục sản phẩm chính chủ đạo của MB Đống Đa.
Dư nợ cho vay tiêu dùng: theo Bảng 2.6 cho thấy, cho vay tiêu dùng giai đoạn 2019 - 2021 chỉ chiếm tỷ trọng từ 5,33% đến 6,57% tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng tăng lên về giá trị tuyệt đối qua các năm nhƣng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng đang có xu hướng giảm dần từ 6,57% vào năm 2019 còn 5,33% vào năm 2021. Tuy nhiên tốc độ tăng của cho vay tiêu dùng năm sau vẫn cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2020 đạt 9,38% nhƣng năm 2021 tăng nhanh lên mức 20%. Nguyên nhân là do giai đoạn 2020 – 2021 Chi nhánh thực hiện theo chính sách cho vay chung của NHNN là hỗ trợ khách hàng vay vốn khắc phục hậu quả do Covid-19 gây ra. Vì vậy, người dân đã mạnh dạn vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Dư nợ cho vay tín chấp: Trong thời gian qua, Chi nhánh c ng đã hạn chế cho vay tín chấp nên dƣ nợ cho vay tín chấp tăng khá chậm và luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ. Tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp chỉ chiếm dưới 5,54% tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ và giảm dần đến năm 2021 còn 4,06%. Điều này chứng tỏ, Chi nhánh rất quan tâm tới các khoản cho vay có TSĐB để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay bán lẻ.
Dư nợ khác (thẻ Visa, sổ tiết kiệm…): Từ năm 2019 đến năm 2021 các sản phẩm khác tại MB Đống Đa tăng 2 tỷ đồng là Chi nhánh có phát sinh một số khoản vay thế chấp số tiết kiệm do MBBank thử nghiệm chính sách mới nên có sự tăng trưởng này. Tuy nhiên xét về gốc độ dài hạn sản phẩm này không mang lại hiệu quả cao do lãi suất vay thấp Nim cho vay 1% và thời gian vay dưới 12 tháng nên không ổn định.
* Xét cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn vay vốn
Trong ba năm 2019 - 2021, MB Đống Đa có những chuyển biến và thay đối tích cực về chính sách bán hàng và chất lƣợng dịch vụ nhằm thu hút nhiều đối tƣợng khách hàng đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết của khách hàng. Dƣ nợ cho vay theo thời hạn của MB Đống Đa đều tăng trưởng qua các năm từ 2019 - 2021. Kết quả về tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn được thể hiện ở bảng 2.7:
Bảng 2.7 Dƣ nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn của MB Đống Đa 2019 – 2021 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
So sánh 2020/2019
So sánh 2021/2020
(+/-) % (+/-) %
Ngắn hạn 85 120 180 35 41,18 60 50
Trung dài hạn 402 480 608 78 19,40 128 26,67
Tổng 487 600 788 113 23,20 188 31,33
(Nguồn: Số liệu thống kê của MB Đống Đa các năm 2019 – 2021)
Biểu 2.1: Dƣ nợ cho vay bán lẻ tại MB Đống Đa giai đoạn 2019 - 2021 (Nguồn: Số liệu thống kê của MB Đống Đa các năm 2019 – 2021
Nhìn vào bảng 2.7 và Biểu 2.1 có thể thấy, dƣ nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn ngắn hạn, trung và dài hạn đều có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2019 - 2021. Đặc biệt là dƣ nợ cho vay trung, dài hạn cho vay bán lẻ trung hạn tăng từ 402 tỷ đồng vào năm 2019 lên 608 tỷ đồng vào năm 2021. Tốc độ tăng bình quân cho vay trung dài hạn đạt 22,98%/năm. Cho vay ngắn hạn tăng từ 85 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân dƣ nợ cho vay ngắn hạn đạt 45,52%. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng hơn về cho vay bán lẻ ngắn hạn nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quản này chƣa đạt đƣợc k vọng nhƣ mong muốn.
0 100 200 300 400 500 600 700
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
85 120 180
402 480
608
Ngắn hạn Trung dài hạn
(3) Tăng trưởng doanh số cho vay bán lẻ
Nắm bắt được nhu cầu khách hàng, MBBank thường xuyên đưa ra nhiều lãi suất ƣu đãi về cho vay bán lẻ nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của khách hàng vay vốn, thu hút sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, MB Đống Đa chú trọng vào các sản phẩm cho vay nhà đất, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua ô tô.
Bảng 2.8 mô tả tình hình doanh số cho vay theo sản phẩm.
Bảng 2.8. Doanh số cho vay bán lẻ của MB Đống Đa giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2020 DS % DS % DS % (+/-) % (+/-) % Cho vay nhà đất 340 75,6 400 72,7 430 73,5 60 17,6 30 7,5 Cho vay SXKD 30 6,7 40 7,3 30 5,1 10 33,3 -10 -25 Cho vay ô tô 20 4,4 30 5,5 25 4,3 10 50,0 -5 -16,7 Cho vay khác 60 13,3 80 14,5 100 17,1 20 33,3 20 25
Tổng 450 100 550 100 585 100 100 22,2 35 6,4 (Nguồn: Số liệu thống kê của MB Đống Đa các năm 2019 - 2021)
Doanh số cho vay nhà đất (Sản phẩm cho vay mua xây dựng, sửa chữa nhà đất/nhà dự án)
Doanh số cho vay bán lẻ qua các năm tăng nh và tương đối ổn định. Năm 2019 tổng doanh số cho vay ra 450 tỷ đồng, năm 2020 doanh số cho vay đạt 550 tỷ đồng và năm 2021 đạt 585 tỷ đồng. Theo thống kê năm 2021, doanh số cho vay sản phẩm vay mua sửa nhà chiếm tỷ trong cao nhất 75,6% năm 2019; 72,7% năm 2020 và 73,5% năm 2021. Giai đoạn 2020 - 2021 c ng là giai đoạn thị trường bất động sản Việt Nam có dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dƣ nợ cho vay nhà đất qua các năm có sự giao động trên 70% so với các sản phẩm khác.
Trong giai đoạn này, MBBank đã hợp tác với nhiều chủ đầu tƣ lớn về l nh vực bất động sản nhƣ; tập đoàn VinGroup, Novaland, Sungroup, đất xanh... Một số lƣợng đáng kể các căn hộ tại các dự án này thông qua sản phẩm vay mua bất động sản của MB. Tuy nhiên các khách hàng mua dƣ án chỉ vay trong thơi gian hỗ trợ lãi suất của chủ đầu tư nhằm hưởng chương trình ưu đãi nên qua số liệu cho thấy
doanh số phát sinh cao nhƣng số lƣợng dƣ nợ thời điểm chƣa cao do có một lƣợng khách lớn đã trả nợ trước hạn khi hết thời gian ưu đãi của chủ đầu từ. Số liệu cho thấy tiềm năng các dự án là rất lớn tuy nhiên kết quả doanh số cho vay chƣa lớn các dự án hợp tác chỉ tập trung vào một số chi nhánh hợp tác hoặc chi nhánh đƣợc chỉ định nên sẽ có sự không đồng đều trong doanh số giải ngân.
Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh (Sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh) Sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh là một sản phẩm trọng tâm của MB Đống Đa. Trong giai đoạn 2019 - 2021, tuy nhiên doanh số cho vay về sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay bán lẻ, luôn chiếm hơn tỷ trọng hơn 6,7%. Sang năm 2020 doanh số chiểm tỷ trọng 7,3% và năm 2021 là 5,1%. Tuy nhiên trong giai đoạn này MBBank đã đƣa ra nhiều gói lãi suất ưu đãi cho sản phẩm này, sản phẩm cho vay thường xuyên được điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện nhƣng kết quả tại Chi nhánh chƣa cao nhƣ tiềm năng và k vọng. Qua đây đánh giá về một số lý do ảnh hưởng đến quy mô của sản phẩm này nhƣ điểm KPI thấp, thói quen của chuyên viên chỉ thích làm cho vay mua nhà đất hoặc sản phẩm còn chƣa cạnh tranh hoặc lãi suất chƣa thực tế phù hợp với người vay.. đây c ng ch nh là lý do sản phẩm chủ đạo nhưng có tỷ trọng thấp.
Doanh số cho vay mua ô tô (Sản phẩm cho vay mua ô tô)
Doanh số cho vay về sản phẩm này 3 năm gần đây có phát sinh doanh số nhƣng đều đạt mức thấp. Năm 2019 doanh số cho vay mua ô tô chiếm 4,4% tổng doanh số cho vay bán lẻ. Năm 2020 tăng gần 50% so với 2019 chiểm tỷ trọng 5.5%
trong tổng doanh số phát sinh của 2020 và đến năm 2021 lại tiếp tục giữ ở mức tỷ trọng 4,3% tổng doanh số cho vay bán lẻ nhƣng doanh số giảm hơn so với 2020.
Sản phẩm cho vay mua ô tô trong những năm gần đây MBBank nói chung và MB Đống Đa nói riêng luôn có nhƣng điều chỉnh và thay đổi nhằm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và tạo sự cạnh tranh. Hiện tại xét về mức lãi suất cho vay, thời gian xử lý hồ sơ tại MB Đống Đa tương đối cạnh tranh. MBBank ký hợp tác với nhiều hãng ô tô nhƣ MAZDA, VINFAT, TOYOTA, HYUNDAI, bên cạnh đó thực hiện theo đúng định hướng của MB chi nhánh Đống Đa tập trung vào các hãng xe hạng trung có mức giá từ 0,7 đến 1,5 tỷ đồng, khách hàng mua tiêu dùng đi lại. Tuy