HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ L LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại

Hoạt động truyền thống của NHTM là huy động vốn và sau đó tìm đầu

ra cho nguồn vốn huy động đƣợc, thông qua các hoạt động tài trợ cho khách hàng, hoạt động đầu tƣ, hoạt động thanh toán… Trong đó, cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại vì hoạt động này mang lại nguồn thu lớn nhất, là hoạt động hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. NHTM đi vay để cho vay, do đó có cho vay đƣợc hay không là vấn đề mà mọi NHTM đều phải tìm cách giải quyết. Thông thường, lợi nhuận từ phát triển cho vay này chiếm tới 65-70% trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp, tỷ trọng này chiếm khoảng 70% phát triển cho vay của Ngân hàng. Điều đó không chỉ đúng với những nước đang phát triển mà còn đúng với những nước có thị trường tài chính rất phát triển. Mỹ là một ví dụ điển hình, với thị trường chứng khoán phát triển vào loại bậc nhất thế giới, các doanh nghiệp có thể vay vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu nhƣng theo số liệu thống kê cho thấy vốn vay từ Ngân hàng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn vay của các doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, với nền kinh tế nhiều biến động của thời kì hậu khủng hoảng thì việc huy động vốn từ các cá nhân hay các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng khác là khá khó khăn bởi tâm lí ngại rủi ro và khả năng thu hồi nợ của người, tổ chức cho vay.

Kênh huy động vốn tiêu biểu như thị trường chứng khoán lại rất bấp bênh, chứa đựng nhiều rủi ro. Hiện nay, thị trường chứng khoán của Việt Nam vẫn chƣa thực sự phát triển và không phải loại hình doanh nghiệp nào c ng có thể huy động vốn thông qua thị trường này, bởi có những quy định bắt buộc về quy mô vốn điều lệ, kết quả kinh doanh, loại hình doanh nghiệp và một số quy định khác. Thêm vào đó, các công cụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán chƣa thực sự đa dạng, phong phú. Do vậy, việc lựa chọn nguồn vốn vay Ngân hàng vẫn là ƣu tiên hàng đầu của các DNNVV ở Việt Nam. Từ khái niệm về cho vay trong luật các tổ chức tín dụng 2010, có thể định nghĩa phát

triển cho vay đối với DNNVV của NHTM nhƣ sau: Cho vay đối với DNNVV tại NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho DNNVV một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.2.2. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại

Với vai trò là trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, thông qua các hoạt động của mình điều tiết và định hướng các hoạt động đầu tư, trong đó hoạt động tín dụng là một công cụ dùng để hướng các nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau vào các hoạt động kinh tế hiệu quả. Xuất phát từ đặc điểm của các DNNVV nhƣ quy mô vốn và tài sản nhỏ bé, sổ sách và báo cáo kế toán không rõ ràng minh bạch, sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất kinh doanh; trình độ tay nghề công nhân viên c ng nhƣ trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn ở mức thấp, do đó quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các NHTM có những đặc điểm sau đây:

V qu h p ng ho va oanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy mô khoản vay thường nhỏ nếu tính trên bình quân một DN, nhưng NH vẫn phải thực hiện các thủ tục cho vay bao gồm tất cả các công đoạn nhƣ tìm hiểu thông tin về khách hàng, thẩm định trước khi cho vay… làm tăng chi phí vay.

V th i h n ho va oanh nghiệp nhỏ và vừa: Do đặc thù về quy mô hoạt dộng, thời hạn cho vay DNNVV chủ yếu là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn.

V o t n ụng ho va oanh nghiệp nhỏ và vừa

Hầu hết các DNNVV phải có tài sản đảm bảo (TSĐB) khi vay vốn các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khả năng tài chính của DNNVV bị hạn chế, nhƣ vốn tự có thấp, giá trị tài sản đảm bảo nhỏ do đó khi gặp khó khăn thì dễ bị mất tính thanh khoản, dẫn đến việc thu hồi nợ vay của NH gặp nhiều khó khăn.

V ụ h sử ụng v n cho vay oanh nghiệp nhỏ và vừa Chủ yếu sử dụng vốn để bổ sung vốn lưu động, tuy nhiên nhiều DNNVV lại sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng cho mục đích cá nhân và gia đình làm nảy sinh các rủi ro mất vốn của NH.

V ãi su t ho va oanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV ít có khả năng đàm phán về lãi suất mà phải trả theo lãi suất ấn định của NHTM do DNNVV chƣa có sự tín nhiệm cao từ các NH. Hơn nữa DN còn phải trả cả chi phí của tất cả các thủ tục cho vay dẫn tới hệ quả là lãi suất cho vay thực tế của DNNVV thậm chí còn cao hơn lãi suất cho vay các DN lớn. Trong khi các DNNVV mới là đối tƣợng cần sự hỗ trợ lãi suất do còn nhiều khó khăn về vốn. Do đặc thù kinh doanh, các DNNVV có quan hệ trao đổi, mua bán với bạn hàng liên tục, số lƣợng DN nhiều, nhu cầu vay vốn lớn nên số lƣợng các món vay nhiều, mỗi món hàng có giá trị không nhiều nhƣng do nhu cầu vay vốn nên DN có thể tạo nhiều tài khoản riêng biệt tại NH, gây nhiều khó khăn trong việc quản lý các tài khoản cho vay của cán bộ tín dụng.

Vì thế mà cho vay đối với DNNVV đòi hỏi cán bộ tín dụng phải là người có kinh nghiệm, có cách sắp xếp, quản lý các món vay một cách hợp lý, hạn chế sai sót gây ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.

Các DNNVV thường kinh doanh dựa vào mối quan hệ quen biết và manh mún nên NH khó phát hiện đƣợc rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DN khi đã giải ngân. Vốn chủ sở hữu thấp, năng lực quản lý còn yếu, DN còn rất hạn chế trong việc đưa ra phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, các báo cáo tài chính không minh bạch, không đủ sức thuyết phục các NH. Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho NH không nắm bắt đƣợc các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ khiến cho NH ít tin tưởng giao vốn cho DN hoặc mang đến rủi ro cho NH khi quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)