Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 74)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong thời gian vừa qua, phát triển cho vay đối với DNNVV tại BIDV vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Thứ nhất, tỷ trọng dƣ nợ cho vay DNNVV so với tổng dƣ nợ chung của BIDV còn thấp, so với nhu cầu thực tế, quy mô dƣ nợ đối với DNNVV còn khá khiêm tốn so với tổng dƣ của BIDV. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của DNNVV còn rất lớn đặc biệt là vốn trung, dài hạn dùng để đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm của DN. Tuy nhiên BIDV chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng do khách hàng không đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc dự án đầu tƣ không khả thi. Theo quy định hiện nay số vốn chủ sở hữu tối thiểu của DN tham gia vào dự án vay vốn trung dài hạn là 15-20% tổng nhu cầu vốn. Đây là những điều kiện rất khó cho các DNNVV để đƣợc vay vốn thực hiện dự án và phần nào đã làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay trung dài hạn của Doanh nghiệp.

Giá trị của các khoản cho vay tại BIDV còn khá thấp, mức dƣ nợ của DNNVV chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng dƣ nợ toàn hệ thống BIDV. Việc cho vay nhiều món có giá trị nhỏ dẫn đến chi phí phát sinh cho các món vay

này nhƣ chi phí quản lý giấy tờ, hồ sơ, thẩm định… nhiều hơn so với việc cho vay các món có giá trị lớn. Điều này là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thu đƣợc từ các món vay sẽ không cao. Hiệu quả của cho vay DNNVV chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ đúng mực nên chƣa thấy hết đƣợc vai trò của phát triển cho vay đối với DNNVV trong hoạt động kinh doanh NH.

Thứ hai, nợ xấu phân khúc khách hàng DNNVV có xu hướng tăng dần qua các năm.

Trong giai đoạn từ năm 2017-2021, phát triển cho vay đối với DNNVV còn phát sinh các khoản nợ xấu, do đó NH phải tăng trích lập DPRR làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được từ phát triển cho vay đối với loại hình DNNVV. Điều này dẫn đến hiệu quả cho vay DNNVV bị giảm sút. Mặt khác, để phát sinh tăng nợ xấu cho thấy công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay của cán bộ khách hàng chƣa tốt, năng lực quản trị rủi ro cho vay loại hình này còn chƣa cao. Vì vậy, hạn chế tình trạng phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn đang là một nhiệm vụ cấp thiết và gấp rút đối với ban quản trị của BIDV trong giai đoạn này.

- Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn cho vay DNNVV dần đƣợc cải thiện.

Số lƣợng KH là DNNVV tăng qua các năm, NH đang tăng dần cho vay trung và dài hạn nhƣng lƣợng vốn huy động từ khách hàng nhỏ và vừa chƣa cao, BIDV cần tiếp tục có biện pháp để tăng cường lượng vốn huy động, đảm bảo tính thanh khoản hệ thống để từ đó nâng cao chất lƣợng cho vay đối với DNNVV nói riêng và với toàn NH nói chung.

2.3.2.2. Nguyên nhân của nh ng hạn chế

a) Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Ngay từ đầu năm 2017-2021, Luật hỗ trợ DNNVV chính thức có hiệu lực, các TCTD đều xác định DNNVV là phân khúc cần tập trung đẩy mạnh,

dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, việc điều hành lãi suất của BIDV thường chủ yếu thiên về cân đối nguồn mà không gắn với cạnh tranh thị trường, việc giảm lãi suất cho vay thường chậm hơn các TCTD khác. Đối với lãi suất USD, BIDV không cạnh tranh về lãi suất nên việc phát triển cho vay đối với khách hàng xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc gia tăng các dịch vụ khác như tài trợ thương mại, thanh toán, LC… dẫn đến nhiều thời điểm BIDV bị mất lợi thế trong cạnh tranh và thu hút các khách hàng DNNVV.

- Xu hướng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao rất phát triển nhƣng đối với sản phẩm tín dụng khi triển khai các sản phẩm công nghệ cao thì gặp nhiều vướng mắc như việc xây dựng các chương trình công nghệ thông tin kéo dài phụ thuộc vào nền tảng công nghệ của ngân hàng.

- Một số chi nhánh vẫn còn tồn tại quan điểm chú trọng chăm sóc khách hàng DN lớn, cho vay khách hàng DN lớn, tài trợ dự án mà nới lỏng cho vay đối với DNNVV. Tâm lý của một số cán bộ tín dụng cho rằng, cho vay đối với các DNNVV là mạo hiểm, có tỷ lệ rủi ro cao. Mặt khác do đặc thù cho vay DNNVV là khoản vay nhỏ lẻ, doanh số cho vay thấp trong khi chi phí quản lý, thẩm định khoản vay cao. Vốn chủ sở hữu nhỏ và tài sản đảm bảo ít khiến cho DNNVV khó có đủ điều kiện để hoàn thành thủ tục vay của NH, tiếp cận vốn vay đặc biệt vốn vay từ BIDV vẫn được coi là NH thương mại có vốn cổ phần Nhà nước lớn.

Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng phải trải qua nhiều khâu nhƣng chƣa có quy định chi tiết thời gian tối đa ở từng khâu nên khó đảm bảo thời gian cấp tín dụng nhanh nhất cho khách hàng.

- Công tác thu thập thông tin thường dựa vào các số liệu do khách hàng cung cấp và c ng có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài.

Nhƣng nhiều khi công tác này chƣa tốt dẫn đến việc đánh giá chƣa đúng hiệu

quả của dự án c ng nhƣ khả năng thực tế của khách hàng.

- Việc đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tính pháp lý của tài sản đôi khi chƣa đƣợc chính xác dẫn đến giảm chất lƣợng hiệu quả cho vay. Các tài sản thế chấp mà DN sử dụng để đảm bảo tiền vay chủ yếu là đất đai, nhà ở.

Mức giá của các tài sản này thường không ổn định nên việc định giá là rất khó khăn. Đối với các tài sản thế chấp thuộc loại hình máy móc thiết bị theo quy định, NH yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhƣng trên thực tế, các loại máy móc này thường được mua bán lại nhiều lần nên các doanh nghiệp thường không có giấy tờ sở hữu tài sản đó. Điều này làm ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng.

- Sự cạnh tranh về cơ chế cho vay hiện đang diễn ra rất khốc liệt, một số ngân hàng TMCP (không có nguồn vốn quốc doanh), đặc biệt là VPbank, HDbank… đang đẩy mạnh chính sách lôi kéo các khách hàng bằng cơ chế cho vay không có TSBĐ trong khi đó khẩu vị rủi ro của BIDV ở mức thận trọng, không mở rộng nền khách hàng thông qua “hạ chuẩn” tín dụng.

- Công tác kiểm tra giám sát khi cho vay đôi khi còn mang tính hình thức, không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhƣng chƣa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Đó là nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu.

Như đã phân tích ở trên một trong những hạn chế ảnh hưởng đến phát triển cho vay đối với DNNVV tại BIDV giai đoạn 2017-2021 dẫn đến quy mô dƣ nợ đối với DNNVV còn thấp, chƣa xứng với tiềm năng. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do chính sách cho vay trong giai đoạn này còn thận trọng chƣa chú trọng đến DNNVV.

Tác giả luận văn đã khảo sát, phỏng vấn một số lãnh đạo phòng khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Sở Giao Dịch 3, Đông Hà Nội, Hà Thành:

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Giám đốc phụ trách KHDN Chi nhánh Sở Giao Dịch 3 (16 năm công tác tín dụng tại BIDV) về hạn chế cho vay DNNVV đến

từ quan điểm cho vay DNNVV thường nhỏ lẻ, trình độ quản lý yếu kém, tài sản bảo đảm có tính thanh khoản không cao; Bà Lê Thị Thanh Mai - Trưởng phòng KHDN Chi nhánh Đông Hà Nội (10 năm công tác tín dụng tại BIDV) về hạn chế của việc cho vay DNNVV chủ yếu đến từ việc lãi suất, chính sách của BIDV chƣa thực sự hấp dẫn, chƣa cạnh tranh đƣợc với các NHTM khác trên địa bàn, đồng thời phỏng vấn 30 cán bộ quản lý trực tiếp các Chi nhánh trên toàn hệ thống BIDV đã có những kết luận nhƣ trên.

b) Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn.

- Về năng lực hoạt động, phần lớn DNNVV đều có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh trong nước và ngoài nước yếu, công nghệ còn lạc hậu, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, nguồn nhân lực thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, chịu đựng rủi ro thấp và khả năng chống đỡ trước biến động của kinh tế vĩ mô còn kém, các doanh nghiệp chƣa có sự liên kết với nhau và với các doanh nghiệp lớn để tạo nên chuỗi giá trị cạnh tranh tầm khu vực.

- Đa số các DNNVV có cách thức quản lý, quản trị mang tính tƣ nhân gia đình, chƣa có tầm nhìn, chiến lƣợc kinh doanh dài hạn. Năng lực về quản trị hạn chế c ng là nguyên nhân dẫn đến DNNVV gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, xây dựng phương án kinh doanh, cơ hội đầu tư khả thi, thiếu hiểu biết về các quy định khi tiếp cận các nguồn vốn vay

- Về tài sản bảo đảm, bản thân DNNVV đã tiềm ẩn khá nhiều rủi ro do tài sản của doanh nghiệp có giá trị thấp, dòng tiền không dồi dào, lịch sử quan hệ tín dụng và xếp hạng tín dụng với ngân hàng chƣa cao. Do vậy, bên cạnh việc thẩm định các phương án kinh doanh, các ngân hàng sẽ có xu hướng yêu cầu tài sản bảo đảm trong khi do năng lực tài chính hạn chế, các doanh nghiệp lại không đủ tài sản bảo đảm để thế chấp cho ngân hàng

- Về tính minh bạch của số liệu kế toán, thông tin tài chính kế toán chƣa theo chuẩn mực, thông tin chƣa đảm bảo minh bạch do các DNNVV chƣa coi

trọng việc xây dựng hệ thống số liệu này, báo cáo tài chính phần lớn không có kiểm toán, tính chính xác còn hạn chế.

c) Nguyên nhân khác Môi trường kinh tế

Trên thế giới, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ là một thử thách lớn đối với năng lực điều hành và cải cách kinh tế của Việt Nam. Hiện nay kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn mở rộng và tăng trưởng, nhiều ngành kinh tế lớn đang vào chu kỳ tăng trưởng, như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ; kinh doanh bất động sản; dịch vụ lưu trú và ăn uống; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tạo điều kiện thuận lợi để duy trì đà tăng trong các năm tiếp theo, nhu cầu tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trên cơ sở lạm phát được kiểm soát khá tốt và thu nhập được cải thiện; Cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, sự thay đổi về thủ tục hành

Cơ chế chính sách của Nhà nước

Thực hiện chỉ đạo và chủ trương của Chính phủ, thời gian qua, ngành Ngân hàng đã có nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận vốn tín dụng. Cụ thể, NHNN đã ban hành Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 hướng dẫn các TCTD cho vay có bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vay vốn. Cùng với việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn, NHNN còn tổ chức các chương trình kết nối ngân hàng - DN tại nhiều địa phương nhằm thúc đẩy nguồn vốn tín dụng hỗ trợ DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh chính

Triển khai cơ chế chính sách, chỉ đạo của NHNN, hình thức cấp tín dụng của các TCTD ngày càng đa dạng, thủ tục hành chính c ng đƣợc rút gọn hơn và quan trọng là các chương trình ưu đãi để hỗ trợ DN nâng cao giá trị gia

tăng đã đƣợc các TCTD đẩy mạnh. Nhƣ vậy hệ thống ngân hàng đã có những định hướng mở hơn đối với DN, đặc biệt là phân khúc DNNVV Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV hiện nay vẫn gặp khó khăn. Nguyên nhân là do khả năng tài chính của các DNNVV còn hạn chế, rất nhiều DNNVV không đủ uy tín vay tín chấp, không có dự án khả thi, quy mô hoạt động nhỏ. Tính hiệu quả trong hoạt động của DNNVV c ng chƣa cao, năng lực nội tại của các DNNVV hiện nay còn yếu, trong đó các nhà sáng lập DNNVV lại chƣa tập trung đến tính thực tiễn của mô hình kinh doanh, còn chú trọng quá nhiều đến ý tưởng; thiếu thông tin để tiếp cận được các nguồn hỗ trợ từ Chính phủ. Ngoài ra, do chƣa có sự chuẩn bị đầy đủ trong triển khai hoạt động huy động vốn, nên các DNNVV khởi nghiệp chƣa thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tƣ và không trình bày đƣợc những giá trị và tiềm năng của dự án kinh doanh trong tương lai.

Do yếu tố lịch sử

Quá trình xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng c ng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV c ng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước.

Giai đoạn sau 1990, BIDV chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo chức năng của một NH thương mại. Trong giai đoạn này, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như điện lực, bưu chính viễn thông, các khu công nghiệp…

Trong quá trình hình thành và phát triển, BIDV từng bước đi lên được

biết đến như một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực cho vay đầu tư xây dựng cơ bản và tài trợ dự án. Giai đoạn từ 2005, BIDV chuyển dần kinh doanh đa ngành đặc biệt năm 2012 hoạt động dưới hình thức NH thương mại cổ phần.

BIDV mới dần hình thành chiến lược kinh doanh đầy đủ theo xu hướng thị trường nên so với NH thương mại cổ phần nhà nước thì BIDV chưa thực sự có thương hiệu trong lĩnh vực NH bán lẻ nói chung và kinh doanh cho vay DNNVV nói riêng.

Đến nay với định hướng đẩy mạnh phát triển KHDNNVV của BIDV và nỗ lực triển khai tập trung và mạnh mẽ, hoạt động kinh doanh đối với phân khúc KHDNNVV, BIDV đã đạt đƣợc kết quả đáng kể: Luôn giữ vững vị thế dẫn đầu về quy mô khách hàng và dƣ nợ DNNVV trong hệ thống NHTM tại Việt Nam với số lượng KHDNNVV năm sau cao hơn năm trước; Cơ cấu huy động vốn, tín dụng theo lĩnh vực, ngành nghề có sự chuyển dịch tích cực. Các hoạt động kết nối, cung cấp dịch vụ thu hộ, thanh toán học phí, tiền điện, nước, nộp thuế điện tử… được đẩy mạnh và đạt kết quả tích cực. Số lượng sản phẩm ngày càng tăng, hướng tới gia tăng giá trị, tiện ích cho khách hàng, trong đó bước đầu đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao.

Chính những kết quả đạt đƣợc trên năm 2018 BIDV đƣợc vinh danh

“Ngân hàng SME tốt nhất” bởi nhiều tổ chức/ tạp chí quốc tế uy tín. Cụ thể:

giải “Best SME Bank Vietnam 2018” do Tạp chí Global Banking and Finance Review (GBFR- Anh quốc); giải “Best SME Bank Vietnam 2018” do tạp chí Alpha Southeast Asia (Hong Kong) bình chọn; các giải “SME Bank of the year”và giải “Corporate Client Initiative of the Year”do Tạp chí Asian Banking & Finance (Singapore) trao tặng. Qua đó một lần nữa khẳng định vị thế, thương hiệu Ngân hàng SME số một tại Việt Nam.

Kết luận Chương 2

Luận văn c ng đã phân tích c ng nhƣ tìm hiểu về tình hình cho vay DNNVV tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021, khái quát đƣợc tình hình kinh doanh c ng nhƣ phát triển cho vay DNNVV của BIDV, qua đó đánh giá những mặt đạt đƣợc và những mặt chưa đạt được, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động, những vướng mắc còn tồn tại đối với phát triển cho vay DNNVV tại BIDV. Từ đó tạo tiền đề để đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện phát triển cho vay đối với DNNVV.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)