CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam giai đoạn năm 2017- 2021
Với phương châm “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu Quả”, chuyển dịch cơ cấu tài sản có và tài sản nợ theo hướng bền vững, an toàn, nâng cao chất lƣợng tài sản, lành mạnh hóa tình hình tài chính; đến nay trong hệ thống BIDV đã có sự thay đổi mạnh mẽ về “chất lẫn lượng” c ng như phương thức hoạt động.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh toàn hệ thống BIDV:
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
Đơn vị: Đồng, %
Chỉ tiêu Năm
2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Kết quả kinh doanh
Tổng doanh thu 98,423 102,455 115,351 117,453 120,523
Tổng lợi nhuận trước thuế 8,665 9,473 10,732 9,026 13,548
Tổng chi phí 55,382 59,891 69,532 71,143 60,719
Lợi nhuận ròng 6,786 7,358 8,368 6,997 10,540
Tài sản
Tổng tài sản 1,202,284 1,313,038 1,489,957 1,516,686 1,761,696
Tiền cho vay 866,885 1,011,169 1,127,716 1,237,591 1,378,662
Đầu tƣ chứng khoán 132,562 133,817 144,631 135,285 183,158
Góp vốn và đầu tƣ dài hạn 2,569 2,614 2,738 2,761 2,848
Tiền gửi 934,111 1,011,736 1,143,067 1,267,502 1,439,351
Vốn và các quỹ 47,969 51,513 74,523 76,412 83,135
(Nguồn: Báo cáo th ờng niên, BCTC hợp nhất đã kiểm toán 2017 - 2021) Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, đồng thời chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh Covid-19, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp hơn kỳ vọng và thấp hơn so với các năm trước đây chủ yếu xuất phát từ sự tăng trưởng chậm ở các nền kinh tế phát triển và Trung Quốc, sự phục hồi chậm của các nước mới nổi cùng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn diễn biến khả quan, GDP duy trì đà tăng trưởng cao (2,28% trong năm 2021) nhờ sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; tiêu dùng, dịch vụ tăng trưởng vững chắc; lạm phát được kiểm soát tốt với CPI bình quân tăng ở mức thấp trong 3 năm qua, chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách giá cả, đóng góp tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô và giá trị đồng tiền. Năm 2021 c ng là năm BIDV tiếp tục bứt phá, hoàn thành xuất sắc, toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Tính đến hết 2021, BIDV có tổng tài sản đạt 1,761,695 tỷ đồng, tăng trưởng
13.9% so với năm 2020, Trong cơ cấu tổng tài sản, tỷ trọng tài sản sinh lời là 97%, trong đó khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng 75% tổng tài sản. Theo đánh giá của Tạp chí The Asian Banker (công bố năm 2021), BIDV đứng thứ 147/500 ngân hàng mạnh nhất Châu Á Thái Bình Dương xét về phương diện tổng tài sản, vị trí cao nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn huy động năm 2021 đạt trên 1,439,351 tỷ đồng, tăng trưởng 11.9% so với năm 2020, đáp ứng đủ vốn để phát triển cho vay. Dƣ nợ năm 2021 đạt 1,378,662 tỷ đồng, tăng trưởng 10.2% so với năm 2020. Chất lượng tín dụng đƣợc kiểm soát và cải thiện. BIDV đã tích cực quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro nhƣ thành lập các tổ kiểm tra, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu linh hoạt hiệu quả… nên chất lƣợng các món vay của BIDV trong các năm qua đã kiểm soát tốt đảm bảo theo mục tiêu của HĐQT và các chủ trương thông tư, quy định chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN, về tỷ lệ an toàn vốn CAR trên 9%, tỷ lệ nợ xấu từ 2019 đến 2021 được kiểm soát dưới 2% đều thấp hơn mức quy định thực hiện chung của toàn ngành.
Tổng thu nhập hoạt động tăng trong cả giai đoạn từ 2019 đến 2021 đồng thời tổng chi phí hoạt động c ng tăng, nguyên nhân do lãi suất đầu ra giảm nhiều hơn so với lãi suất đầu vào, đồng thời ngân hàng đang tích cực mở rộng thêm nhiều chi nhánh. Mức tăng chi phí hoạt động thấp hơn mức tăng trưởng của tổng thu nhập hoạt động đã giúp NH đạt đƣợc mức lợi nhuận sau thuế tăng dần qua các năm với tỷ lệ tăng hơn 8.5% so với năm trước. Hiệu quả kinh doanh của NH tăng trưởng ổn định. BIDV đạt được lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 13,548 tỷ đồng tăng 4,521 tỷ đồng so với năm 2020. NH đã đảm bảo đƣợc các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm toán, định hạng tín nhiệm quốc tế, chỉ tiêu an toàn thanh khoản, thực hiện trích lập đủ dự phòng rủi ro.
So với các NHTM ở Việt Nam, BIDV là một trong những NHTM cổ phần lớn và lâu đời, có nội lực khá vững vàng. BIDV có tiềm lực tài chính mạnh và lợi thế về quy mô vốn, tín dụng, đội ng cán bộ nhân viên đông đảo
có trình độ chuyên môn cao.
Huy động vốn đƣợc coi là “đầu vào” thì nghiệp vụ sử dụng vốn đƣợc coi là “đầu ra” của hoạt động kinh doanh tiền tệ của NH. Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho NH. Sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả luôn là quan tâm hàng đầu của mọi NH trong nền kinh tế, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay.
So sánh về tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm với các NH niêm yết có mức vốn hóa lớn nhất thị trường, cho thấy BIDV có tốc độ tăng trưởng dư nợ khá ổn định, có quy mô tín dụng lớn nhất khối NHTMCP nói chung và 4 NH có mức vốn hóa lớn nhất thị trường.