CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
1.2 Phát triển dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước
1.2.2 Nội dung phát triển dịch vụ công trực tuyến
Theo Tân Bình và Ái Phương (2019): “Cơ sở hạ tầng là sự thống nhất các mạng truyền thông các máy chủ, cơ sở dữ liệu, và các phương tiện điện tử dân dụng đưa những thông tin to lớn với mọi hình thức ở mọi lúc, mọi nơi. Máy móc thiết bị là các thiết bị điện từ dùng để thu nhận, lưu trữ và xử lý các thông tin.
Phát triển cơ sở hạ tầng và thiết bị là việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp máy tính, kết nối đường truyền Internet, máy Scan, địa chỉ thư điện tử liên lạc, chứng thư số là điều kiện cần thiết để gia vào dịch vụ công trực tuyến”.
Xuất phát từ thực tế là việc sử dụng thủ tục hành chính công theo cách truyền thống đã quá quen thuộc với các ĐVSDNS gây ra khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ công trực tuyến.
1.2.2.2 Phát triển công nghệ thông tin
Theo luật Công nghệ thông tin 2006: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ công nghệ thông tin.
Quy trình, thủ tục trong nghiệp vụ KBNN có xu hướng hoàn thiện không ngừng nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong việc thanh toán các khoản chi phục vụ hoạt động cho các ĐVSDND nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chặt chẽ trong chức năng, nhiệm vụ kiểm soát, quản lý quỹ NSNN của Kho bạc. Vì vậy, không có con đường nào khác làm cho hệ thống nghiệp vụ được xử lý nhanh chóng, thông suốt an toàn, nếu công nghệ thông tin của Kho bạc không được hoàn thiện, hiện đại hóa. Việc phát triển dịch vụ công trực tuyến sẽ ngày càng hiệu quả và và phát huy được vai trò của nó là công cụ hữu ích trong quản lý NSNN khi có công nghệ thông tin hỗ trợ tối đa và xuyên suốt.
1.2.2.3 Phát triển số lượng dịch vụ công trực tuyến
Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân. Phát triển số
lượng dịch vụ công trực tuyến đi đôi với công tác tăng cường truyền thông và quảng bá hiệu quả về dịch vụ công trực tuyến của cơ quan để ĐVSDNS hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng. Việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền DVCTT phải được thực hiện đồng bộ theo một chương trình tuyên truyền về cải cách hành chính nói chung. Về nội dung tuyên truyền: triển khai xây dựng tài liệu giới thiệu dịch vụ, nêu bật được các lợi ích ĐVSDNS được thụ hưởng; tài liệu hướng dẫn cần được thể hiện dưới dạng các hình thức hình ảnh minh họa hướng dẫn, video hướng dẫn thực hiện cụ thể một DVCTT đăng tải trên Trang thông tin điện tử; thiết kế các tài liệu hướng dẫn theo từng bước thực hiện dịch vụ dưới dạng tờ gấp để cung cấp cho người dùng tại bộ phận một cửa.
Cần đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền trên mạng xã hội như Facebook, Zalo. Tại các bộ phận một cửa của các Kho bạc Nhà nước cần cung cấp các màn hình giới thiệu các DVCTT. Nhằm thay đổi thói quen của ĐVSDNS trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến để bỏ phương thức liên hệ kiểu cũ với Kho bạc Nhà nước.
1.2.2.4. Phát triển chất lượng dịch vụ công trực tuyến: cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4
Theo Quyết định số 274/ QĐ-TTg phê duyệt đề án Cổng dịch vụ công quốc gia của Thủ tướng Chính phủ: “Mục tiêu chung của Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia là nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, hướng tới số hóa hồ sơ, giấy tờ giấy, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin; cải thiện vị trí của Việt Nam về chỉ số dịch vụ công trực tuyến trong chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc. Mục tiêu cụ thể là hoàn thiện thể chế cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; thiết lập Cổng Dịch vụ công
quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng để thống nhất việc cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện, giám sát, đánh giá thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Đồng thời, thực hiện tích hợp để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó đến năm 2020, Cổng Dịch vụ công Quốc gia tích hợp tối thiểu 30% các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu với người dân, doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương, một số đơn vị cung cấp dịch vụ công và tăng dần mỗi năm 20% cho tới khi tích hợp toàn bộ (100%) các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương.
1.2.2.5Phát triển nguồn nhân lực
Chỉ đạo KBNN cấp tỉnh thực hiện tốt công tác phân công, bố trí công chức nghiệp vụ kiểm soát chi, kế toán nhà nước, kỹ thuật tin học phối hợp chặt chẽ với KBNN để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các đơn vị sử dụng DVCTT. Nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị khi triển khai DVCTT để từ đó có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Thường xuyên cập nhật nhanh chóng các chỉ đạo, thông báo, hướng dẫn của KBNN trên cổng thông tin điện tử, trang chủ DVCTT, cũng như tích cực tuyên truyền để kịp thời triển khai đạt hiệu quả.
Trên cơ sở tập huấn trực tuyến của KBNN, KBNN các tỉnh thành phố tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn các đơn vị giao dịch theo tình hình thực tế (đào tạo tập trung chia theo từng khu vực hoặc đào tạo theo từng đơn vị KBNN). Công chức tin học và công chức kiểm soát chi tại KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, KBNN quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh phải nắm bắt thành thạo công tác cài đặt ban đầu, đăng ký sử dụng dịch vụ công điện tử và quy trình dịch vụ công ở vai trò ĐVSDNS để vận động, tuyên truyền, hỗ trợ các đơn vị khi tham gia dịch vụ công.
Xây dựng phương án hỗ trợ vận hành hệ thống DVCTT cho đơn vị giao dịch, phân công, bố trí công chức nghiệp vụ kiểm soát chi, kế toán nhà nước, kỹ thuật tin học phối hợp chặt chẽ với KBNN để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các đơn vị sử dụng DVCTT. Nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị khi triển khai DVCTT để từ đó có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Thường xuyên cập nhật
nhanh chóng các chỉ đạo, thông báo, hướng dẫn của KBNN trên cổng thông tin điện tử, trang chủ DVCTT, cũng như tích cực tuyên truyền để kịp thời triển khai đạt hiệu quả.