CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc nhà nước khác
Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định đến hết năm 2020 KBNN cấp huyện phải hoàn thành việc triển khai dịch vụ công trực tuyến KBNN mức độ 4 (DVCTT) đến 100% ĐVQHNS (trừ khối An ninh –Quốc phòng).
Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2020, KBNN Ninh Sơn đã chủ động đề xuất UBND huyện phê duyệt chủ trương triển khai DVCTT, tạo thuận lợi cho công tác triển khai, thực hiện tại địa phương; kịp thời thông tin tuyên truyền về DVCTT đến ĐVSDNS và chủ đầu tư đồng thời hướng dẫn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thuận lợi cho công tác kê khai đăng ký tham gia DVCTT đạt hiệu quả cao nhất ; kịp thời hỗ trợ ĐVSDNS cài đặt và thao tác kê khai đăng ký tham gia DVCTT, xử lý lỗi phát sinh... Kết quả sau 1 tháng triển khai, đã có 65/95 đơn vị đăng ký thành công và 31/95 đơn vị đã kê khai chứng từ giao dịch qua DVCTT.
Qua đánh giá của một số ĐVSDNS, việc tham gia DVCTT mang lại rất nhiều tiện ích như: Tiết giảm được thời gian đi lại, nhất là trong điệu kiện hiện nay dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp cần hạn chế giao dịch trực tiếp tại Kho bạc, giảm chi phí hoạt động (văn phòng phẩm, in ấn…), được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi và không phải chịu bất kỳ khoản phí giao dịch nào. Bên cạnh đó, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký duyệt bằng chữ ký số vì vậy hạn chế tuyệt đối việc
giả mạo chữ ký, giả mạo con dấu của đơn vị. Các ĐVSDNS có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu máy vi tính có kết nối internet. Mặt khác, khi sử dụng DVCTT, thông tin của các ĐVSDNS luôn được bảo mật, khi cần thiết luôn được công khai đầy đủ về thời gian, quá trình tiếp nhận hồ sơ, quá trình kiểm soát thanh toán thông qua các trạng thái như:“KBNN từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ”; “KBNN đang xử lý hồ sơ”; “KBNN đã thanh toán hoặc từ chối Thanh toán”. Điều đó đã góp phần tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của KBNN và qua đó các ĐVSDNS chủ động biết được tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ thanh toán của đơn vị mình. Đặc biệt là tránh được biểu hiện nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà… từ những giao dịch viên KBNN.
Để phát huy những thành quả đạt được trong triển khai DVCTT thời gian qua, kịp thời khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, KBNN Ninh Sơn:
Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về Giao dịch điện tử, năng lực tác nghiệp thành thục trên DVCTT cho đội ngũ công chức giao dịch viên.Từng giao dịch viên luôn sâu sát đơn vị được phân công phụ trách để kịp thời đôn đốc, phối hợp, hỗ trợ ĐVSDNS. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông và hướng dẫn ĐVSDNS hiểu rõ về vai trò và lợi ích khi tham gia DVCTT, nhất là một số ĐVSDNS vẫn còn e ngại, không muốn thay đổi thói quen cũ (lập chứng từ giấy, giao dịch trực tiếp với Kho bạc). Thường xuyên trao đổi, hỗ trợ từ xa để kịp thời giải quyết vướng mắc, giải thích những vấn đề đơn vị chưa thông thạo để nắm vững quy trình kê khai thủ tục hành chính, gửi hồ sơ yêu cầu thanh toán qua DVCTT. Tăng cường chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất UBND huyện các biện pháp nhằm thúc đẩy lộ trình tham gia DVCTT của ĐVSDNS trên địa bàn. Bên cạnh đó, tranh thủ sự hỗ trợ từ KBNN cấp trên trong công tác triển khai thực hiện, nhất là đối với một số ĐVSDNS còn chậm đăng ký tham gia mà không rõ nguyên nhân.
Với những kết quả đã đạt được trong công tác triển khai DVCTT, 100%
ĐVSDNS đã tham gia DVCTT trên địa bàn huyện Ninh Sơn.
1.4.2 Phát triển dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Lai Châu
Bằng sự nỗ lực và quyết tâm, Kho bạc Nhà nước Lai Châu đã triển khai rất tốt
dịch vụ công trực tuyến đến các ĐVSDNS . Hiện đơn vị đã lọt vào top đầu trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước về việc triển khai này.
Đến hết tháng 7/2020, trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu đã có 831 ĐVSDNS đăng ký thành công và thực hiện thanh toán qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đạt tỷ lệ 98,8% trên tổng số ĐVSDNS trên địa bàn (841 đơn vị). Gần 31 nghìn hồ sơ, chứng từ (chiếm trên 80% tổng số hồ sơ, chứng từ thanh toán gửi đến kho bạc) giao dịch thành công trên hệ thống DVCTT. Kết quả này đã đưa KBNN Lai Châu đứng vào hàng các đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống KBNN về việc triển khai tốt DVCTT đến các ĐVSDNS.
KBNN Lai Châu nằm ở địa bàn miền núi với đặc điểm vị trí địa lý cùng tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nên việc triển khai DVCTT của kho bạc tại Lai Châu có nhiều trở ngại. Nếu như ở các tỉnh đồng bằng vất vả một thì với tỉnh miền núi như Lai Châu, sự vất vả tăng lên gấp nhiều lần.
Sự vất vả thể hiện ở chỗ các ĐVSDNS vẫn có thói quen muốn giao dịch trực tiếp với cán bộ kho bạc để có sai sót gì sẽ được hướng dẫn ngay theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Hơn nữa, với tâm lý trực tiếp mang hồ sơ đến kho bạc mới thấy yên tâm nên nhiều ĐVSNDS chưa mặn mà với cách thức giao dịch mới này. Do đó, cán bộ kho bạc lúc này không chỉ là những người kiểm soát, chi trả nguồn ngân sách mà còn là những nhà “tư vấn”, vận động ĐVSDNS tham gia DVCTT.
“KBNN Lai Châu đã giao trách nhiệm cho từng cán bộ chuyên quản các ĐVSDNS để tuyên truyền, vận động họ tham gia. Đơn vị trước thực hiện thấy hay, tiện lợi lại truyền kinh nghiệm cho đơn vị sau, cứ như thế, lợi ích của DVCTT được lan tỏa đến tất cả 195 ĐVSDNS thuộc khối tỉnh và thành phố. Vì thế, chỉ sau một thời gian ngắn, KBNN Lai Châu hoàn thành triển khai DVCTT đến tất cả các ĐVSDNS này, đạt 100% kế hoạch UBND tỉnh đưa ra”
Tuy nhiên, việc triển khai DVCTT đến các khối ngân sách huyện và xã mới thực sự vất vả vì thời gian triển khai thực hiện lại đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, toàn xã hội phải thực hiện cách ly theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Nhưng
nhiệm vụ đặt ra là đến hết năm 2020, DVCTT của kho bạc phải được phủ sóng trên toàn quốc nên không thể chần chừ. Theo đó, KBNN Lai Châu đã ra văn bản gửi đến các KBNN huyện trực thuộc, yêu cầu các KBNN này phải báo cáo UBND huyện về chủ trương, kế hoạch triển khai DVCTT của kho bạc. Ngoài ra, các KBNN huyện phải lập kế hoạch triển khai của đơn vị mình và thông báo, hướng dẫn các đơn vị giao dịch để họ biết, chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện đăng ký tham gia DVCTT.
Để đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như không để công việc bị dồn tắc, KBNN Lai Châu đã chọn cách tập huấn từ xa và gửi tài liệu hướng dẫn chi tiết các bước để thực hiện DVCTT tới các KBNN huyện. Từ các tài liệu này, các KBNN huyện đã triển khai đến các đơn vị giao dịch. “Quả thực, cách làm này đã mang lại kết quả tốt. Vượt qua mọi khó khăn, tất cả 7 huyện của tỉnh Lai Châu đã đồng loạt triển khai DVCTT. Hiện đã có 4 huyện: Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường đạt 100% kế hoạch triển khai đến các ĐVSDNS, 3 huyện còn lại đều đạt gần 100% kế hoạch.
Vừa phải đảm bảo lưu thông ngân sách, tránh ảnh hưởng tới hoạt động của các đơn vị trên địa bàn, vừa phải đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ cán bộ công chức là một việc vô cùng khó khăn cho KBNN trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở lại và có những diễn biến phức tạp hơn. Tuy nhiên, DVCTT của kho bạc đã phát huy được vai trò cũng như chức năng khi thực hiện tốt 2 mục tiêu là giãn cách xã hội và đảm bảo hoạt động thông suốt hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Có thể thấy, DVCTT đang ngày càng phát huy tác dụng, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Theo đó, số lượng chứng từ giao dịch bằng phương thức mới này cũng tăng cao hơn. Cho đến thời điểm này, đã có gần 31 nghìn chứng từ giao dịch thành công trên DVCTT của KBNN Lai Châu.
Để phát huy những thành quả đạt được trong triển khai DVCTT thời gian qua, Giám đốc KBNN Lai Châu cho biết, đơn vị đang tích cực tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp nhằm thúc đẩy lộ trình tham gia DVCTT của các ĐVSDNS trên địa bàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nội dung chương 1, luận văn đã nêu được nội dung cơ sở lý luận của dịch vụ công và phát triển dịch vụ công trực tuyến làm cơ sở cho nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ công trực tuyến tại KBNN Hà Nội. Cùng với đó là các nhóm chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ công trực tuyến. Chương I cũng đề cập đến kinh nghiệm về phát triển dịch vụ công trực tuyến tại một số KBNN ở Việt Nam từ đó rút ra bài học cho KBNN Hà Nội trong công tác này.
Những luận giải lý luận ở chương 1 đã xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ công trực tuyến tại KBNN Hà Nội trong chương 2 cũng như xác định đúng hướng các nội dung và các giải pháp cần tiến hành để có thể phát triển dịch vụ công trực tuyến tại KBNN Hà Nội trong chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 2