CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội
2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội
2.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính
Thực trạng kiểm soát rủi ro khi giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến tại KBNN Hà Nội
Trong giai đoạn này, theo sự chia sẻ của các cán bộ KBNN Hà Nội thì các rủi ro thường xảy ra, đó là:
- Các đơn vị gửi hồ sơ thông qua chương trình DVC trực tuyến nên đôi khi do lỗi đường truyền mạng internet nên hồ sơ gửi qua KBNN Hà Nội chậm, KBNN không tiếp nhận được hồ sơ, chứng từ nhất là trong thời điểm cuối năm ngân sách khối lượng chứng từ lớn.
- Một số trường hợp, chủ tài khoản tin tưởng KTT đơn vị nên giao chứng thư số cho KTT tự phê duyệt chứng từ. Từ sự lỏng lẻo, chủ quan, tin tưởng quá mức của chủ tài khoản dễ dẫn đến tình trạng thất thoát trong việc quản lý tài chính tại đơn vị mà cán bộ kho bạc Hà Nội không thể phát hiện được.
Vì vậy, để đối phó với các rủi ro này thì trong quá trình KSC các cán bộ KBNN Hà Nội đã có những biện pháp phù hợp để xử lý như:
- Đánh giá, lựa chọn thời điểm mà hồ sơ chứng từ giao dịch lớn, phải cử ít nhất 03 cán bộ tin học hỗ trợ để giải quyết kịp thời những lỗi đường truyền đang xảy ra gây ảnh hưởng đến việc truyền nhận chứng từ đảm bảo DVCTT hoạt động liên tục 24/7;
- Thường xuyên cập nhật nâng cấp phần mềm, phần cứng, vệ sinh máy móc thiết bị, hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng tốc độ xử lý công việc; nâng cấp máy chủ nhằm tăng khả năng sao lưu dữ liệu, hỗ trợ khả năng tự động chuyển đổi khi xảy ra lỗi, không ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ và trao đổi thông tin, dữ liệu;
- Rà soát các tài khoản đăng nhập trang thông tin dịch vụ công của KBNN để sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của KBNN được cấp trên nhu cầu thực tế và có thời hạn, không để chạy chỉ tiêu, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra;
- Đối với ĐVSDNS, để đảm bảo việc giao nhận hồ sơ kiểm soát chi điện tử qua hệ thống DVCTT của KBNN được hiệu quả, an toàn cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, cũng như để phòng tránh nguy cơ rủi ro do lợi dụng chữ ký số, chứng thư số, tài khoản chương trình DVCTT. KBNN Hà Nôi yêu cầu thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư tuyệt đối không giao chữ ký số, chứng thư số, tài khoản chương trình DVCTT của mình được cấp cho người khác quản lý, để lộ thông tin về chứng thư số, tài khoản đăng nhập (mã đăng nhập và mật khẩu) của các thành viên trong đơn vị trên hệ thống DVCTT của KBNN và bắt buộc
thực hiện cài đặt và sử dụng chương trình cảnh báo rủi ro của KBNN trên thiết bị di động để giám sát các khoản chi NSNN của đơn vị, kịp thời phát hiện và thông báo cho KBNN nơi giao dịch các khoản chi bất thường.
Số lượng, chất lượng các tiện ích đi kèm và hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến
Ban lãnh đạo KBNN nói chung và KBNN Hà Nội nói riêng đã nhận thấy, để hoạt động dịch vụ công trực tuyến được phát triển thì nhu cầu tất yếu sẽ là các tiện ích đi kèm và hỗ trợ. Chính vì lẽ đó, việc xây dựng và thiết kế tích hợp các tiện ích như:
- ĐVSDNS, cá nhân có thể thực hiện các nhu cầu dịch vụ công trực tuyến vào bất cứ thời gian nào 24/7 mà không phải trả bất cứ một chi phí nào đảm bảo tiết
kiệm, an toàn, hiệu quả;
- Liên kết dịch vụ công trực tuyến với các NHTM góp phần tạo thuận lợi tối đa và hỗ trợ các khách hàng cá nhân, ĐVSDNS thanh toán các khoản dịch vụ công được giao dịch mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt. Dịch vụ này còn đảm bảo việc thanh toán được đáp ứng kịp thời, chính xác giúp giảm thời gian nộp thuế, phí, lệ phí, thu phạt giao thông, và các khoản nộp trả NSNN do chi sai, thừa...
- Cung cấp bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề thường gặp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính phổ biến trên dịch vụ công trực tuyến KBNN; cung cấp tính năng trao đổi, hướng dẫn, hỗ trợ người dùng qua các hình thức khác nhau:
gửi tài liệu và video hướng dẫn; thông báo tự động qua email, SMS, Zalo,...
- Tính năng tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị được thiết lập trên cơ sở tích hợp, phát triển, nâng cấp hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của ĐVSDNS;
- DVCTT tại KBNN Hà Nội có khả năng hiển thị, hoạt động dịch vụ công trực tuyến chính xác, đầy đủ trên hầu hết các trình duyệt phổ biến phiên bản mới nhất (Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Edge, Safari,...), tùy biến hiển thị trên các màn hình máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh với độ phân giải khác nhau mà không làm thay đổi về giao diện, hiển thị và các tính năng của hệ thống.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật hiện đại cho một hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu khi lưu chuyển được mã hóa bằng mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp nhằm chống theo dõi, thu thập và sửa chữa trái phép.
2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Số lượng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên trang thông tin điện tử KBNN, chú trọng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 qua các năm
Từ năm 2018, dịch vụ công trực tuyến tại KBNN Hà Nội bắt đầu phát triển mạnh mẽ thể hiện ở nhiều góc độ. Dấu hiệu dễ nhất biết nhất đó là số dịch vụ công trực tuyến mỗi năm. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Số lượng DVCTT được cung cấp tại KBNN Hà Nội Khoản mục Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lượng DVCTT 3 6 9
Số lượng DVC mức độ 4
2 4 7
Nguồn: Phòng Tài vụ- Quản trị KBNN Hà Nội Năm 2018, số lượng DVCTT của KBNN Hà Nội có 3 DVCTT, những DVCTT này là: thông báo tham gia hệ thống dịch vụ công trực tuyến; thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp; đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN. 02 trong số 03 DVCTT này là
những dịch vụ được coi là điều kiện để tham DVCTT. Sau đó theo Quyết định số 683/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 28/04/2020 về việc ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2020, kế hoạch năm 2020, KBNN phải tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia 6/9 DVCTT mức độ 4 thì đến hết năm 2020 KBNN Hà Nội đã hoàn thành 7/9 DVCTT mức độ 4, vượt 01 chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm 2020. Việc tích hợp và cung cấp gia tăng các DVCTT thuộc lĩnh vực KBNN không chỉ góp phần tăng tính minh bạch, cung cấp các thông tin liên quan về TTHC, dữ liệu, cũng như tiến độ giải quyết xử lý hồ sơ; lấy người dân, ĐVSDNS làm trung tâm phục vụ... mà còn tăng khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, tạo sự thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng và các đơn vị sử dụng ngân sách… đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc tích hợp thêm các DVCTT mức độ 4 góp phần ngăn chặn, đẩy lùi và phòng chống dịch bệnh rất hiệu quả.
Tỷ lệ chứng từ giao dịch qua DVCTT/tổng lượng chứng từ gửi KBNN
Bảng 2.3: Tỷ lệ chứng từ giao dịch qua DVCTT/tổng lượng chứng từ gửi KBNN Khoản mục Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng ĐVSDNS giao dịch
qua DVCTT
7.500 đơn vị 7.980 đơn vị 8.225 đơn vị
Số chứng từ giao dịch qua DVCTT
805.669 1.028.780 1.092.547
Tổng lượng chứng từ gửi KBNN 1.060.567 1.210.330 1.150.973
Tỷ lệ 76% 85% 95%
Nguồn: Phòng Tài vụ- Quản trị KBNN Hà Nội Với lợi thế là KBNN Thủ đô và cũng là KBNN vinh dự được chọn là đơn vị đầu tiên triển khai thí điểm DVC trực tuyến. KBNN Hà Nội nhanh chóng hoàn thành kế hoạch KBNN về tỷ lệ đơn vị giao dịch tham gia DVCTT, cũng như số lượng chứng từ giao dịch qua DVCTT. Tỷ lệ chứng từ giao dịch qua DVCTT/tổng
lượng chứng từ gửi KBNN từ năm 2018 đến năm 2020 tăng từ 76% lên 95%. Dự kiến năm 2022, KBNN Hà Nội đạt mục tiêu hoàn thành “phủ sóng” DVCTT cho tất cả các ĐVSDNS, 100% chứng từ giao dịch được chuyển hóa thành chứng từ điện tử qua cổng thông tin dịch vụ công KBNN Hà Nội.
Chi phí xã hội tiết kiệm hằng năm khi DVCTT ngày càng phát triển
Bảng 2..4: Chi phí xã hội tiết kiệm qua mỗi năm khi phát triển DVCTT Khoản mục Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng ĐVSDNS giao
dịch qua DVCTT
7.500 đơn vị 7.980 đơn vị 8.225 đơn vị
Số lượt giao dịch truyền thống với KBNN
31.800 lượt 21.200 lượt 5.300 lượt
Chi phí bình quân/lượt giao dịch
300.000 đồng 320.000 đồng 320.000 đồng
Chi phí xã hội 9,540 tỷ 6,784 tỷ 1,696 tỷ
Chi phí xã hội tiết kiệm so với năm trước
- 2,756 tỷ 5,088 tỷ
Nguồn: Báo cáo của phòng Tài vụ- Quản trị Kho bạc nhà nước Hà Nội trong Hội nghị sơ kết năm 2020
Trong các mục tiêu đặt ra nhằm phát triển DVCTT để tiến tới mục tiêu chung là hình thành Kho bạc thông minh, KBNN Hà Nội luôn ưu tiên và đặt lên hàng đầu về lộ trình phải tối đa hóa các thủ tục hành chính qua DVCTT, điều này không chỉ tạo ra lợi ích cho ĐVSDNS, KBNN mà còn tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội. Theo tính toán, khi thực hiện thủ tục hành chính về lĩnh vực KBNN qua DVCTT giúp tiết kiệm ít nhất cho cá nhân, tổ chức, ĐVSDNS 1 ngày công với 2 lần đi lại, chi phí hồ sơ, giấy tờ liên quan. Theo thống kê của KBNN Hà Nội thể hiện ở bảng 2.2.2.2b cho thấy năm 2018, khi số lượng ĐVSDNS giao dịch qua DVCTT là 7500 đơn vị, thì số lượt giao dịch truyền thống với KBNN vẫn còn khoảng 31.800 lượt/năm, tính ra số chi phí xã hội khoảng 9,540 tỷ đồng. Đến năm 2019, số lượng ĐVSDNS giao dịch qua DVCTT tăng 480 đơn vị và số lượt giao dịch truyền thống với KBNN
giảm 10.600 lượt thì tính ra chi phí xã hội giảm gần 30% so với năm 2018. Đến năm 2020, khi số lựợt giao dịch truyền thông chỉ còn 5.300 lượt, thì so với năm 2019 chi phí xã hội giảm 75%, so với năm 2018 giảm gần 85%.
Như vậy, nếu phát triển dịch vụ công trực tuyến càng tốt, thì hiệu quả xã hội ngày càng cao, việc tránh tiếp xúc trực tiếp cũng sẽ tạo cơ hội được thụ hưởng dịch vụ bình đ ng giữa tất cả tổ chức và người dân, qua đó hạn chế được điều kiện phát sinh tham nhũng.
Số lượng chứng từ sai sót, bổ sung trên trang dịch vụ công trực tuyến Bảng 2.5 Số lượng chứng từ sai sót, bổ sung trên trang DVCTT
Khoản mục Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số chứng từ giao dịch qua DVCTT 805.669 1.028.780 1.092.547 Số chứng từ bị từ chối do sai, thiếu
thông tin, hồ sơ
79.890 70.550 45.778
Tỷ lệ chứng từ bị từ chối/tổng chứng từ giao dịch
10% 7% 4%
Số lượng chứng từ sai sót, bổ sung được gửi lại trên trang DVCTT
30.670 56.552 40.980
Tỷ lệ số chứng từ gửi lại/số chứng từ bị từ chối trên DVCTT
39% 80% 90%
Nguồn: Phòng Tài vụ- Quản trị Kho bạc nhà nước Hà Nội
Thời điểm năm 2018, KBNN Hà Nội chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của DVCTT, thể hiện số lượng chứng từ gửi qua DVCTT ở mức gần như lớn nhất trong hệ thống KBNN. Nhưng không vì sự ồ ạt đó mà các cán bộ giao dịch lơ là nhiệm vụ kiểm soát hồ sơ một cách chắc chắn theo đúng quy định của pháp luật, thể hiện năm 2018 có 10% số lượng hồ sơ bị từ chối tiếp nhận, do thời kỳ đầu tốc độ xử lý công nghệ thông tin chưa nâng cấp phù hợp, các cán bộ của ĐVSDNS còn lúng túng trong thao tác trên DVCTT trong khi các khoản thanh toán của ĐVSDNS lại cấp bách, KBNN Hà Nội tạo điều kiện và phối hợp bằng cách chấp nhận để ĐVSDNS bổ sung chứng từ, hồ sơ theo phương pháp truyền thống-đến
hoặc gửi trực tiếp cho cán bộ kho bạc. Nhưng khi đi dần vào ổn định, việc bổ sung truyền thống sẽ dần giảm xuống và mục tiêu là 100% chứng từ giao dịch trên DVCTT kể cả chứng từ sai sót, bổ sung. Năm 2019, 2020 tỷ lệ số chứng từ gửi lại/số chứng từ bị từ chối trên DVCTT tăng đáng kể so với năm 2018, đạt 80,90%
gấp 2-2,5 lần so với năm 2018.
Số lượt truy cập/ngày trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến
Biểu đồ 2.2: Số lượt truy cập/ngày trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến Nguồn: Phòng Tài vụ- Quản trị Kho bạc nhà nước Hà Nội
Với việc chú trọng phát triển về hạ tầng, công nghệ thông tin phục vụ phát triển DVCTT. KBNN Hà Nội đã nâng cấp trung tâm dữ liệu đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu đạt Tier 3; có hệ thống dự phòng thảm họa (DR site) và dự phòng tối thiểu 1:1 với đường truyền, hệ thống, dự liệu nhằm đạt kết quả đến năm 2020, đáp ứng số lượt truy cập/ ngày là 1.000.000 lượt gấp 3 lần năm 2018, 2 lần năm 2019. Và với nền tảng hạ tầng công nghệ này vẫn có thể đáp ứng được mức dự kiến 2.000.000 lượt/ngày và đảm bảo 150.000 user đồng thời truy cập trên hệ thống mà hiệu năng không bị ảnh hưởng từ các yếu tố như thời gian, sự tăng trưởng về số lượng user, đảm bảo các dịch vụ công trực tuyến phản hồi người dùng trên các thủ tục hành chính, tiện ích không quá 03 giây. Đối với các báo cáo thống kê phải bảo đảm tính
300000 500000
1000000
1500000
2000000
20000 40000 80000 100000 150000
NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021 NĂM 2022
Lượt truy cập/ngày Lượng user truy cập đồng thời
chính xác và phản hồi trong tối đa 20 giây.