Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần dược phẩm và thương mại đông dương (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BCTC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG DƯƠNG

2.2. Phân tích BCTC công ty Cổ phần Dược phẩm và Thương mại Đông Dương

2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 2.2: Biến động kết quả kinh doanh của Đông Dương giai đoạn 2020-2022

CHỈ TIÊU 2020 2021 2022

Chênh lệch 2020- 2021

Chênh lệch 2021- 2022

So sánh dọc

+(-) +(-)% +(-) +(-)% 2020 2021 2022 1. DT bán

hàng và cung cấp DV

44,670,267 41,613,976 51,600,485 -3,056,290 -6.84% 9,986,508 24%

2. Các khoản

giảm trừ DT 8,918 85,320 105,312 76,401 856.7% 19,992 23.43%

3. DT thuần về bán hàng và CCDV

44,661,349 41,528,656 51,495,173 -3,132,692 -7.01% 9,966,516 24% 100% 100% 100%

4. GVHB 40,472,820 37,490,034 47,327,296 -2,982,785 -7.37% 9,837,261 26.24% 90.62% 90.28% 91.91%

5. LN gộp 4,188,528 4,038,622 4,167,876 -149,906 -3.58% 129,254 3.20% 9.38% 9.72% 8.09%

6. DT tài

chính 432 245 291 -187 -43.38% 46 18.94% 0.001% 0.0006% 0.0006%

7. CP tài

chính 191,086 315,277 198,675 124,191 64.99% -116,602 -36.98% 0.43% 0.76% 0.39%

CP lãi vay 191,086 315,277 198,675 124,191 64.99% -116,602 -36.98% 0.43% 0.76% 0.39%

8. CP quản lý

kinh doanh 3,444,886 3,298,073 3,350,090 -146,812 -4.26% 52,016 1.58% 7.71% 7.94% 6.51%

9. LN thuần 552,988 425,515 619,402 -127,473 -23.05% 193,887 45.57% 1.24% 1.02% 1.20%

10. Thu nhập

khác 0 100,000 0 100,000 -100,000 -100% 0.00% 0.24% 0.00%

11. CP khác 14,023 73,752 1,515 59,729 425.93% -72,236 -97.95% 0.03% 0.18% 0.00%

12. LN khác -14,023 26,247 -1,515 40,270 -27,763 -105.7% -0.03% 0.06% 0.00%

13. Tổng LN

trước thuế 538,965 451,763 617,887 -87,202 -16.18% 166,124 36.77% 1.21% 1.09% 1.20%

14. CP thuế

TNDN 89,481 84,235 167,162 -5,246 -5.86% 82,926 98.45% 0.20% 0.20% 0.32%

15. LNST thu

nhập DN 449,484 367,527 450,725 -81,956 -18.23% 83,197 22.64% 1.01% 0.885% 0.875%

Đơn vị: Nghìn đồng (Sinh viên tổng hợp từ BCTC công ty)

Doanh thu thuần: Trong 3 năm gần đây có thể thấy DTT của Đông Dương biến động không đều.

Năm 2020-2021, DTT giảm hơn 3 tỷ đồng (-6,84%), mặc dù giai đoạn này là đỉnh điểm của dịch bệnh, các nhà thuốc tăng giá và nhu cầu sử dụng sản phẩm của KH cũng tăng, nhưng chỉ áp dụng với những sản phẩm có liên quan tới Covid- 19. Vì vậy, Đông Dương là một trong những DN chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch, dù giá bán tăng nhưng các sản phẩm y tế về Covid-19 lại chưa được tăng cường nhập để đáp ứng nhu cầu, khiến mặt hàng thuốc Haisamin tồn đọng nhiều (sản phẩm chủ yếu của Đông Dương), cộng thêm các quy định giới nghiêm hạn chế đi lại là nguyên nhân khiến cho DTT của Đông Dương sụt giảm so với 2020.

Cùng với đó tốc độ tăng của khoản giảm trừ DT tăng mạnh (hơn 800%), DT bán hàng lại giảm, chứng tỏ chất lượng sản phẩm bị giảm sút. Nguyên nhân gây suy giảm chất lượng là do sự hạn chế của dịch Covid-19 khiến môi trường bảo quản không được nhân viên thường xuyên tới kiểm tra, bảo dưỡng; đặc biệt là dòng thuốc Haisamin phải bảo quản rất kỹ ở nhiệt độ 26 độ và tránh bị ẩm ướt. Lượng thuốc không đạt chất lượng tồn kho và bị trả lại nhiều, gây giảm DT của Đông Dương.

Sang năm 2022 DTT tăng trưởng mạnh trở lại (hơn 24%), dịch bệnh và quy định về phòng chống dịch có xu hướng giảm giúp Đông Dương có cơ hội phục hồi lại sản lượng bán hàng và giá bản sản phẩm. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng phục hồi tốt của công ty.

GVHB: Cũng giống như DTT, GVHB biến động không đều do tác động của dịch Giai đoạn 2020-2021 GVHB giảm gần 3 tỷ đồng (7,37%), do Đông Dương ít có hoạt động nhập nguyên liệu sản xuất, tại thời điểm này cứ 100 đồng DTT thì cần 90,28 đồng GVHB, giảm hơn so với mức 90,62 đồng của năm 2021. Có thể nói rằng dịch bệnh đã góp phần giảm nhu cầu nhập hàng của Đông Dương rất nhiều. Đầu tiên có thể nói tới chính là do nhu cầu của KH bị giảm sút. Thứ hai là do Đông Dương chủ yếu nhập nguyên liệu từ công ty vật tư y tế Hải Dương và công ty Sơn Lâm, CP vận chuyển tăng cao và quy trình vận chuyển giai đoạn dịch rất phức tạp, khiến cầu nhập hàng giảm, GVHB bị suy giảm đáng kể. Năm 2022, cùng với việc nới lỏng các chính sách phòng bệnh, Đông Dương phục hồi

kinh doanh nên nhu cầu nhập hàng đã tăng trở lại, GVHB tăng hơn 9 tỷ (hơn 26,24%), cứ 100 đồng DTT lại cần 91,91 đồng GVHB. Các khoản giảm trừ DT vẫn duy trì xu hướng tăng, vì DN muốn kích cầu cho KH nên đã áp dụng các chính sách chiết khấu thương mại ưu đãi tốt. Vậy nên DN đã tích cực nhập hàng để kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cho KH.

Lợi nhuận gộp

Do mức giảm của GVHB chưa đủ mạnh để bù lại mức giảm của DTT nên LN gộp năm 2021 bị giảm 3,58%. Năm 2022 LN gộp tăng nhẹ hơn 129 triệu (3,2%) là kết quả của chính sách kích cầu bán hàng của Đông Dương, tuy không nhiều như đã thể hiện nỗ lực phục hồi của DN.

Chi phí tài chính: Năm 2021 CP tài chính của Đông Dương tăng mạnh hơn 3 tỷ đồng (khoảng 64,99%), trong năm DN có nhu cầu vay vốn lớn để duy trì hoạt động. Do đây là dòng vốn ngắn hạn nên công ty vẫn đủ khả năng nhanh chóng chi trả các khoản nợ. Năm 2022 CP tài chính giảm hơn 16 triệu, Đông Dương đã cần ít vốn vay hơn để duy trì hoạt động, có thể là do việc DT tăng nên DN đã sử dụng tiền thu về để duy trì hoạt động tài chính. Trong điều kiện DN chưa mở rộng quá nhiều quy mô sản xuất thì có thể coi đây là dấu hiệu phục hồi tích cực sau dịch.

Chi phí Quản lý Kinh doanh:

Khoản mục này chiếm tỷ trọng khá nhiều so với DTT. Năm 2021 có sự sụt giảm khoảng 4,26% nguyên do dịch bệnh nên DN cắt giảm hoạt động, giảm giờ lao động của nhân viên và các CP không cần thiết khác. Năm 2022 khoản mục này tăng nhẹ 1,58%, DN đã dần dần thiết lập lại chu trình quản trị và các hoạt động sản xuất như thời điểm trước dịch.

Lợi nhuận khác: Tăng đáng kể vào năm 2021 do khoản thu nhập khác tăng. Năm 2022 do không phát sinh thêm Thu nhập khác, trong khi đó DN phát sinh thêm CP khác khiến LN khác bị giảm.

Lợi nhuận sau thuế

Năm 2021 biến động giảm của các khoản DT và CP khiến LNST công ty giảm hơn 81 triệu đồng (khoảng 18,23%), chưa phải là mức giảm nguy hiểm so với các DN vừa và nhỏ ngành khác bị chịu ảnh hưởng bởi dịch, tuy nhiên thể hiện

sức mạnh tài chính của Đông Dương đang có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên nhờ sự cố gắng cải thiện tình hình tài chính, Đông Dương đã nỗ lực cân bằng lại cơ cấu tài chính và hoạt động SXKD nên LNST đã tăng hơn 83 triệu đồng (22,64%), không quá nhiều so với giai đoạn trước dịch nhưng có thể coi là dấu hiệu tốt với các nhà đầu tư.

Tóm lại sau đến năm 2022 thì Đông Dương đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực sau khi đại dịch càn quét nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên một số khoản mục còn chưa thực sự cải thiện nổi bật như DTT và GVHB, tỷ trọng GVHB so với DTT còn cao, các khoản giảm trừ DT có dấu hiệu vẫn tăng trong thời gian tới, DN cũng cần lưu ý thêm về chi phí quản lý kinh doanh còn chiếm tỷ trọng cao trong DTT. Những hạn chế trên khiến Đông Dương không thu được nhiều LNST so với DT bán hàng. Vì vậy cần có những biện pháp trong tương lai để khắc phục tình hình tài chính còn yếu của DN.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần dược phẩm và thương mại đông dương (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)