Phân tích tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần dược phẩm và thương mại đông dương (Trang 42 - 53)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BCTC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG DƯƠNG

2.2. Phân tích BCTC công ty Cổ phần Dược phẩm và Thương mại Đông Dương

2.2.3 Phân tích tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán

Mục tài sản:

Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản công ty Đông Dương

TÀI SẢN 2020 2021 2022

1.TSNH 76.50% 80.49% 86.71%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 6.88% 1.06% 5.26%

II. Đầu tư tài chính 0.00% 0.00% 0.00%

III. Các khoản phải thu 34.44% 55.33% 55.43%

IV. Hàng tồn kho 35.18% 24.11% 26.02%

2.TSDH 23.50% 19.51% 13.29%

V. Tài sản cố định 3.06% 0.82% 0.00%

VI. Bất động sản đầu tư 0.00% 0.00% 0.00%

VII. XDCB dở dang 19.40% 18.43% 13.12%

VIII. Tài sản khác 1.04% 0.25% 0.17%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100% 100% 100%

(Sinh viên tổng hợp từ BCTC)

Bảng 2.4: Biến động Tài sản của Đông Dương giai đoạn 2020-2021 Năm

2020 2021 2022

Chênh lệch 2022-2021 Chênh lệch 2021-2020

Chỉ tiêu +(-) % +(-) %

TÀI SẢN

TSNH 12,510,801 14,363,575 21,731,363 1,490,424 9.11% 7,217,449 40.45%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

1,125,745 188,511 1,318,963 1,130,452 599.67% -937,234 -83.25%

III. Các khoản

phải thu 5,631,890 9,873,374 13,890,707 4,017,333 40.69% 4,241,483 75.31%

1. Phải thu của khách hàng

5,630,339 9,858,273 13,881,656 4,023,383 40.81% 4,227,933 75.09%

2. Trả trước

cho người bán 0 0 7,500 7,500 0

3. Phải thu

khác 1,551 15,101 1,551 -13,550 -89.73% 13,550 873.58%

IV. Hàng tồn

kho 5,753,165 4,301,690 6,521,692 2,220,002 51.61% -1,451,475 -25.23%

1. Hàng tồn

kho 5,753,165 4,301,690 6,521,692 2,220,002 51.61% -1,451,475 -25.23%

TSDH 3,842,872 3,480,522 3,330,184 -362,349 -9.43% -150,338 -4.32%

V. Tài sản cố

định 499,847 147,013 0 -147,013 -100.00% -352,833 -70.59%

- Nguyên giá 2,117,000 2,117,000 2,117,000 0 0.00% 0 0.00%

- Giá trị hao

mòn lũy kế -1,617,152 -1,969,986 -2,117,000 -147,013 7.46% -352,833 21.82%

VII. XDCB dở

dang 3,172,130 3,288,711 3,288,711 0 0.00% 116,580 3.68%

VIII. Tài sản

khác 170,89 44,797 41,473 -3,324 -7.42% -126,097 -73.79%

1. Thuế GTGT

được khấu trừ 37,625 0 26,604 26,603 -37,625 -100.00%

2. Tài sản

khác 133,269 44,797 14,869 -29,928 -66.81% -88,472 -66.39%

TỔNG CỘNG

TÀI SẢN 16,353,673 17,844,098 25,061,548 7,217,449 40.45% 1,490,424 9.11%

Đơn vị: Nghìn đồng (Sinh viên tổng hợp từ BCTC của công ty)

Tổng Tài sản:

Từ dữ liệu thống kê và tính toán, tổng tài sản của công ty Đông Dương có xu hướng tăng dần theo các năm, được biểu diễn ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản giai đoạn 2020-2022

(Đơn vị: Đồng)

(Sinh viên tổng hợp từ BCTC của công ty)

Tổng tài sản của doanh nghiệp trong các năm gần đây đã có biến động tích cực, đặc biệt là trong năm 2021 và 2022. Năm 2021, tổng tài sản của doanh nghiệp đã tăng 9,66% so với năm 2020, đây là một tốc độ tăng trưởng đáng kể, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đạt được sự phát triển. Sự tăng trưởng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, như tăng trưởng doanh số, cải thiện lợi nhuận, hoạt động đầu tư hiệu quả, hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Năm 2022, tổng tài sản của doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, đạt 40,45% so với năm 2021. Đây là một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, sự tăng trưởng này có thể đến từ nhiều yếu tố, như việc mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án tiềm năng, tăng cường năng lực sản xuất, hoặc đạt được các thỏa thuận kinh doanh lớn.

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân về sự tăng trưởng của tổng tài sản, có thể phân tích thông qua chỉ tiêu về TSNH và TSDH trong từng năm. Cụ thể tỷ trọng của TSNH và TSDH của công ty Đông Dương trong các năm như sau:

16353673,982 17844098,422

25061548,068

Tổng Tài sản

2020 2021 2022

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu Tài sản 2020-2022

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ BCTC công ty) Nhận xét về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, có thể thấy TSNH chiếm khoảng từ 75% đến hơn 85%, TSDH chiếm khoảng 19,5% đến hơn 35%. Dược phẩm là một ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và nghiên cứu phát triển liên tục, TSNH của doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm thường bao gồm HTK, các KPT từ khách hàng, tiền mặt, đầu tư ngắn hạn và các khoản đầu tư tài chính khác, đây là các TS có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt hoặc sử dụng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Việc có nhiều TSNH giúp doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường, thay đổi trong đơn đặt hàng của khách hàng hoặc nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất. Vì vậy, cơ cấu TSNH nhiều hơn TSDH có thể giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về nguồn vốn và linh hoạt trong quản lý tài chính, với loại hình kinh doanh đăng ký có thể thấy cơ cấu này khá phù hợp với ngành kinh doanh của công ty Đông Dương.

- Về TSNH: Có xu hướng tăng dần qua các năm, sự biến động này đến từ những chỉ tiêu sau:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Trong giai đoạn từ 2020 đến 2021 đã ghi nhận một sự sụt giảm lớn, từ mức 1,126 tỷ đồng vào năm 2020, giá trị này đã giảm xuống còn 188,5 triệu đồng đồng vào năm 2021, tức là giảm mạnh 937,2 triệu đồng, tương đương với 83.25%. Tuy nhiên chỉ tiêu tiền tăng lên 1,319 tỷ đồng vào năm 2022, tức là tăng đột biến 1,130 tỷ đồng, đạt khoảng 599.67%.

76.50% 80.49% 86.71%

35.50% 19.51% 13.29%

2020 2021 2022

CƠ CẤU TÀI SẢN

1.TSNH 2.TSDH

Tiền và tương đương tiền theo Phụ lục BCĐKT tồn tại chủ yếu ở tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, việc chiếm tỷ trọng nhỏ trong TSNH (khoảng dưới 10%) có thể gây ra giảm tính thanh khoản hay đối phó với các tình huống khẩn cấp, bất ngờ chẳng hạn sự cố hoạt động, lạm phát, thiên tai, hay thay đổi ngoại tệ.

+ Các khoản phải thu: Từ năm 2020 đến 2022 KPT có xu hướng tăng, tập trung chủ yếu vào mục Phải thu của Khách hàng. Cụ thể năm 2021 KPT đã tăng hơn 4,24 tỷ đồng, tương đương khoảng 75%, điều này cho thấy DN sử dụng chính sách mở rộng tín dụng cho khách hàng trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cụ thể theo TMBCTC thì KPT tập trung chủ yếu ở EFFORT PHARMA tăng khoảng 2,5 tỷ và Bệnh viện đa khoa Khu vực miền núi phía Nam Quảng Nam, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Thanh Nhàn tăng khoảng 700 triệu. Đến năm 2022 KPT tăng thêm 4,01 tỷ đồng, khoảng 40,69%, thấp hơn mức tăng của năm ngoái, DN vẫn sử dụng chính sách mở rộng tín dụng cho khách hàng sau khi dịch Covid-19 đã ổn định hơn.

+ Hàng tồn kho: Giống như khoản mục Tiền và TĐT, HTK năm 2021 cũng ghi nhận một khoản sụt giảm, cụ thể là giảm hơn 1,45 tỷ đồng (25,23%). Theo thuyết minh BCTC của công ty, sự sụt giảm này được lý giải là do khách hàng chuyển từ HTK sang KPT, hình thái HTK chủ yếu là sản phẩm, chế phẩm, giá trị HTK cuối kỳ là 1 triệu viên Haisamin giá khoảng 3,2 tỷ đồng, trong năm HTK luân chuyển nhiều nhất là nhập hải sâm giá khoảng 15 tỷ đồng và xuất cho bên gia công sau đó nhập lại với giá trị khoảng 19 tỷ đồng. Sang năm 2022 HTK tăng hơn 2,2 tỷ đồng (51,61%), trong năm 2022 công ty đã có chính sách mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất nên nguyên liệu dự trữ tăng lên, tuy nhiên việc quản lý lưu kho sẽ phải thực hiện kỹ càng và phát sinh chi phí hơn.

- Về TSDH: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy TSDH có xu hướng giảm dần qua các năm gần đây, ảnh hưởng chủ yếu bởi sự biến động của TSCĐ và TS khác. Cụ thể:

+ Tài sản cố định: Từ năm 2020 đến 2021 TSCĐ có hao mòn luỹ kế , đến năm 2022 giá trị còn lại của TSCĐ là 0, điều này cho thấy trong 3 năm này DN không đầu tư vào TSCĐ mới, chưa có chính sách phát triển nguồn tài nguyên mới.

+ XDCB dở dang: Đông Dương có TS dở dang là BĐS liền kề tại Hà Đông, đang được công ty thế chấp để thực hiện chính sách vay vốn với Ngân hàng Quân đội MB. XDCB dở dang năm 2021 tăng khoảng 116,58 triệu đồng (~3,68%), tài sản dở dang dài hạn năm 2022 không thay đổi.

+ Thuế GTGT được khấu trừ: Năm 2021 giảm hết khoản mục này (tức giảm 100%) do Đông Dương đã đóng trước thuế vào cuối 2020, đến năm 2022 khoản mục tăng hơn 26,6 triệu đồng.

+ Tài sản khác: Có sự sụt giảm lớn trong giai đoạn này, năm 2021 tài sản khác giảm hơn 88,47 triệu đồng, tương đương 66,39%, sang năm 2022 lại tiếp tục giảm hơn 29,93 triệu đồng, tương đương 66,81%. Sự biến động mạnh của tài sản khác cũng là một phần gây lên sự sụt giảm mạnh của TSDH.

Mục nguồn vốn:

Bảng 2.5 Cơ cấu Nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn

2020 2021 2022

I. Nợ phải trả 39.82% 42.79% 57.47%

II. Vốn chủ sở hữu 60.18% 57.21% 42.53%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100% 100% 100%

Bảng 2.6: Biến động Nguồn vốn công ty Đông Dương giai đoạn 2020-2022

Năm 2020 2021 2022 Chênh lệch 2022-2021 Chênh lệch 2021-2020

Chỉ tiêu +(-) % +(-) %

NGUỒN VỐN

I. Nợ phải trả 6,512,561 7,635,457 14,402,181 6,766,724 88.62% 1,122,897 17.24%

1. Phải trả người bán 3,078,739 1,335,386 13,275,305 11,939,918 894.12% -1,743,352 -56.63%

2. Người mua trả tiền

trước 100,000 0 38,766 38,765 -100,000 -100%

3. Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước 33,821 86,314 88,111 1,796 2.08% 52,493 155.21%

4. Phải trả người lao

động 0 415,006 0 -415,006 -100% 415,006

5. Phải trả khác 0 0 0 0 0

6. Vay và nợ thuê tài

chính ngắn hạn 3,300,000 5,798,750 1,000,000 -4,798,750 -82.75% 2,498,750 75.72%

II. Vốn chủ sở hữu 9,841,113 10,208,641 10,659,366 450,725 4.42% 367,527 3.73%

1. Vốn góp của chủ sở

hữu 8,680,000 8,680,000 8,680,000 0 0.00% 0 0.00%

7. Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối 1,161,113 1,528,641 1,979,366 450,725 29.49% 367,527 31.65%

TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 16,353,673 17,844,098 25,061,548 7,217,449 40.45% 1,490,424 9.11%

Đơn vị: Nghìn đồng (Sinh viên tổng hợp ừ BCTC của công ty)

Nguồn vốn:

Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn giai đoạn 2020-2022

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ BCTC công ty)

Tổng nguồn vốn của công ty dược có xu hướng tăng qua các năm, với tỷ lệ tăng trưởng trong khoảng 9.18% giữa năm 2020 và 2021, và 40.45% giữa năm 2021 và 2022. Qua số liệu đánh giá được rằng công ty đang có sự mở rộng và phát triển trong hoạt động kinh doanh, có khả năng huy động nguồn vốn để đầu tư vào các dự án, sản phẩm mới, mở rộng thị trường hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Để tìm hiểu nguyên nhân tăng ở khoản mục nào cần nghiên cứu rõ các khoản mục trong NPT và VCSH Nguồn vốn

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu Nguồn vốn 2020-2022

39.82% 42.79% 57.47%

60.18% 57.21% 42.53%

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

120.00%

2020 2021 2022

Cơ cấu Nguồn vốn

I. Nợ phải trả II. Vốn chủ sở hữu

- Nợ phải trả: NPT của công ty đã có sự tăng dần qua các năm, đồng thời biến động cũng khá lớn, đặc biệt là trong năm 2022.

+ Năm 2021, tổng nợ phải trả tăng thêm 1,12 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 17,24% so với năm trước. Sự tăng của khoản nợ phải trả chủ yếu đến từ việc khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 52,49 triệu đồng (155,21%), phải trả người lao động tăng 415 triệu đồng và khoản mục vay và nợ thuê tài chính tăng 2,5 tỷ đồng (75,72%), khoản vay và nợ thuê tài chính chủ yếu là từ vay Ngân hàng Quân đội MB. Tuy nhiên, các khoản giảm như khoản người mua trả tiền trước giảm 100 triệu đồng và phải trả người bán giảm 1,74 tỷ đồng (56,63%) giảm không nhiều so với mức tăng của các khoản phải trả. Phải trả người bán đến từ 13 đối tác thường xuyên, trong đó lớn nhất là công ty cổ phần Dược vật tư y tế Hải Dương chiếm khoảng 53% và Dược Sơn Lâm chiếm khoảng 41%. Năm 2021 là năm dịch khó khăn, đồng thời công ty đang thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng nên vốn công ty đang bị bên thứ 3 chiếm dụng, điều này buộc công ty phải vay nợ thuê tài chính để thực hiện việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

+ Năm 2022, NPT tăng vọt 6,77 tỷ đồng, khoảng 88,62% so với 2021, chủ yếu là do sự tăng mạnh của khoản mục Phải trả người bán (tăng hơn 11,9 tỷ khoảng 894,12%, Người mua trả tiền trước tăng 38,77 triệu đồng và thuế tăng 1,8 triệu đồng.

Khoản mục vay và nợ thuê tài chính giảm 4,8 tỷ (82,75%) và giảm 415 triệu đồng ở Phải trả người lao động không đáng kể. Sau thời kỳ dịch bệnh căng thẳng công ty đã có thể thu hồi các khoản chiếm dụng vốn để cải thiện tình hình kinh doanh và giảm nợ thuê tài chính, thúc đẩy mua thêm hàng để phát triển kinh doanh.

- Vốn chủ sở hữu: VCSH của DN tăng qua các năm nhưng biến động không mạnh.

+ Vốn góp chủ sở hữu: Công ty không thay đổi vốn góp chủ sở hữu trong giai đoạn 2020-2022.

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Năm 2021 LNST chưa phân phối tăng 367,53 triệu đồng (31,65%), năm 2022 tiếp tục tăng thêm 450,73 triệu đồng (29,49%). Điều này cho thấy công ty dược có hoạt động kinh doanh hiệu quả và đạt được lợi nhuận khả quan trong giai đoạn hai năm liên tiếp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần dược phẩm và thương mại đông dương (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)