Cấu trúc pháp luật xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 21 - 24)

Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM thì vấn đề nợ xấu cần phải đặc biệt quan tâm. Với vai trò quản lý của mình thì Nhà nước đã sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quy định về xử lý nợ xấu nhằm phòng ngừa và xử lý trực tiếp nợ xấu khi nó phát sinh. Nhƣ vậy, cấu trúc pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM sẽ đƣợc chia thành hai nhóm : Nhóm quy định của pháp luật mang tính phòng ngừa, ngăn chặn nợ xấu và Nhóm quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động xử lý nợ xấu.

i) Nhóm quy định pháp luật mang tính phòng ngừa, ngăn chặn nợ xấu

Các quy định pháp luật về phân loại nợ xấu. Thông tƣ 11/2021/TT-NHNN

“Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” thì nợ xấu được phân thành 5 nhóm. Đi kèm với mỗi nhóm nợ là tỷ lệ trích lập dự phòng phù hợp, với Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100% ( Căn cứ Điều 12 của Thông tƣ trên ). Khi các khoản nợ xấu không thể thu hồi thì ngân hàng sẽ sử dụng chính nguồn trích lập dự phòng này để xử lý theo phương thức giảm trừ nợ. Việc phân loại nợ và quy định cụ thể tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn, đảm bảo nguồn vốn không bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Các quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng. Nhóm quy định này đƣợc thể hiện rõ trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các Nghị định Chính phủ về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

Để ngăn chặn các khoản nợ chuyển thành nợ xấu thì hoạt động thanh tra, giám sát càng phải chặt chẽ. Khi hoạt động này đƣợc tiến hành thì các cơ quan có thẩm quyền có thể nắm rõ đƣợc tình hình thực tế liên quan đến các khoản nợ cũng nhƣ thực trạng điều hành của ngân hàng, từ đó đƣa ra các biện pháp kịp thời để xử lý các

khoản nợ trước khi bị chuyển thành nợ xấu. Các quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ góp phần rất lớn trong việc phát hiện kịp thời và phòng tránh nợ xấu.

Các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Quy định về vấn đề này đƣợc thể hiện tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các Thông tƣ khác có liên quan. Nhằm kiểm soát và đảm bảo cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng nói chung, cũng nhƣ NHTM nói riêng thì Pháp luật quy định rõ về : giới hạn cấp tín dụng; dự phòng rủi ro; những trường hợp không được cấp tín dụng; các tỉ lệ bảo đảm an toàn,…

Các quy định về cơ cấu thời hạn trả nợ. Đây là các quy định có trong Luật Các tổ chức tín dụng 2010; Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng… Theo đó thì NHTM có quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng khi họ đáp ứng đủ các điều kiện nhất định. Việc làm này vừa ngăn ngừa khoản nợ chuyển thành nợ xấu vừa hỗ trợ đƣợc khách hàng trong những điều kiện khó khăn.

Tuy nhiên để đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì khách hàng cũng phải có những tín hiệu tài chính tích cực và có thiện chí trả nợ. Đặc biệt, để hỗ trợ khách hàng trong tình hình đại dịch COVID-19 kéo dài thì Thông tƣ 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 đã ra đời. Và sau đó, khi tình hình COVID-19 có những biến đổi phức tạp thì Thông tƣ 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tƣ 01/2020/TT- NHNN đã được ban hành nhằm hỗ trợ kịp thời cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

ii) Nhóm quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động xử lý nợ xấu Các quy định về mua bán nợ. Các quy định này đƣợc thể hiện trong Văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN năm 2020 hợp nhất Thông tƣ quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Pháp luật quy định rất rõ về các trình tự, nguyên tắc và điều kiện để mua bán nợ. Xử lý nợ xấu bằng việc bán nợ sẽ làm cho nhiều chủ thể mới xuất hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể cũng sẽ có sự thay

đổi. Bán nợ là hoạt động xử lý nợ khá hiệu quả, giúp NHTM thu hồi vốn nhanh để tiếp tục quá trình kinh doanh.

Các quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Bộ Luật dân sự 2015 và các Nghị định khác của Chính phủ có quy định cụ thể vấn đề này. Thực chất nhóm quy định này cũng sẽ quy định về trình tự, nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên việc có thu giữ đƣợc tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ hay không còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận cũng nhƣ khả năng hợp tác của khách hàng.

Các quy định về khởi kiện, tố cáo và thi hành án. Khi khách hàng cố tình không chịu hợp tác để thanh toán khoản nợ, gây khó khăn cho hoạt động thu hồi nợ của Ngân hàng thì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, các biện pháp khởi kiện, tố cáo có thể sẽ đƣợc tiến hành. Khi đó các quy định pháp luật về khởi kiện, tố cáo và thi hành án sẽ đƣợc áp dụng. Các quy định này đƣợc quy định rõ tại Bộ Luật Dân sự 2015, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ Luật Hình sự 2015, Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015,…. Lúc này, ngoài ngân hàng và khách hàng thì sẽ có thêm sự xuất hiện của Tòa án trong việc xử lý nợ xấu.

TIÊU KẾT CHƯƠNG I

Với nền kinh tế đang phát triển của nước ta hiện nay thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Hoạt động cho vay của NHTM càng phát triển mạnh thì vấn đề về nợ xấu càng đáng quan ngại. Trong chương 1 của khóa luận tốt nghiệp này em đã phân tích để làm rõ những vấn đề lý luận về xử lý nợ xấu và Pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM. Qua đó, ta sẽ có góc nhìn khái quát về nợ xấu và phần nào sự điều chỉnh của pháp luật về xử lý nợ xấu tại NHTM hiện nay. Từ các vấn đề lý luận đã đƣợc nêu ra ở chương 1, em sẽ có những cơ sở để phân tích rõ hơn thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)