Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 60)

Thứ nhất, nợ xấu có dấu hiệu ngày càng giảm sau khi nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lí nợ xấu của các tổ chức tín dụng đƣợc đƣa vào áp dụng.

Năm 2017, Quốc Hội ra nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lí nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Sau khi áp dụng nghị quyết, về xử lý nợ đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Theo Dương Công Chiến (2020): “Kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, tỷ lệ thu hồi nợ xấu của hệ thống các TCTD đƣợc cải thiện đáng kể, nhiều ngân hàng có dƣ nợ xấu giảm dần. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 - 2020 đã được kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%, tiếp tục có xu hướng giảm, đến ngày 31/5/2020 đã giảm còn 1,86%.” Đây là tín hiệu rất đáng mừng, tỉ lệ nợ xấu giảm sẽ hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, với tỉ lệ nợ xấu thấp thì các NHTM sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong các biện pháp xử lý nợ - đối với các biện pháp yêu cầu điều kiện về tỉ lệ nợ xấu.

Theo Bảo An (2021): “Theo ông Nguyễn Quốc Hùng -Tổng thƣ ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, tới nay, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý đƣợc khoảng 530 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 30/4/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý đƣợc gần 350 (66% số nợ) nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14, đạt trung bình khoảng 8 nghìn tỷ đồng/ tháng, cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng (54%), ngoại bảng (24%) bán cho VAMC (22%). Trong đó, khách hàng tự nguyện trả nợ 150 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi thời điểm trước Nghị quyết 42 có hiệu lực. Bên cạnh đó, các TCTD đƣợc phép chủ động quyết định biện pháp xử lý khoản nợ là bán nợ, thu giữ tài sản cho dù có hay không có sự đồng ý của bên vay/bên bảo đảm đã tạo áp lực rất lớn buộc bên vay/ bên bảo đảm phải có trách nhiệm trong việc trả nợ và phải hợp tác với các TCTD trong quá trình xử lý nợ nếu không muốn mất tài sản...”

Có thể thấy, tác động của Nghị quyết 42 trong việc xử lý nợ xấu là rất tích cực, nó đã phần nào tạo dựng một hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu tại NHTM hiện nay.

Thứ hai, Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định các TCTD đƣợc phép chủ động quyết định biện pháp xử lý khoản nợ là bán nợ, thu giữ tài sản cho dù có hay không có sự đồng ý của bên vay/bên bảo đảm, điều này đã đem đến kết quả rất tích cực.

Theo Nhuệ Mẫn (2022): “Theo website của Vietcombank, chi nhánh Tân Bình Dương vừa công bố bán khoản nợ của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Dịch vụ Tuấn Ngọc, chuyên sản xuất túi xốp, thương mại hạt nhựa, với giá khởi điểm 21,4 tỷ đồng. Đƣợc biết, nợ gốc là 18,6 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn xấp xỉ 1,3 tỷ đồng, lãi phạt quá hạn gần 418 triệu đồng, các khoản lãi và lãi phạt dự kiến phát sinh từ ngày 12/10/2021 cho đến khi công ty này hoàn tất các nghĩa vụ tại Vietcombank theo các hợp đồng tín dụng đã ký là 1,07 tỷ đồng.

Tương tự, Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội đăng thông tin bán đấu giá tài sản là toàn bộ khoản nợ của Công ty cổ phần Hà Châu OSC. Khoản nợ tính đến ngày 31/10/2021 có giá trị gần 67 đồng, trong đó, dƣ nợ gốc là 29,6 tỷ đồng, lãi trong hạn và lãi quá hạn là 37,1 tỷ đồng, giá khởi điểm bán đấu giá là 41,1 tỷ đồng.

Agribank chi nhánh Tây Hà Nội thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty cổ phần Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Giá trị khoản nợ tính đến ngày 26/8/2021 là hơn 90 tỷ đồng, trong đó, dƣ nợ gốc gần 47 tỷ, nợ lãi hơn 43 tỷ đồng, giá khởi điểm bán đấu giá là gần 83 tỷ đồng.

VietinBank chi nhánh Đông Anh thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản là khoản nợ tại Ngân hàng có tổng giá trị 234,1 tỷ đồng. Cụ thể, giá trị khoản nợ của Công ty TNHH Cung ứng vật tƣ xây dựng Gia Bảo bao gồm nợ gốc, nợ lãi, lãi phạt, phí... tạm tính đến ngày 20/12/2021 là 160,6 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 55,8 tỷ đồng, nợ lãi 104,8 tỷ đồng; giá trị khoản nợ của Công ty TNHH MTV Xây dựng Thủy Tiên bao gồm nợ gốc, nợ lãi, lãi phạt, phí... tạm tính đến ngày 20/12/2021 là 73,5 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 24,3 tỷ đồng, nợ lãi 49,1 tỷ đồng. Giá khởi điểm bán đấu giá khoản nợ là 190,2 tỷ đồng. VietinBank chi nhánh Tiền Giang thông báo bán tài sản thế chấp là 47 tàu cá của khách hàng, giá bán/chuyển nhƣợng theo thỏa thuận.

Tại MB Bank, Ngân hàng chào bán khoản nợ là toàn bộ dƣ nợ vay của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số Mười bảy Thăng Long (17 Thăng Long). Giá trị khoản nợ tạm tính đến ngày 22/12/2021 gồm nợ gốc 33,5 tỷ đồng, nợ lãi 11,5 tỷ đồng”

Bán nợ là một biện pháp xử lý nợ nhanh gọn đƣợc rất nhiều NHTM áp dụng để nhanh chóng thu hồi nợ xấu. Bên cạnh đó, đối với các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm mà theo đánh giá của NHTM có khả năng thu hồi thì biện pháp thu hồi sẽ được áp dụng. Trước đây, hai biện pháp này thường vướng phải nhiều khó khăn do liên quan tới thỏa thuận trong hợp đồng và quyền sở hữu của khách hàng. Tuy nhiên với những quy định này của Nghị quyết 42, các TCTD nói chung và NHTM nói riêng sẽ đƣợc tự chủ và linh hoạt hơn trong việc áp dụng các biện pháp để xử lý nợ xấu sao cho phù hợp và hiệu quả. Điều này sẽ góp phần đáng kể trong việc thu hồi nợ của NHTM.

Thứ ba, Việc thu hồi nợ xấu đem đến nhiều lợi ích cho các khách hàng vay vốn của ngân hàng.

Cũng theo Bảo An (2021): “Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Nghị quyết 42, là hành lang pháp lý hỗ trợ rất lớn cho công tác xử lý nợ, giúp các ngân hàng giải quyết cục máu đông tồn đọng từ thời kỳ khủng hoảng tài chính 2011- 2013. Việc có thể xử lý đƣợc tài sản để thu hồi nợ theo Nghị quyết 42 không chỉ giúp ngân hàng thu hồi nợ xấu, mà còn có tác động rất tích cực tới các khách hàng vay vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng cao nhất đến 1-3%. Nhƣ vậy 97- 99% các khách hàng vay vốn là khách hàng tốt.”

Khi các khoản nợ xấu được xử lý sớm thì môi trường khách hàng sẽ được thanh lọc rất nhiều. Bên cạnh đó, nợ xấu đƣợc giải quyết thì dòng vốn của ngân hàng sẽ được “lưu thông”, các chính sách cho vay từ đó sẽ ưu đãi và mang tính cạnh tranh hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện rất lớn cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn dồi dào của NHTM. Nhƣ vậy, việc áp dụng Nghị quyết 42 không chỉ đem lại hiệu quả xử lý nợ xấu cho NHTM mà còn đem lại lợi ích rất lớn cho khách hàng vay vốn.

Thứ tư, quy định về trích lập dự phòng để phòng ngừa những tổn thất có thể xảy ra trong tương lại giúp cho ngân hàng vẫn có thể vận hành trơn tru kể cả khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Để có thể đối phó với những khoản nợ xấu có khả năng mất vốn, các NHTM phải trích quỹ dự phòng rùi ro. Theo Nhuệ Mẫn (2022): “Dự phòng rủi ro là khoản

tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Theo Thông tƣ 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 01/2020/TT-NHNN và Thông tƣ 03/2021/TT- NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngân hàng bắt buộc phải trích 30% dự phòng phần dƣ nợ tái cơ cấu vào cuối năm 2021 và 100% tính đến cuối năm 2023. Việc chủ động trích lập dự phòng hàng năm, đặc biệt là trong thời gian qua cho thấy sự chủ động từ phía ngân hàng trước những rủi ro của nền kinh tế trong tương lai và giảm áp lực lên kết quả kinh doanh các năm sau, cũng nhƣ dùng khoản chi phí này để thoái nợ với VAMC do cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó, một lãnh đạo cao cấp MB nhận xét.”

Cũng theo Nhuệ Mẫn (2022) thì : “Đến cuối quý III/2021, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của VietinBank là 21.500 tỷ đồng, tăng 8.900 tỷ đồng (tương đương tăng 71%) so với đầu năm 2021. Chi phí dự phòng rủi ro cho vay trích lập trong 9 tháng đầu năm 2021 là 14.000 tỷ đồng, tăng 2.500 tỷ đồng (tương đương tăng 22%) so với cùng kỳ năm 2020. Riêng quý III/2021, VietinBank trích lập 5.500 tỷ đồng. Ngân hàng đẩy mạnh trích lập dự phòng khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,67%, cao nhất trong 4 quý gần đây.

Tương tự, số dư nợ xấu của Vietcombank từ 5.230 tỷ đồng thời điểm đầu năm 2021 tăng lên 10.884 tỷ đồng tính đến cuối quý III/2021, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,62% lên 1,16%, chi phí dự phòng tăng lên 8.012 tỷ đồng, cao hơn 33% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng trong quý III/2021, Vietcombank trích lập dự phòng 2.500 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong diễn biến có liên quan, VPBank chủ động trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Chi phí dự phòng hợp nhất đến cuối tháng 9/2021 là 13.631 tỷ đồng. Riêng trong quý III/2021, Ngân hàng đã dành 4.979 tỷ đồng cho chi phí dự phòng, tăng 18,6% so với quý liền trước.”

Pháp luật đã quy định rất cụ thể về tỉ lệ trích lập dự phòng với từng nhóm nợ.

Đây là biện pháp phòng ngừa nợ xấu rất hay. Quy định này còn buộc các Ngân hàng phải quản lý tốt các khoản nợ của mình để không phát sinh nợ xấu. Thực tế thi hành

pháp luật đã chứng minh sự hiệu quả của biện pháp này. Trải qua những biến động lớn, đặc biệt là đại dịch COVID-19 nhƣng hệ thống Ngân hàng nhìn chung vẫn hoạt động ổn định, tỉ lệ trích lập dự phòng tăng lên nhƣng dòng vốn vẫn đáp ứng tốt cho hoạt động cấp tín dụng.

Thứ năm, Cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với tình hình ảnh hưởng do dịch COVID -19 giúp làm giảm số lƣợng nợ xấu

Ngoài trích lập quỹ dự phòng để xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tƣ số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo Bảo An (2021):

“Tính đến ngày 31/5/2021, các tổ chức tín dụng đã thực hiện: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 257.602 khách hàng với dƣ nợ 336.663 tỷ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho 676.690 khách hàng với dƣ nợ 1.277.831 tỷ đồng; Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 3.508.415 tỷ đồng cho 480.839 khách hàng”

Thông tư số 14/2021/TT-NHNN (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2021) đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho khách hàng vay vốn của Ngân hàng trong tình hình COVID-19 đầy khó khăn. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phủ hợp cho những đối tƣợng khách hàng bị tác động bởi COVID-19 không chỉ hạn chế nợ xấu mà còn giúp họ có điều kiện để phục hồi kinh tế, từ đó có nguồn trả nợ cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)