Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 67)

Sau khi thực hiện nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các NHTM cũng đạt đƣợc kết quả tích cực trong việc xử lý nợ xấu nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu. Đặc biệt, dịch COVID – 19 quay trở lại, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu có dấu hiệu bắt đầu tăng cao trở lại

Thứ nhất, Nợ xấu có dấu hiệu quay trở lại do ảnh hưởng của dịch COVID – 19.

Theo Phương Anh (2020): “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, dịch bệnh xuất hiện đầu năm 2020 khiến hoạt động kinh tế ở Việt Nam suy giảm ở khắp các lĩnh vực, trong đó doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn bởi sản xuất kinh doanh bị tê liệt, nợ xấu theo đó cũng tăng mạnh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lên đến hơn 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dƣ nợ toàn hệ thống. Đặc biệt, trong quý 1/2020, hàng loạt ngân hàng có nợ xấu tăng. Cụ thể, nợ xấu nội bảng của Sacombank cuối tháng 3 ở mức 6.046 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng cũng diễn ra tại một số ngân hàng nhƣ: SeABank tăng từ 2,31% lên 2,34%; VIB tăng từ 1,96% lên 2,19%; BacABank tăng từ 0,69% lên 0,79%...”

Nợ xấu tăng cao ảnh hưởng xấu không chỉ đến các ngân hàng, bản thân người đi vay mà còn ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế. Nợ xấu làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng, dẫn đến tình trạng xói mòn, thất thoát nguồn vốn, làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, không đƣợc xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như làm giảm khả năng huy động vốn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến làm suy giảm khả năng thanh khoản, đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do vậy, cần phải có những quy định của pháp luật, quy định về những biện pháp xử lý nợ xấu để làm giảm nợ xấu có dấu hiệu quay trở lại trong tình hình thực tiễn.

Thứ hai, việc thực thi Nghị quyết số 42/2017/QH14 để xử lý nợ xấu của các cơ quan chức năng địa phương chưa có sự phối hợp, thiếu đồng bộ và nhất quán.

Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lí nợ xấu của các tổ chức tín dụng: “5. Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.”

Trên thực tế thì việc xử lý nợ xấu giữa NHTM và khách hàng là quan hệ dân sự dựa sự thỏa thuận hợp đồng giữa các bên. Trong quá trình thực thi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lí nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các cơ quan chức năng địa phương mặc dù đã có sự tham gia trong quá trình xử lý nợ xấu nhưng sự phối hợp mới chỉ dừng ở mức là có tham gia còn chƣa thực sự quan tâm, thiếu tính quyết liệt trong quá trình xử lý nợ xấu, vì cho rằng việc xử lý nợ xấu là trách nhiệm riêng của ngành ngân hàng. Điều này làm cho quá trình xử lý nợ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong biện pháp thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý nợ Thứ ba, Việt Nam vẫn chƣa có các quy định pháp luật để hình thành một thị trường mua, bán nợ chuyên nghiệp thực sự.

Thị trường mua bán nợ Việt Nam kém phát triển cũng làm ảnh hưởng tới việc huy động vốn để xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó việc sử dụng các công cụ tài chính để xử lý nợ xấu, chuyển đổi rủi ro tín dụng liên quan đến nợ xấu cũng hạn chế do chƣa có thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp. Trong công cuộc xử lí nợ xấu, thị trường mua bán nợ là một trong các biện pháp phát huy tối đa công dụng để xử lý nợ xấu.

Các chủ thể tham gia thị trường mua, bán nợ xấu mới đang chỉ có VAMC, DATC, AMC của các TCTD và một số tổ chức, cá nhân khác tham gia vào hoạt động mua, bán nợ xấu, do vậy mà số lƣợng các khoản nợ xấu đƣợc mua còn ít so với tổng số nợ xấu cần được xử lý. Do vậy, cần có một thị trường mua, bán nợ chuyên nghiệp và cần mở rộng thị trường này để có nhiều chủ thể tham gia mua với số lượng lớn nợ xấu, giúp việc xử lý nợ xấu đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Thứ tư, còn nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật để phòng ngừa và xử lý nợ xấu.

Trên thực tế thì còn rất nhiều sai phạm trong hoạt động cho vay dẫn đến gia tăng nợ xấu. Có thể kể tới sai phạm trong việc thẩm định trước cho vay và trong quá trình vay. Những bất cập trong công tác thẩm định có quan hệ mật thiết trong việc phát sinh nợ xấu. Đã có nhiều trường hợp cán bộ, nhân viên thẩm định làm giả giấy tờ, bỏ qua những thiếu sót để xét duyện khoản vay của khách hàng có đủ điều kiện đƣợc giải ngân. Vì thế ngay từ đầu rủi ro tín dụng đã xuất hiện.

Bên cạnh đó, chƣa có sự nhất quán giữa các văn bản pháp luật trong hoạt động xử lý nợ xấu. Có thể kể đến việc, pháp luật cho phép chủ nợ (NHTM) có quyền xử lý nợ bằng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên việc làm này sẽ ảnh hưởng tới các quyền của chủ sở hữu được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 hay các quyền hiến định của công dân đƣợc quy định tại Hiến Pháp 2013, nhất là đối với tài sản bảo đảm là bất động sản. Do vậy trên thực tế thì các quy định về xử lý nợ xấu còn khá nhiều bất cập.

Thứ năm, quá trình giải quyết nợ xấu tại Tòa án và Cơ quan thi hành án còn nhiều vướng mắc.

Mặc dù thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án đã đƣợc áp dụng nhƣng điều kiện để đƣợc áp dụng thủ tục này còn bó hẹp, bên cạnh đó chƣa đƣợc áp dụng đối với các tranh chấp có đối tƣợng là hợp đồng tín dụng. Chính vì vậy mà thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ kéo dài thời gian xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, thời gian giải quyết các vụ án tại Tòa án thường chậm hơn so với quy định, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thu hồi nợ xấu.

2.2.2.2. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Thứ nhất, từ phía ngân hàng thương mại. Những nguyên nhân bên trong Ngân hàng làm phát sinh các khoản nợ xấu có thể kể tới : Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực; Đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên; Sự tổ chức giữa các cấp, các phòng ban chuyên môn trong nội bộ NHTM…

Trong bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào thì trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực luôn đóng vai trò rất quan trọng. Trong hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM thì nguồn nhân lực có chuyên môn tốt thì sẽ góp phần quản lý tốt các khoản nợ, giải quyết các khoản nợ xấu một cách hiệu quả. Ngƣợc lại, khi chuyên môn của nguồn nhân lực kém thì họ sẽ không đủ trình độ để quản lý các khoản nợ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xử lý nợ nói riêng và quá trình phát triển của toàn hệ thống Ngân hàng nói chung.

Bên cạnh đó, có rất nhiều sai phạm dẫn đến phát sinh nợ xấu xuất phát trực tiếp từ việc đội ngũ cán bộ, nhân viên cố tình làm sai để trục lợi cá nhân. Điều này bắt nguồn từ sự suy đồi trong đạo đức và tinh thần trách nhiệm của chính đội ngũ nhân lực trong Ngân hàng.

Các cấp, phòng ban chuyên môn trong nội bộ NHTM chƣa có sự kết hợp chặt chẽ. Hoạt động cấp tín dụng chƣa đƣợc gắn chặt với hoạt động xử lý nợ xấu nên trách nhiệm trong việc xét duyệt và thẩm định khoản vay còn nơi lỏng. Bên cạnh đó, khi phát sinh nợ xấu thì các phòng ban trong nội bộ ngân hàng lại chƣa có phối kết hợp để đưa những phương án tác động hợp lí nhằm thu hồi nợ.

Thứ hai, từ phía khách hàng của ngân hàng thương mại. Những nguyên nhân từ phía khách hàng làm phát sinh nợ xấu có thể kể tới nhƣ: Trình độ quản lý và sử dụng vốn vay, Ý thức trong việc thanh toán nợ đúng hạn,…

Trình độ quản lý và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn hiện này chƣa thực sự tốt. Đối với các doanh nghiệp thì trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ lãnh đạo là rất quan trọng. Khi trình độ điều hành không tốt, đƣa ra các quyết sách không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình kinh doanh, từ đó tác động xấu tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nguy cơ phát sinh nợ xấu cũng từ đó mà ra. Đối với khách hàng cá nhân ở Việt Nam thì vấn đề quản lý vốn còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc sử dụng vốn không hợp lí, không đem lại hiệu quả để lấy nguồn trả nợ.

Mặt khác, trách nhiệm thanh toán nợ của khách hàng cũng là vấn đề đáng suy ngẫm. Nhiều khách hàng vay vốn có tâm lý chây ỳ trong việc tìm phương án trả nợ, từ đó để khoản nợ xấu phát sinh ngày càng lớn.

Thứ ba, các nguyên nhân khách quan khác. Các nguyên nhân khách quan làm phát sinh nợ xấu nhƣ : Dịch Covid-19; Hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu…

Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế chung. Theo Việt Hà (2020) : “ kết quả nghiên cứu số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và kết quả khảo sát doanh nghiệp của Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, đến thời điểm hiện tại, tác động của dịch COVID-19 đến khu vực doanh nghiệp đã bắt đầu bộc lộ một cách rõ ràng trong tất cả các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, có đến 93,9% các doanh nghiệp điều tra

đánh giá dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Để đối phó với những khó khăn do tác động của đại dịch, 65,5% doanh nghiệp thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên; 35,3% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động; 34% phải cắt giảm lương nhân công lao động; 34,5% doanh nghiệp đã phải cho lao động nghỉ việc không lương. Có 44,7% doanh nghiệp cắt giảm quy mô sản xuất kinh doanh; 34,7% các doanh nghiệp lựa chọn tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh để chờ qua thời kỳ khó khăn và 15,1% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh mới.

Thống kê trong tháng 2/2020 cũng cho thấy, số người thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp là trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 1/2020 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (gần 28.000 người).” Những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã làm cho tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp, cũng nhƣ cá nhân gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó, nguồn trả nợ không đƣợc ổn định, rất dễ làm xuất hiện nợ xấu.

Hành lang pháp lý về hoạt động xử lý nợ xấu còn chƣa chặt chẽ, các chế tài xử phạt chƣa đủ tính răn đe. Chính vì vậy mà khách hàng chƣa có ý thức cao trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ làm quá trình xử lý nợ gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nước còn nhiều thiếu sót, chƣa kịp thời làm cho tình trạng nợ xấu diễn biến phức tạp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Là một đất nước thượng tôn pháp luật nên trước một vấn đề nhức nhối như nợ xấu thì Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền không thể không dành cho nó sự quan tâm đặc biệt. Chương 2 của khóa luận này đã làm rõ phần nào các quy định của pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam hiện nay nhƣ : các quy định về nợ xấu; nguyên tắc về xử lý nợ xấu; các chủ thể tham gia xử lý nợ xấu; những biện pháp xử lý nợ xấu của NHTM. Qua phân tích các quy định pháp luật trên thì Chương 2 đã nêu lên thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM, từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân của nó. Đó là những tiền đề quan trọng để tác giả đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)