Để xử lý nợ xấu thì NHTM có nhiều biện pháp với các mức độ khác nhau.
Cùng với các biện pháp đó là sự xuất hiện của các chủ thế tham gia xử lý nợ xấu.
Có thể kể tới nhƣ : Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM (AMC);
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC); Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án, Cơ quan thi hành án,.. ) và chính các trung tâm, phòng ban chuyên xử lý nợ của các NHTM. Tuy nhiên do khuân khổ bài khóa luận có hạn nên em sẽ đi sâu phân tích về ba chủ thể : Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC);
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC); Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC).
2.1.3.1. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng Thương mại (AMC)
Công tác quản trị rủi ro luôn đƣợc các NHTM quan tâm đặc biệt. Mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách và biện pháp riêng biệt. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự tăng trưởng nhanh chóng của hệ thống tín dụng làm cho rủi ro tín dụng cũng từ đó mà gia tăng. Việc xử lý nợ xấu cũng cần phải đƣợc chuyên nghiệp hóa để đạt hiệu quả tốt nhất. Chính vì thế việc thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc chính các NHTM là rất cần thiết. Căn cứ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 150/2001/QĐ-TTg ( Thủ tướng Chính phủ, 2001) thì mô hình Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM chính thức ra đời.
Mục đích của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM là:
- AMC đƣợc thành lập với các mục đích chính nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạn của toàn hệ thống;
- Góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả;
- Cơ cấu lại nợ tồn đọng, tiếp nhận quản lý các khoản nợ tồn động của ngân hàng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tƣ thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp…
- Góp phần cải tiến quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng .
- Từng bước phát triển hoạt động mua bán nợ; quản lý, kinh doanh tài sản (cho thuê, mua bán, khai thác);
- Lấy thu để bù chi; bảo toàn và phát triển vốn;
- Quản lý an toàn tài sản ngân hàng giao; đóng góp một phần lợi nhuận cho ngân hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động của AMC nhìn chung không thực sự nổi bật. Việc xử lý nợ xấu cho ngân hàng mẹ của AMC không hiệu quả bằng các phòng ban chuyên xử lý nợ của NHTM. Tác giả Hà Phương (2020) cho rằng: “ Theo Bộ Tài chính, hầu hết Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NHTM của các ngân hàng đƣợc thành lập với mục đích để xử lý nợ xấu của các ngân hàng mẹ, ít tham gia vào thị trường mua bán nợ hoặc có tham gia thì mục đích cũng chỉ giúp các
ngân hàng mẹ hoán đổi nợ xấu cho nhau. Do đó, các khoản nợ xấu vẫn tồn tại trong nội bộ ngân hàng mà chƣa đƣợc loại bỏ hoàn toàn ra khỏi báo cáo tài chính hợp nhất, nợ xấu thực chất vẫn chƣa đƣợc xử lý. Tại báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng về thị trường mua bán nợ, Việt Nam có khoảng 30 AMC đăng ký hoạt động.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 4 AMC thực sự vận hành gồm AMC của ACB, Techcombank, VPBank và MB. Ngoài ra, do nguồn nhân lực còn thiếu và chƣa có nhiều kinh nghiệm, cũng nhƣ hạn chế về nguồn vốn nên hoạt động của các AMC chƣa thực sự hiệu quả.”
Có một thực tế, dù đi vào vận hành nhưng hoạt động xử lý tài sản thường không mang về nguồn thu đều đặn, nhất là ở các AMC đang quản lý lƣợng ít tài sản và thường là các món nợ "khó đòi".
Bên cạnh đó thì hành lang pháp lý dành cho các AMC còn rất lỏng lẻo. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất điều chỉnh về quá trình hoạt động của AMC là Thông tƣ 27/2002/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2002). Có thể thấy Thông tƣ này đã đƣợc ban hành từ năm 2002, trong khi đó nền kinh tế liên tục phát triển đòi hỏi pháp luật phải có sự cập nhật điều chỉnh kịp thời để AMC hoạt động một cách hiệu quả nhất.
2.1.3.2. Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC)
Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đƣợc thành lập năm 2003 theo Quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Công ty Mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. DATC xử lý nợ xấu với cơ chế chủ đạo là tái cơ cấu phục hồi doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 129/2020/NĐ-CP thì chức năng và nhiệm vụ của DATC là :
“1. Hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản.
2. Mua, xử lý các khoản nợ và tài sản trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại DATC;
b) Ƣu tiên tập trung nguồn lực của DATC để hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản;
c) Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản theo cơ chế thị trường.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.” (Chính Phủ, 2020)
Với các chức năng, nhiệm vụ trên thì ngành nghề kinh doanh của DATC đƣợc quy định tại Điều 6 Nghị định 129/2020/NĐ-CP nhƣ sau:
“1. Ngành nghề kinh doanh chính a) Tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản:
- Tiếp nhận nợ và tài sản theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ để xử lý theo quy định tại Nghị định này;
- Tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm: nợ phải thu và các tài sản (bao gồm cả các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý, thu hồi vốn cho Nhà nước theo quy định tại Nghị định này.
b) Mua, xử lý nợ và tài sản, gồm:
- Quản lý, sử dụng chủ yếu nguồn lực tài chính của công ty để thực hiện mua, xử lý các khoản nợ và tài sản (bao gồm cả các dự án cần hỗ trợ xử lý nợ để tiếp tục đầu tư, khai thác) theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Mua, xử lý các khoản nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân không trùng lắp với mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
c) Tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua, bán, xử lý nợ.
2. Ngành nghề hỗ trợ ngành nghề kinh doanh chính
- Quản lý, đầu tƣ, khai thác và xử lý đối với dự án bất động sản thuộc các trường hợp: là tài sản bảo đảm khoản nợ, tài sản nhận gán nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định của pháp luật;
- Tƣ vấn xử lý nợ, tài sản, mua, bán, sáp nhập, tái cơ cấu doanh nghiệp;
- Thực hiện các hoạt động thẩm định giá; dịch vụ quản lý nợ và thu nợ trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.” (Chính Phủ, 2020)
Trên thực tế thì DATC sẽ tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu của NHTM với tƣ cách chủ thể xử lý nợ khi khoản nợ đó đƣợc chính NHTM bán cho DATC.
Khi đó quyền của DATC đƣợc quy định theo Điều 9 Nghị định 129/2020/NĐ-CP nhƣ sau :
“DATC thực hiện các quyền theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các quyền sau:
1. Đƣợc các chủ nợ, chủ tài sản, bên nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản nợ, tài sản trong quá trình DATC thực hiện tiếp nhận, mua nợ, tài sản và dự án dở dang theo chỉ định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu bên nợ, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho DATC để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Được cơ quan quản lý nhà nước có liên quan hỗ trợ hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Đƣợc các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ (bao gồm cả quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) đã đƣợc DATC mua, kể cả tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua nhƣng chƣa đƣợc
đăng ký giao dịch bảo đảm. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
5. DATC trở thành bên nhận bảo đảm và đƣợc thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
6. Đƣợc kế thừa các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ, chủ tài sản, bên nhận bảo đảm liên quan đến các khoản nợ, tài sản đã mua theo quy định của pháp luật.”
(Chính Phủ, 2020)
Cùng với các quyền này thì DATC sẽ có nghĩa vụ đƣợc quy định tại Điều 10 Nghị định 129/2020/NĐ-CP nhƣ sau:
“1. Nhận và sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác được nhà nước giao để kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước.
2. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định khác của pháp luật.
4. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
5. Tổ chức quản lý, kiểm soát, điều hành nhằm sử dụng có hiệu quả vốn, các nguồn lực được Nhà nước giao và các nguồn lực khác trong hoạt động của Công ty.
6. Công bố, công khai thông tin tài chính và các thông tin khác về hoạt động của Công ty theo quy định của pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
7. Cung cấp cho khách hàng thông tin có liên quan đến hoạt động mua, bán các khoản nợ, tài sản do Công ty thực hiện theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với quy tắc bí mật kinh doanh của Công ty.
8. Chịu sự giám sát của Nhà nước trong thực hiện các quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương; Quỹ tiền lương, thù lao, Quỹ tiền thưởng; chế độ trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các cán bộ quản lý khác.
9. Chịu sự giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và đƣợc Nhà nước giao.” (Chính Phủ, 2020)
Thông qua Nghị định 129/2020/NĐ-CP (Chính phủ, 2020) ta thấy rõ đƣợc chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của DATC. Sự tham gia của Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) giúp các NHTM có thêm nhiều sự lựa chọn trong hoạt động xử lý nợ xấu. DATC giúp các ngân hàng xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu. Việc mua nợ của DATC đã góp phần hỗ trợ các tổ chức tín dụng chuyển hóa “vốn chết” thành “vốn sống”, giúp các NHTM xử lý nhanh khối lƣợng nợ tồn đọng, làm tăng tính thanh khoản và an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, góp phần khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, đồng thời cải thiện và nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng và doanh nghiệp. Tính đến này, đã có rất nhiều NHTM hợp tác với DATC để xử lý vấn đề nợ xấu, có thể kể tới nhƣ : Vietinbank, Techcombank, BIDV, Agribank,... “Cụ thể, trong quý I năm 2022, DATC đã hợp tác với ngân hàng ACB, MB Bank, BIDV, Agribank để xử lý nợ và tái cơ cấu cho 06 doanh nghiệp với tổng giá trị nợ xử lý đạt gần 1.500 tỷ đồng. Lũy kế 3 tháng đầu năm doanh thu và lợi nhuận hoạt động đạt tương ứng 26,7% và 21,7% so với kế hoạch cả năm.” (Dương Lâm, 2022)
2.1.3.3. Công ty quản lý tài sản (VAMC)
Công ty quản lý tài sản (VAMC) tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Có thể coi, VAMC là công cụ xử lý nợ đặc biệt do Nhà nước
quản lý, góp phần xử lý hiệu quả và nhanh chóng nợ xấu, từ đó giảm thiểu rủi ro cho NHTM. Nguyên tắc hoạt động của VAMC đƣợc quy định tại Điều 5 Nghị định 53/2013/NĐ-CP :
“Công ty Quản lý tài sản hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.
3. Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.” (Chính phủ, 2013)
Một nguyên tắc hoạt động rất đáng chú ý của VAMC đó là không vì mục tiêu lợi nhuận. Thông qua quá trình hoạt động của VAMC, Nhà nước sẽ góp phần tích cực trong việc đẩy lùi nợ xấu. Việc lấy thu bù chi của VAMC làm cho quá trình xử lý nợ xấu diễn ra nhanh chóng hơn so với việc xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp khác của NHTM. Từ đó đẩy mạnh vòng quay tài chính cho các TCTD nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Các hoạt động cụ thể của VAMC đƣợc quy định tại Điều 12 Nghị định 53/2013/NĐ-CP:
“1. Công ty Quản lý tài sản đƣợc thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
d) Đầu tƣ, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã đƣợc Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
e) Tƣ vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
g) Đầu tƣ tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;
i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;