Quy định về nợ xấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 24 - 31)

Trước hết, căn cứ theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN “ Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ” thì nợ của các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng đƣợc phân loại thành 5 nhóm theo phương pháp định lượng và định tính như sau :

“Điều 10. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm nhƣ sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Khoản nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a (ii) Khoản này, khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

(v) Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vii) Khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tƣ này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chƣa thu hồi đƣợc trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhƣng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chƣa thu hồi đƣợc;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vii) Khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tƣ này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chƣa thu hồi đƣợc trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhƣng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chƣa thu hồi đƣợc;

(vii) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(viii) Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang đƣợc kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

(ix) Khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;

(x) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.” ( Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2021 )

Pháp luật quy định rất cụ thể về phân loại nợ theo phương pháp định lượng. Trên thực tế, ta có thể thấy việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng chủ yếu dựa trên số ngày quá hạn của khoản nợ. Phương pháp này thường xuyên được các TCTD trong đó có NHTM áp dụng để phân loại nợ xấu. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng phương pháp này để phân loại nợ thì quá trình phân loại khó đạt được hiệu quả cao nhất. Nhược điểm của phương pháp này là tính khách quan chưa cao. Vì nhiều lý do khác nhau mà có những khoản nợ tuy chƣa đến hạn nhƣng khả năng thanh toán đã không còn. Vì vậy, để việc phân loại nợ đƣợc chính xác và hiệu quả thì các NHTM cần kết hợp phương pháp này với phương pháp định tính.

“Điều 11. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo 05 nhóm nhƣ sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhƣng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.

Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tƣ này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tƣ này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có khả năng mất vốn.

Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tƣ này.”

(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2021 )

Việc phân loại nợ theo phương pháp định tính được dựa trên việc đánh giá khả năng thanh toán khoản nợ của khách hàng. Theo đó thì các TCTD nói chung và NHTM nói riêng sẽ áp dụng những nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá khả năng thanh toán này của khách hàng. Để phương pháp này để đạt được kết quả cao nhất thì NHTM cần có sự giám sát chặt chẽ các khoản nợ nhằm nắm bắt tình hình khách hàng kịp thời. Từ đó, việc phân loại nợ sẽ chuẩn xác để áp dụng biện pháp xử lý nợ

phù hợp với từng khoản nợ. Tuy nhiên, việc phân loại nợ theo phương pháp này chủ yếu đánh giá qua những tiêu chí chủ quan nên khá khó và mất nhiều thời gian, đòi hỏi các NHTM phải có nguồn nhân lực chuyên môn cao để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng một cách chính xác.

Thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, các TCTC nói chung và NHTM nói riêng đều kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng để phân loại nợ nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Theo định nghĩa nợ xấu ở mục 1.1.1.1 của bài viết này thì không phải tất cả các khoản nợ đều bị coi là nợ xấu. Chỉ khi các khoản nợ đó có đủ các điều kiện để chuyển sang nợ nhóm 3,4,5 thì đó mới đƣợc coi là nợ xấu. Pháp luật đã quy định cụ thể về nợ xấu căn cứ theo số ngày quá hạn trả nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. Căn cứ từ các quy định pháp luật, theo Luật sư Trương Thanh Đức (2020) thì: “nợ xấu nhóm cao hơn không nhất thiết phải đƣợc chuyển từ nợ xấu nhóm thấp hơn. Thậm chí đang là nợ xấu nhóm 1 tốt nhất cũng có thể bị chuyển ngay sang nợ xấu nhóm 5 xấu nhất.”

Hình 2.1: Phân loại nợ của ngân hàng thương mại

(Nguồn: Nguyễn Bá Thành, 2022) Từ các quy định của pháp luật về phân loại nợ đối chiếu vào thực tế có thể thấy tình hình nợ xấu của Việt Nam diễn biến khá phức tạp qua từng năm. Theo thống kê nợ xấu của NHTM giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2

có xu hướng giảm, nhưng từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 khiến tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 có dấu hiệu tăng trở lại.

Hình 2.2: Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của hệ thống ngân hàng

(Nguồn: Nhuệ Mẫn, 2022) Nhìn lại giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 có xu hướng giảm. Việc tích cực giảm tỷ lệ nợ xấu cho thấy chất lượng tài sản của ngân hàng có sự cải thiện qua từng năm. Nhƣng dịch Covid-19 quay trở lại trong quý III/2021 dẫn tới giãn cách toàn xã hội đã tác động lớn đến nền kinh tế. Theo đó cơ cấu nhóm nợ tại các ngân hàng thay đổi, tỷ lệ hình thành nợ xấu tăng cao và nợ nhóm 2 có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, các tỷ lệ vẫn được giữ ở trong ngưỡng an toàn, đặc biệt là tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh. Trong giai đoạn từ năm 2019- 2021, nợ xấu có chiều hướng quay trở lại, tỷ lệ bao phủ nợ xấu gia tăng nhanh chóng trong hệ thống ngân hàng. Nếu nhƣ trong quý I/2019, tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong ngân hàng mới quay trở lại và ở mức 84% thì đến quý III/2021 khi dịch Covid– 19 quay trở lại đã làm tỷ lệ này tăng hẳn lên 121%. Cụ thể, trong các giai đoạn trước đấy như giai đoạn từ quý I/2019 đến quý III/2020, tỷ lệ bao phủ nợ xấu

của toàn hệ thống ngân hàng có sự chênh lệch không lớn thì đến giai đoạn từ quý III/2020 sang quý IV/2020 tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng khá nhanh,tăng 19% so với các giai đọan trước đó từ 88% lên 107%. S vang quý III/2021, tỷ lệ bao phủ nợ xấu hệ thống ngân hàng bắt đầu giảm xuống 5% so với quý II/2021.

Những số liệu mới nhất về tình hình nợ xấu của NHTM theo Kiều Phong (2022) thì : “Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống ngân hàng đã có kết quả báo cáo tài chính quý I/2022. Ngoài những con số khả quan đầy hứa hẹn thì cũng có nhiều vấn đề đƣợc nhắc đến, đặc biệt là nợ xấu. Khảo sát số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tổng số dƣ nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 31/3/2022 đã tăng đến 11% so với cuối năm trước với hơn 109.600 tỷ đồng. Tại nhóm ngân hàng tư nhân, bảng xếp hạng quý I năm nay xuất hiện thêm gương mặt mới là LienVietPostBank với số dƣ nợ xấu tăng 3,1% từ 2.863 tỷ đồng lên 2.953 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,42%. Ngoài ra, top 10 ngân hàng có số dƣ nợ xấu lớn nhất tính đến 31/3/2023 còn bao gồm Vietcombank, Sacombank, VIB, MB, SHB và ACB. Tính riêng nợ xấu của 10 ngân hàng trên đã chiếm 82.608 tỷ đồng, tương đương 75% tổng nợ xấu của 27 ngân hàng được khảo sát.”

Thông qua các số liệu “biết nói” có thể thấy quy định pháp luật về phân loại nợ đã đƣợc áp dụng rất phù hợp với thực tế để làm rõ thực trạng về nợ xấu. Từ đó, ta có thể áp dụng biện pháp xử lý phù hợp cho từng nhóm nợ, giúp quá trình xử lý nợ đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)