CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
1.3. Các phương pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và thường được thực hiện ở bước đầu của việc phân tích. Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các mục đích:
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch.
Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước.
Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh giữa kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùng qui mô hoạt động, trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
Tuy nhiên, vấn đề cần chú ý là khi thực hiện phép so sánh, để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn, hai số liệu đưa ra so sánh phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được. Các điều kiện đó là:
- Cùng nội dung kinh tế.
- Phải thống nhất về phương pháp tính.
- Phải cùng một đơn vị đo lường và phải được thu thập trong cùng một độ dài thời gian.
Ngoài ra, các chỉ tiêu cần phải được qui đổi về cùng một qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
1.3.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Một tỷ lệ toán học là sự biểu hiện một mối quan hệ giữa một lượng này với một lượng khác. Tuy nhiên, trong phân tích tài chính, một tỷ lệ được sử dụng cần gắn với một ý nghĩa kinh tế cụ thể. Một tỷ lệ muốn có ý nghĩa kinh tế nào đó thì các yếu tố cấu thành nó phải thể hiện mối quan hệ có nghĩa.
Khi dùng tỷ lệ trong phân tích tài chính doanh nghiệp, để thấy được xu hướng biến động của tỷ lệ thực sự phản ánh một kết quả tốt hơn hay kém hơn, các nhà phân tích cần phải hiểu biết các yếu tố tham gia cấu thành tỷ lệ và những giả định thay đổi của các yếu tố này đến số tỷ lệ. Vì một số tỷ lệ chỉ phản ánh mối quan hệ giữa hai yếu tố mà không thấy được độ lớn của mỗi yếu tố. Do vậy có những biến đổi của một tỷ lệ có vẻ thể hiện xu hướng tốt nhưng thực tế lại hoàn toàn khác và ngược lại.
Mặt khác, một tỷ lệ nói chung khó có thể đánh giá là tốt hay xấu, thuận lợi hay không thuận lợi, nhưng nếu có sánh với các số tỷ lệ trước đây của cùng một doanh nghiệp,
14
so sánh với một mức chuẩn mực đã định trước, so sánh với cùng một tỷ lệ của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động hoặc so sánh với các tỷ lệ của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành đó, có thể có được những sự chỉ dẫn đáng chú ý hay một kết luận quan trọng.
Phân tích số tỷ lệ là một kỹ thuật quan trọng của phân tích các báo cáo tài chính bởi vì nó có thể định rõ được nền tảng, những mối quan hệ kết cấu và các xu thế quan trọng. Trong phân tích số tỷ lệ cần làm rõ các độ lệch trong các số tỷ lệ đã tính toán và sau đó quan trọng hơn là tìm ra các nguyên nhân chênh lệch. Số tỷ lệ xét về bản thân nó không thể là cơ sở duy nhất cho việc ra quyết định. Chúng cần được xem như là chứng cứ bổ sung dẫn tới một quyết định hay một giải pháp.
1.3.3. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích hoặc thương số với chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện theo nội dung và trình tự sau đây:
- Thứ nhất, xác định công thức phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế.
- Thứ hai, sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không đổi trong cả quá trình phân tích. Theo qui ước, nhân tố số lượng được xếp đứng trước nhân tố chất lượng, nhân tố hiện vật xếp trước nhân tố giá trị. Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì xếp nhân tố chủ yếu trước các nhân tố thứ yếu.
- Thứ ba, xác định đối tượng phân tích. Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích (kỳ thực hiện) với chỉ tiêu kỳ gốc (kỳ kế hoạch, kỳ năm trước).
Giả sử có kinh tế Y chịu tác động bởi 3 nhân tố, quan hệ giữa các nhân tố này tới chỉ tiêu là quan hệ tích số và được sắp xếp như sau:
Y = a.b.c
Ta qui ước: kỳ kế hoạch được ký hiệu bằng chỉ số 0, còn kỳ thực tế được ký hiệu bằng chỉ số 1. Do đó, ta có:
𝑌1 = 𝑎1. 𝑏1. 𝑐1 và 𝑌0 = 𝑎0. 𝑏0. 𝑐0 Đối tượng phân tích được kí hiệu là Y: Y = 𝑌1− 𝑌0
- Thứ tư, các địch mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Ở bước này, ta lần lượt thay thế số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực tế. Sau mỗi lần thay thế, lấy kết quả mới tìm được trừ đi kết quả trước đó. Kết quả của phép trừ này ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.
Cụ thể ta có:
+ Thay thế lần thứ nhất ta có: 𝑌𝑎 = 𝑎1. 𝑏0. 𝑐0
15
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a, được ký hiệu là a
a = 𝑌𝑎 − 𝑌0 = 𝑎1. 𝑏0. 𝑐0− 𝑎0. 𝑏0. 𝑐0 + Thay thế lần thứ hai ta có: 𝑌𝑏 = 𝑎1 . 𝑏1. 𝑐0
Mức ảnh hưởng của nhân tố b được ký hiệu bằng b
b = 𝑌𝑏 − 𝑌𝑎 = 𝑎1. 𝑏1. 𝑐0− 𝑎1. 𝑏0. 𝑐0 + Thay thê lần thứ ba ta có: 𝑌𝑐 = 𝑎1. 𝑏1. 𝑐1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c được ký hiệu là c
c = 𝑌𝑐− 𝑌𝑏 = 𝑎1. 𝑏1. 𝑐1− 𝑎1. 𝑏1. 𝑐0
- Thứ năm, tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố. Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định phải bằng đối tượng phân tích:
Y = a + b + c 1.3.4. Phương pháp Dupont
Phương pháp Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách tách các tỉ số tổng hợp phản ánh mức sinh lời của doanh nghiệp như thu thập trên tài sản, thu thập sau thuế trên vốn chủ sở hữu thành tích số của các chuỗi tỉ số có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Từ đó cho phép phân tích ảnh hưởng, đánh giá tác động của từng yếu tố lên kết quả cuối cùng.
Phương pháp thường được dùng để có cái nhìn cụ thể, giúp tìm ra nguyên nhân của hiện trạng tài chính. Dựa vào đó để xem xét và đưa ra hướng giải quyết tình hình tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mục đích chính của việc sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra cách sử dụng vốn chủ sở hữu sao cho hiệu quả sinh lời là nhiều nhất.
Phương pháp Dupont có ưu điềm lớn hơn sơ với phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp thay thế liên hoàn ở chỗ: phương pháp Dupont không chỉ dừng lại ở việc phân tích các hiện tượng tài chính mà còn tiếp cận, chỉ ra các nguyên nhân của hiện tượng đó thông qua phân tích tỷ lệ sơ cấp thành tích các tỷ lệ thứ cấp. Sau đó tỷ lệ thứ cấp lại trở thành tỷ lệ sơ cấp cho một phân tích tiếp theo.
Căn cứ như vậy ta sẽ có một chuỗi các tỷ lệ nhân quả với nhau mà sự thay đổi của tỷ lệ sau là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trước. Thông qua đó ta có thể xác định được nhân tố nào là nguyên nhân gây ra biến động của chỉ tiêu được phản ánh ở tỷ lệ sơ cấp.
Chẳng hạn, theo phương pháp Dupont, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có thể được viết như sau:
ROA =LNST
TS = LNST DT ∗ DT
TS = ROS ∗ AU
16
Trong đó:
ROA: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROS: tỷ suất lợi nhuận doanh thu
AU: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản