Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng trung thành bắc ninh (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

1.4. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.4.3. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài sản ngắn hạn (hàng tồn kho và các khoản phải thu) và tài sản dài hạn (bất động sản, đất đai, trang thiết bị). Các tỷ số về năng lực hoạt động mô tả mối quan hệ giữa qui mô hoạt động của doanh nghiệp (thường được xác định là doanh số tiêu thụ) và tài sản cần thiết để duy trì hoạt động bền vững của doanh nghiệp.

Các tỷ số về năng lực hoạt động cũng có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu vốn của doanh nghiệp (cả trong hoạt động kinh doanh và đầu tư dài hạn). Doanh thu sẽ dẫn đến nhu cầu đầu tư cho tài sản cũng tăng thêm. Các tỷ số về năng lực hoạt động có thể giúp nhà phân tích dự báo được những nhu cầu này và đánh giá được khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu tăng lên của các tài sản cần thiết cho mức tăng trưởng dự báo đó.

a. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn

* Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Vòng quay và các khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với các khoản doanh thu của doanh nghiệp và được xác định theo công thức:

Vòng quay các khoản phu = Doanh thu thuần trong kỳ Các khoản phải thu bình quân

Các khoản phải thu bình quân được xác định bằng các khoản phải thu đầu kỳ cộng với các khoản phải thu cuối kỳ đem chia cho hai.

21

Vòng quay các khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiêp, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của một chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

Thông thường, vòng quay các khoản phải thu cao nói lên rằng doanh nghiệp đang quản lý các khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn.

Một chỉ tiêu ngược của vòng quay các khoản phải thu là kỳ thu tiền trung bình. Chỉ tiêu này cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp xuất hàng đến khi doanh nghiệp thu được tiền về.

Kỳ thu tiền trung bình

=Các khoản phải thu bình quân ∗ Số ngày trong kỳ phân tích Doanh thu thuần trong kỳ

So với kỳ trước, vòng quay các khoản phải thu giảm hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn, hay các khoản phải thu thu hồi chậm hơn, thể hiện vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán, kéo theo nhu cầu vốn gia tăng trong điều kiện qui mô sản xuất kinh doanh không đổi, từ đó có thể thấy nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp đã giảm, hoặc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng sẽ kém đi. Điều này có thể do một chính sách tín dụng kém hiệu quả hoặc chính sách nới lỏng tín dụng với bạn hàng nhằm mở rộng doanh số hoạt động. Ngược lại, vòng quay các khoản phải thu cao có thể do công tác quản lý nợ phải thu song có thể cho thấy sự không hiệu quả trong khâu bán hàng do doanh nghiệp thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, hay kết quả công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt. Bởi vậy, để đánh giá tình hình quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp so với năm trước có thực sự tiến bộ hay không, ngoài phương pháp so sánh cần đi sâu làm rõ tác động của các nhân tố doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân đến sự biến động của vòng quay các khoản phải thu.

* Vòng quay hàng tồn khi và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân chuyển trong một kỳ và được xác định bằng:

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán trong kỳ Hàng tồn kho bình quân

Hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng được xác định theo phương pháp bình quân số học giống như xác định các khoản phải thu. Vòng quay của hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho luân chuyển bình quân trong một kỳ.

Muốn biết thời gian luân chuyển của một vòng quay hàng tồn kho có thể được xác định bằng:

Số ngày một vòng hàng tồn kho

=Hàng tồn kho bình quân ∗ Số ngày trong kỳ phân tích Giá vốn hàng bán trong kỳ

22

Số ngày của một vòng hàng tồn kho là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian hàng lưu kho.

Các chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá chính sách đầu tư cho hàng tồn kho hay hiệu quả quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Thông thường so với kỳ trước, vòng quay hàng tồn kho giảm hay số ngày một vòng hàng tồn kho tăng cho thấy thời gian hàng tồn kho còn lại trong kho dài hơn, hay hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện qui mô sản xuất không đổi). Cần tìm hiểu lý do cụ thể để có biện pháp tác động tăng nhanh tốc độ quay vòng hàng tồn kho. Tuy nhiên, có trường hợp vòng quay hàng tồn khi giảm có thể là do kết quả của việc tăng dự trữ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng, nhu cầu mùa vụ hay một sự dự đoán xu hướng cầu tăng, hoặc vòng quay tăng có thể do tình trạng cạn kho của doanh nghiệp sự thu hẹp qui mô sản xuất. Bởi vậy trong phân tích, ngoài phương pháp so sánh vòng quay hàng tồn kho giữa các kỳ cũng cần phải xem xét, phân tích tác động của các nhân tố giá vốn hàng bán, hàng tồn kho để đánh giá đúng mức tình hình thực hiện chỉ tiêu này.

Để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp giảm vốn ứ động trong từng khâu của chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tính và phân tích vòng quay của từng bộ phận hàng tồn khi qua các chỉ tiêu sau:

Vòng quay của nguyên vật liệu

=Chi phí nguyên vật liệu đã đưa vào sản xuất trong kỳ Dự trữ nguyên vật liệu bình quân

Vòng quay của CPSXKD dở dang

= Tổng chi phí đã đưa vào sản xuất trong kỳ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bình quân

Vòng quay của thành phẩm, hàng hóa = Giá vốn hàng bán

Thành phẩm, hàng hóa bình quân b. Phân tích năng lực hoạt động tài sản dài hạn

Năng lực hoạt động của tài sản dài hạn thường được đánh giá qua chỉ tiêu:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

=Doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ Tài sản cố định bình quân

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định nói lên mức độ đầu tư vốn vào tài sản cố định để tạo doanh thu hay nói một cách cụ thể hơn cứ một đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định đo lường hiệu quả quản trị bộ phận tài sản dài hạn quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp hoặc giảm so với doanh nghiệp khác hay so với năm trước, thường được đánh giá là sức tạo doanh thu của tài sản cố định

23

kém hơn hay công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp chưa hiệu quả. Tuy vây, trong thực tế điều kết luận này chưa hẳn đã đúng do mức độ và xu hướng của tỷ số này chịu ảnh hưởng của những nhân tố đặc trưng cấu thành nên nó: vòng đời của một công ty hoặc chu kỳ sống của sản phẩm, mức độ hiện đại hay lạc hậu của công nghệ, phương pháp khấu hao tài sản cố định, thời điểm hình thành nên tài sản cố đinh… Bởi vậy, khi phân tích cần xem xét một cách thận trọng xu hướng diễn biến của tỷ số này.

c. Năng lực hoạt động của tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường tổng quát về năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp (bao gồm cả doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác) với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tổng TS = Doanh thu và thu nhập khác của DN trong kỳ Tổng tài sản bình quân

Mối quan hệ này cho phép đo lường hiệu quả đầu tư chung bằng cách dựa vào tác động qua lại của cả tài sản dài hạn và ngắn hạn. Phương pháp quan trọng này là một yếu tố cốt lõi của việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản.

Tỷ số này càng cao thường được đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt, điều đó có ý nghĩa là doanh nghiệp cần ít tài sản để duy trì mức độ của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra (doanh nghiệp). Xu hướng của các tỷ số này theo thời gian và việc so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành có thể chỉ ra những hiệu quả hoặc cơ hội tiềm tàng của doanh nghiệp. Hơn nữa, mặc dù những tỷ số này không đánh giá trực tiếp vào khả năng sinh lời hay khả năng thanh toán nhưng chúng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến các tỷ số phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Chẳng hạn như, vòng quay hàng tồn kho thấp sẽ dẫn đến chi phí tồn kho cao, điều này làm giảm lợi nhuận và vòng quay hàng tồn kho giảm cũng có thể báo động cho các nhà phân tích về việc giảm nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng trung thành bắc ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)