Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu ứng dụng công nghệ vào hệ thống thông tin kế toán tại việt nam (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu ứng dụng CN vào AIS tại các DN ở VN trong tình trạng CN thông tin phủ sóng khắp nơi như hiện nay. NC đã tiến hành khảo sát và nhận định nhu cầu AIS tại các DN ở Việt Nam hiện tnay. Cụ thể hơn, dựa vào tổng quan NC đã được làm rõ ở chương trước, GOA đưa ra 4 nhóm yếu tố: mức độ áp dụng CNTT, hiểu biết của của ban lãnh đạo/chủ sở hữu, quy mô doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh của DN ảnh hưởng đến nhu cầu ứng dụng CNTT vào AIS. Qua đó, NC sẽ đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn giúp giải quyết việc ứng dụng AIS nhằm tăng cường kết quả hoạt động của các công ty ở Việt Nam.

3.1.1. Mức độ áp dụng công nghệ thông tin

Không thể phủ nhận được rằng khi các DN tăng cường sử dụng CNTT sẽ cung cấp dữ liệu nhanh hơn và tính thực tế cũng cao hơn trong nội bộ cũng như bên ngoài DN. Vì thế nên theo Huber (2019) đã khẳng định “cơ hội tiếp gần với thông tin sẽ nâng cao’’. Hơn nữa, DN có kế hoạch triển khai CNTT tốt sẽ đạt được HQ tốt tương ứng (Chan và cộng sự, 1997). Ngoài ra, “mức độ áp dụng CNTT chính xác có tác động đến sự phù hợp của chiến lược CNTT và chiến lược kinh doanh của công ty” (Hussin và cộng sự, 2002). Do đó, “các doanh nghiệp đạt được sự phù hợp AIS cao có liên quan đến mức độ áp dụng CNTT’’ (Ismail và công sự, 2007). Khẳng định chắc chắn hơn về điều này, trong bài NC của Budiarto và cộng sự năm 2014 cho rằng “mức độ áp dụng CNTT có tác động tích cực đến việc tuân thủ AIS của DN’’. Tóm lại, một DN có áp dụng CNTT một cách HQ hơn sẽ đạt được sự phù hợp AIS tốt hơn. (Giả thuyết 1-GT1).

Từ đó GOA xây dựng giả thuyết:

GT1: Có mối quan hệ dương giữa mức độ áp dụng CNTT và nhu cầu ứng dụng CN vào AIS

3.1.2. Hiểu biết của của ban lãnh đạo/chủ sở hữu

Hussin và cộng sự, 2002; Ismail và cộng sự King, 2005; Thong, 1999; Yap và cộng sự, 1992) đã cùng có nhận định rằng: “Sự am hiểu về CNTT của ban lãnh đạo/chủ sở hữu ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của việc triển khai CNTT của DN vừa và nhỏ”. Ngoài ra, Rogers (1995) đã khẳng định ”Để đạt được HQ trong công

việc quản lý, họ phải có hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc và kiến thức chuyên môn về vận hành, đổi mới và áp dụng công nghệ mới’’. Do đó, Hussin và cộng sự, (2002) kết luận rằng “khi ban lãnh đạo/chủ sở hữu nhận ra mức độ ảnh hưởng tích cực của CN hiện có và CN mới, họ có thể lựa chọn PMKT và CNTT phù hợp cho DN của mình”. Vì vậy nên có thể khẳng định các DN nào có ban lãnh đạo/chủ sở hữu am hiểu về CNTT và KT hơn thì sẽ đạt được mức độ phù hợp AIS cao hơn (Giả thuyết 2-GT2).

Từ đó, GOA xây dựng giả thuyết:

GT2: Có mối quan hệ dương giữa hiểu biết của hiểu biết của của ban lãnh đạo/chủ sở hữu và nhu cầu ứng dụng CN vào AIS

3.1.3. Quy mô của doanh nghiệp

Theo Louadi (1998): “quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố có mức ảnh hưởng đến nhu cầu thông tin của DN”. Nói một cách tổng quát, một DN lớn sẽ dễ thích nghi và thích ứng với CNTT hơn một DN có quy mô nhỏ (Winston và Dologite, 1999). Điều này có thể được giải thích bởi sự bất lợi về nguồn lực cộng thêm sự thiếu thốn HTTT tại DN nhỏ. Đa số các DN này không có quá nhiều vốn để đầu tư vào CNTTh hay kể cả việc tìm kiếm những kênh hỗ trợ để họ tìm được CN cho mình cũng còn nhiều hạn chế. Ngược lại, các DN có quy mô lớn hơn dự kiến sẽ có nhiều cơ hội đạt được sự thích hợp về AIS cao hơn. Ismail và King (2005) cho biết “các DN có cơ cấu tổ chức phức tạp hơn sẽ đáp ứng các yêu cầu của AIS hơn so với các DN có cơ cấu tổ chức đơn giản”. Tóm lại, các NC đều đưa ra khẳng định rằng các công ty có quy mô lớn thường có nhiều cơ hội thích ứng CN vào AIS cao hơn các công ty nhỏ hơn (Giả thuyết 3 – GT3).

Từ đó, tác giả xây dựng giả thuyết:

GT3: Có mối quan hệ dương giữa quy mô doanh nghiệp và nhu cầu ứng dụng CN vào AIS

3.1.4. Đặc điểm kinh doanh

Vấn đề áp dụng nhiều CN hay không có thể phụ thuộc vào đặc điểm ngành của doanh nghiệp có sử dụng nhiều CN cao vào quá trình xử lý HTTT hay không. NC của Morris (2012) về lý thuyết tín hiệu giúp dự đoán rằng các công ty chất lượng cao hơn sẽ chọn các chính sách KT cho phép công bố thông tin tốt, trong khi các công ty chất lượng thấp hơn sẽ chọn các chính sách KT cho phép công bố thông tin không tốt bằng để cố gắng che giấu thông tin chất lượng thấp. Do đó, các công ty chất lượng cao hơn có thể

sẵn sàng cung cấp thông tin về rủi ro hoạt động và lợi nhuận của họ, trong khi các công ty chất lượng thấp hơn thì thường không làm điều tương tự. DN có chất lượng CNTT cao hơn có thể được hiểu là DN sử dụng nhiều nền tảng CNTT hơn. Từ đó có thể kết luận rằng vấn đề ứng dụng CNTT có thể được xem là tùy thuộc vào đặc điểm ngành của các DN có sử dụng nhiều CN cao trong xử lý HTTT (Giả thuyết 4 – GT4).

Tác giả xây dựng giả thuyết:

GT4: Có mối quan hệ dương giữa đặc điểm kinh doanh và nhu cầu ứng dụng CN vào AIS

Hình 3. 1. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Bảng 3. 1. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Các nhân tố Ảnh hưởng (tích cực /tiêu cực) đến nhu cầu ứng dụng CN vào AIS

Mức độ áp dụng CN thông tin +

Hiểu biết của ban lãnh đạo/chủ sở hữu +

Quy mô doanh nghiệp +

Đặc điểm kinh doanh +

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Mức độ áp dụng CNTT (+)

Nhu cầu ứng dụng CNTT vào AIS

Hiểu biết của của ban lãnh đạo/

chủ sở hữu (+)

Quy mô doanh nghiệp (+)

Đặc điểm kinh doanh (+)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu ứng dụng công nghệ vào hệ thống thông tin kế toán tại việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)