CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Từ các giả thuyết được xây dựng, GOA đề xuất các biến số và thang đo các biến số tại bảng 3.2
Bảng 3. 2. Xác định và đo lường biến số đưa vào mô hình
Tên nhân tố Ký hiệu Các biến quan sát
Mức độ áp dụng CNTT
USED1 1. Word, Excel
USED2 2. Hệ thống nội bộ (Lan)
USED3 3. Phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất
USED4 4. Máy vi tính và phần mềm điều khiển quá trình sản xuất USED5 5. PMKT đóng gói bán sẵn và không thể thay đổi, nâng cấp
USED6 6. Phần mềm dành riêng cho KT của doanh nghiệp đặt từ nhà cung cấp bên ngoài
USED7 7. PMKT do doanh nghiệp tự thiết kế và ứng dụng
USED8
8. Phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực tổng hợp (ERP)
Hiểu biết của của ban lãnh đạo/chủ
sở hữu
KNOWNER1 1. Có hiểu biết về tài chính và KT
KNOWNER2 2. Thành thạo các ứng dụng xử lý văn bản
KNOWNER3 3. Hiểu và tổ chức vận hành, kiểm soát hệ thống thông tin
KNOWNER4 4. Quản lý và vận hành sản xuất có sự trợ giúp của máy tính
KNOWNER5 5. Kiến thức về rủi ro CNTT
Quy mô doanh nghiệp
SIZE1 1. Quy mô lao động của doanh nghiệp
SIZE2 2. Quy mô về vốn của doanh nghiệp
Đặc điểm kinh doanh
INFLUENCE1 1. Các đơn vị có cung cấp dịch vụ KT, thuế và dịch vụ kiểm toán, dịch vụ đảm bảo
INFLUENCE2 2. Các đơn vị không tham gia hoạt động trên
Nhu cầu áp dụng CNTT vào AIS
NEED1 1. Nhu cầu thông tin liên quan đến báo cáo chung phổ biến
NEED2 2. Nhu cầu thông tin phi kinh tế, thông tin phân tích rủi ro
NEED3 3. Nhu cầu thông tin liên quan đến các quyết định kinh doanh
NEED4 4. Khả năng đáp ứng các thông tin liên quan đến quyết định kinh doanh
NEED5 5. Khả năng đáp ứng các thông tin liên quan đến các báo cáo chung phổ biến
NEED6 6. Khả năng đáp ứng các thông tin về phân tích rủi ro và thông tin phi kinh tế
NEED7 7. Khả năng đáp ứng các thông tin liên quan đến các vấn đề khác
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Trong đó: Hệ thống nội bộ (LAN) là “hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ (nhà ở, phòng làm việc, trường học, …), có thể chia sẻ tài nguyên với nhau như chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác”.
Phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực tổng hợp (ERP) là “PM giúp DN cung cấp và tổng hợp số liệu của các hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Quản lý và vận hành sản xuất có sự trợ giúp của máy tính là “tích hợp sử dụng máy tính để kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất để đạt HQ nhanh hơn và ít bị lỗi hơn”.
Quy mô lao động của DN có thể hiểu là “kích thước, số lượng những người tham gia vào các hoạt động của DN. Đây có thể là một đơn vị hành chính sự nghiệp hay một tổ chức kinh doanh”.
Quy mô vốn của DN là “tổng tiềm lực kinh tế hiện có của DN, là yếu tố quyết định đến việc đầu tư, mở rộng phạm vi hoạt động của DN”.
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1.1. Các bước thực hiện nghiên cứu
Bước 1: Nêu ra vấn đề và tìm hiểu câu hỏi xoanh quanh NC.
Bước 2: Tổng quan lý thuyết NC, thiết lập mô hình lý thuyết và hệ thống giả thuyết NC.
Sau khi làm rõ câu hỏi NC, tìm kiếm và NC các lý thuyết liên quan. Thông qua các mô hình NC cơ bản từ các lý thuyết và mô hình đi trước của các TG. GOA thiết lập mô hình NC phù hợp với điều kiện NC cụ thể, đưa ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình NC.
Bước 3: Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi cho NC
Sau khi xây dựng mô hình NC, GOA tiếp tục xây dựng thang đo cho các nhân tố trong mô hình. Thang đo nhân tố được xây dựng trên các thang đo kế thừa từ các mô hình trước đó và được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng và phạm vi NC.
Bước 4: Điều tra, thu thập dữ liệu NC
Dữ liệu được thu thập thông qua hình thức thu thập online bằng công cụ Google biểu mẫu. Công tác thu thập dữ liệu NC diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5/20222.
Bước 5: Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý rõ ràng bằng Excel và PM thống kê SPSS. Sau khi chạy PM SPSS, kết quả sẽ được trình bày ở chương 4.
Bước 6: Phân tích kết quả NC sau khi chạy dữ liệu cho mô hình
Bước 7: Đưa ra kết luận của mô hình, đối chiếu với giả thuyết đã đề ra. Từ đó giải quyết vấn đề đặt ra và đề xuất, kiến nghị để đề tài có giá trị cao hơn
3.2.1.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu Tổng thể NC bao gồm:
- Kế toán viên - Kế toán trưởng - Quản lý doanh nghiệp - Giám đốc
- Chủ sở hữu
Theo Tabachnick và Fidell (1996), “để phân tích hồi quy tốt nhất thì kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức n >= 8m+50 (trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình)”
Theo Harris RJ. Aprimer thì “cỡ mẫu phải đảm bảo n >= 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc) hoặc n >= 50 + m nếu m < 5”
Để đảm bảo các quy định về kích thước mẫu, và việc chọn mẫu có tính đại hiện cho tổng thể, NC đã chọn kích thước mẫu là 160 đơn vị là KT viên, KT trưởng, quản lý DN, giám đốc hay chủ sở hữu hiện đang hoạt động trong các doanh nghiệp có hiểu biết rất chắc chắn về chủ đề NC, đảm bảo yêu cầu cho việc phân tích thành phần chính và phân tích hồi quy có đủ độ tin cậy, tính chính xác cao.
Số lượng bảng hỏi phát ra là 160 phiếu. Nhưng sau quá trình chọn lọc những phiếu có chất lượng phục vụ NC thì số phiếu hợp lệ thu về là 159.
3.2.1.3. Xây dựng thang đo
“Để có được thông tin từ người được phỏng vấn, trong bài NC này đã dùng thang chia độ Likert gồm có 5 mức độ để người được phỏng vấn tự lựa chọn và biểu thị ý kiến của mình”, bao gồm là “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 nghĩa là “Hoàn toàn đồng ý”.
Thang đo Likert:
- Mức 1: “Hoàn toàn không đồng ý”
- Mức 2: “Không đồng ý”
- Mức 3: “Bình thường”
- Mức 4: “Đồng ý”
- Mức 5: “Hoàn toàn đồng ý”
Độ lớn khoảng cách= (Maximum – Minimum) / n= (5-1) / 5 = 0.8
Giá trị trung bình bắt đầu từ 1 vì không có giá trị không và minimum = 1. Mỗi khoảng cách chênh nhau 0.8. Cách tính toán là cộng thêm 0.8 vào mỗi mức độ
Bảng 3. 3. Giá trị trung bình từ thang đo Likert
Giá trị trung bình Ý nghĩa đánh giá
1.00 – 1.80 Hoàn toàn không đồng ý/ Rất không tốt 1.81 – 2.60 Không đồng ý/ Không tốt
2.61 – 3.40 Bình thường/ Trung bình
3.41 – 4.20 Đồng ý/ Tốt
4.21 – 5.00 Hoàn toàn đồng ý/ Rất tốt
Nguồn: “Phân tích dữ liệu trong kinh doanh”, NXB Thống kê 2017. Lê Quang Hùng
Dựa vào việc NC tổng quan, có 4 biến độc lập được đưa vào mô hình NC, gồm:
“Mức độ áp dụng công nghệ thông tin, hiểu biết củ ban quản lý/chủ sở hữu, quy mô của doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh”. Các thang đo được xây dựng như sau:
● “Mức độ áp dụng công nghệ thông tin” là biến độc lập đo bằng 88 biến quan sát Bảng 3. 4. Đo lường biến “Mức độ áp dụng công nghệ thông tin”
Ký hiệu Các biến quan sát USED1 1. Word, Excel
USED2 2. Hệ thống nội bộ (Lan)
USED3 3. Phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất
USED4 4. Máy vi tính và phần mềm điều khiển quá trình sản xuất USED5 5. PMKT đóng gói bán sẵn và không thể thay đổi, nâng cấp
USED6 6. Phần mềm dành riêng cho KT của doanh nghiệp đặt từ nhà cung cấp bên ngoài
USED7 7. PMKT do doanh nghiệp tự thiết kế và ứng dụng USED8 8. Phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực tổng hợp (ERP)
● “Hiểu biết của ban lãnh đạo/chủ sở hữu” là biến độc lập đo bằng 3 biến quan sát Bảng 3. 5. Đo lường biến “Hiểu biết của ban lãnh đạo/chủ sở hữu”
Ký hiệu Các biến quan sát
KNOWNER1 1. Có hiểu biết về tài chính và KT
KNOWNER2 2. Thành thạo các ứng dụng xử lý văn bản
KNOWNER3 3. Hiểu và tổ chức vận hành, kiểm soát hệ thống thông tin KNOWNER4 4. Quản lý và vận hành sản xuất có sự trợ giúp của máy tính KNOWNER5 5. Kiến thức về rủi ro CNTT
● “Quy mô doanh nghiệp” là biến độc lập được đo bằng 2 biến quan sát Bảng 3. 6. Đo lường biến “Quy mô của doanh nghiệp”
Ký hiệu Các biến quan sát
SIZE1 1. Quy mô lao động của doanh nghiệp SIZE2 2. Quy mô về vốn của doanh nghiệp
● “Đặc điểm kinh doanh” là biến độc lập được đo bằng 2 biến quan sát Bảng 3. 7. Đo lường biến “Đặc điểm kinh doanh”
Ký hiệu Các biến quan sát
INFLUENCE1 1. Các đơn vị có cung cấp dịch vụ KT, thuế và dịch vụ kiểm toán, dịch vụ đảm bảo.
INFLUENCE2 2. Các đơn vị không tham gia hoạt động trên.
● “Nhu cầu ứng dụng công nghệ vào hệ thống thông tin kế toán” là biến phụ thuộc được đo bằng 7 biến quan sát
Bảng 3. 8. Đo lường biến “Nhu cầu ứng dụng công nghệ vào hệ thống thông tin kế toán”
Ký hiệu Các biến quan sát
NEED1 1. Nhu cầu thông tin liên quan đến báo cáo chung phổ biến
NEED2 2. Nhu cầu thông tin phi kinh tế, thông tin phân tích rủi ro
NEED3 3. Nhu cầu thông tin liên quan đến các quyết định kinh doanh
NEED4 4. Khả năng đáp ứng các thông tin liên quan đến quyết định kinh doanh
NEED5 5. Khả năng đáp ứng các thông tin liên quan đến các báo cáo chung phổ biến NEED6 6. Khả năng đáp ứng các thông tin về phân tích rủi ro và thông tin phi kinh tế
NEED7 7. Khả năng đáp ứng các thông tin liên quan đến các vấn đề khác