Các nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý NĐT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý nđt đến giá cp nhóm ngành bđs trên tt chứng khoán việt nam (sàn hose) (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG

1.2. Tâm lý nhà đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng tâm lý NĐT

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý NĐT

Kinh tế vĩ mô - Lãi suất

Sự thay đổi trong LS chiết khấu của NHTW đã ảnh hưởng tới tâm lý NĐT cũng như các doanh nghiệp, từ đó hành vi của NĐT cũng thay đổi theo. Mỗi NĐT đều có những kỳ vọng khác nhau về các khoản tiền của doanh nghiệp trong tương lai, vì thế

24

giá CP theo phương pháp định giá của mỗi người là khác nhau dẫn đến các NĐT có những quyết định mua/ bán khác nhau.

NĐT nào cũng kì vọng rằng khoản đầu tư của mình có thể sinh lời cao. Tuy nhiên khi dòng tiền của doanh nghiệp hay sự tăng trưởng kinh tế không như kì vọng, NĐT thông minh chắc chắn sẽ không tiếp tục đánh giá quá cao doanh nghiệp, việc nắm giữ cổ phần cũng hạn chế hơn. Thay vì thế, họ có những kênh đầu tư khác hiệu quả và tránh được nhiều rủi ro hơn như mua trái phiếu chinh phủ, gửi tiết kiệm ngân hàng, ... Khi NHTW công bố tăng LSCK, đồng nghĩa với việc tỷ suất sinh lời phi rủi ro sẽ tăng lên, khiến cho trái phiếu chính phủ trở lên hấp dẫn hơn. Lúc này đối với CP, để bù đắp cho phần rủi ro tăng lên, các NĐT sẽ phải nâng tỷ suất sinh lời của mình lên. Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của NĐT, mà phần bù rủi ro này có thể cao hay thấp. Do vậy, khi tỷ suất sinh lời kì vọng của NĐT vẫn như cũ nhưng phần bù rủi ro bị giảm do tỷ suất sinh lời phi rủi ro tăng, điều này sẽ làm các NĐT cảm thấy rủi ro hơn, không muốn mất mát đi LN chứng khoán nên họ có thể sẽ chuyển lĩnh vực đầu tư khác an toàn hơn.

- Lạm phát

Khi chỉ số lạm phát tăng cao, giá tiêu dùng tăng kéo theo đó là LS tăng, sức mua đồng tiền giảm đi, nền kinh tế trở nên bất ổn, NĐT sẽ chọn những “nơi trú ẩn” an toàn như đầu tư vào BĐS hay đầu tư vào vàng thay vì mua CP. Lạm phát kết hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khiến thanh khoản trên TT thứ cấp giảm, NĐT có nguy cơ mất niềm tin vào nền kinh tế dẫn đến việc bán tháo CP theo “tâm lý bầy đàn”. Hậu quả là cung CP lớn gấp nhiều lần so với cầu và TT diễn ra tình trạng kém thanh khoản nghiêm trọng. Hơn nữa NĐT cảm thấy sự mất mát trên TTCK do giá trị các khoản vốn đầu tư vào chứng khoán của họ bị giảm về mặt giá trị tương đối so với khi chưa lạm phát nên họ sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác hiệu quả an toàn hơn.

- Chính sách tiền tệ

Việc đánh giá tác động của chính sách tiền tệ lên biến động TTCK đóng một vai trò rất quan trọng đối với các nhà kinh tế cũng như NĐT chứng khoán. Một nghiên cửu của A Kurov được đăng trên tạp chí Tài chính Ngân hàng (2010) đã kết luận rằng, các cú sốc trong quyết định chính sách tiền tệ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm lý NĐT.

Tỷ lệ thất nghiệp, hay chính sách tài khóa, tăng trưởng GDP ... cũng như các nhân tố trên, đều ảnh hưởng một phần tới tâm lý của NĐT. Nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng tiêu cực tới NĐT bởi họ sẽ ngại rủi ro khi tiếp tục đầu tư vào TTCK do không muốn bị mất mát hay thua lỗ, thay vào đó họ lựa chọn những kênh đầu tư khác phù hợp với tình hình kinh tế hơn. Điều này làm cho TTCK sẽ có thể chìm trong sắc đỏ.

Ngược lại, niềm tin vào TT có tiềm năng lớn, NĐT không muốn bị mất cơ hội “làm giàu", "đổi đời", họ mạnh dạn đầu tự vào rất nhiều những CP có tỷ suất sinh lời cao, tạo nên một TTCK sôi động

Kinh tế vi mô

25

Mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đều có những đặc thù riêng. Bất kì một thay đổi nào hay chính sách mới được công bố như giảm thuế xuất nhập khẩu, hiệp định mới được kí kết, ... đều sẽ ảnh hưởng tới các ngành có hoạt động kinh doanh liên quan một cách trực tiếp. Chính những những thông tin không tốt về một lĩnh vực kinh doanh đã tác động tiêu cực tới NĐT vì họ ngại giao dịch, không muốn mất mát, ngại rủi ro. Tuy nhiên nếu những có thông tin tích cực có lợi cho ngành nào, NĐT sẽ hào hứng hơn với TT và có thể ra quyết định đầu tư nhanh chóng để không muốn bỏ lỡ cơ hội từ những tín hiệu tốt của một tổng thể những CP có thể sẽ được hưởng lợi từ thông tin công bố

Nhân tố thị trường: TTCK Việt Nam

Thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng trên TT trường chứng khoán.

Nói một cách khác, TTCK rất nhạy cảm với thông tin. Những NĐT sẽ có những hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý “chính xác” những thông tin mà họ có và TT cung cấp, từ đó dẫn đến những kì vọng thái quá với những CP mà họ quyết định đầu tư. Tâm lý này chính là yếu tố tiêu biểu trong những quyết định “lệch lạc”

của NĐT. Nếu chỉ một NĐT đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng trong giao dịch của NĐT này lên các chứng khoán là không đáng kể. Cho dù là một tổ chức nhưng ảnh hưởng cũng không quá lớn nếu chỉ đơn độc một mình. Nhưng khi những hành vi không hợp lý này mang tính hệ thống, đồng nghĩa rằng tâm lý và việc ra quyết định của các NĐT đa số giống nhau sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới TTCK, làm cho chứng khoán bị định giá sai trong một thời gian dài.

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát đầu năm 2020 khiến nền kinh tế toàn cầu nói chung và TTCK nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng rất tiêu cực. Kết thúc quý I/2020, Việt Nam trở thành một trong những TTCK giảm điểm mạnh nhất khu vực châu Á với chỉ số VN-Index mất khoảng 34% giá trị kể từ khi dịch bùng phát và giảm 45% từ đỉnh 1.200 điểm của VN-Index cách đây 2 năm tính cuối tháng 3/2020. Định giá P/E của VN-Index chỉ còn 9,8 lần, thấp nhất trong vòng 5 năm. Chứng khoán Việt Nam bị định giá ở mức thấp nhất trong khu vực ASEAN và các TT mới nổi. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã đưa tới phản ứng bi quan thái quá (một thể hiện cực đoan của tâm lý quá tự tin) của NĐT đã dẫn tới trạng thái trì hoãn đầu tư khiến TTCK Việt Nam liên tục giảm điểm mạnh.

Thêm vào đó tâm lý sợ thất bại cũng làm cho nhiều NĐT mất niềm tin vào sức chống đỡ của TTCK và chọn cách từ bỏ đầu tư, bán tháo chứng khoán cũng góp phần làm cho TTCK giảm điểm. Như đã nêu ở trên, TTCK Việt Nam chủ yếu là các NĐT cá nhân ít có chiến lược đầu tư dài hạn và không tuân theo các triết lý đầu tư cụ thể nên hay bị ảnh hưởng của tâm lý đám đông/ bầy đàn cũng làm cho hiện tượng bán tháo chứng khoán trở nên trầm trọng hơn trong giai đoạn này.

Ngoài ra thanh khoản TT cũng tác động không nhỏ đến tâm lý NĐT. Khi TT xuất hiện những thông tin xấu về doanh nghiệp, thanh khoản trên TT, biến động TT…

điều này làm ảnh hưởng đến tiêu cực đến tâm lý NĐT, họ bắt đầu lo sợ CP giảm giá,

26

sợ tài khoản của mình lỗ mà dẫn đến có những hành vi như bán tháo chứng khoán đang sở hữu. Ngược lại, những CP tốt, tính thanh khoản cao, mua bán dễ dàng, có khi liên tục tăng tới giá trần trong nhiều phiên giao dịch liên tiếp lại khiến NĐT rất tự tin với quyết định của mình. Cũng chính vì những thông tin không chính thống, sai lệch ảnh hưởng tới tâm lý sợ rủi ro và bi quan của NĐT, khiển họ không còn sáng suốt để đính chính và phân tích thông tin một cách chính xác, mà vội bán đi chứng khoán tiềm năng như họ đã định giá ban đầu hay chạy theo đám đông mua CP mình không biết rõ.

Nhân tố văn hoá

Cheol S. Eun cùng cộng sự (2015) đã nhận thấy rằng giá CP cùng di chuyển nhiều hơn (ít hơn) ở các quốc gia “chặt chẽ” ("lỏng lẻo”) và tập thể cá nhân. Văn hóa ảnh hưởng tới tính đồng bộ giá CP bằng cách ảnh hưởng đến mối tương quan trong giao dịch của NĐT và môi trường thông tin của một quốc gia. Sự cởi mở về thương mại và tài chính làm suy yếu ảnh hưởng của văn hóa trong nước đối với sự kết hợp giá CP. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng văn hóa là một biến số quan trọng bị bỏ qua trong tài liệu nghiên cứu sự khác biệt giữa các quốc gia trong sự kết hợp CP.

Thêm một nghiên cứu nữa của Li Jun Ji cùng các cộng sự khi nghiên cứu về sự khác biệt về văn hóa trong các quyết định của TTCK dựa trên xu hướng giá đã có những kết quả rất thú vị và bổ ích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với Trung Quốc, người Canada sẵn sàng bán hơn và ít sẵn sàng mua CP giảm giá. Nhưng khi CP tăng, điều ngược lại xảy ra: người Canada sẵn sàng mua hơn và ít sẵn sàng bán hơn. Người Canada bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các xu hướng giá gần đây nhất: họ có xu hướng dự đoán rằng các xu hướng gần đây sẽ tiếp tục và đưa ra quyết định bán mà không xem các mô hình xu hướng còn lại; trong khi đó, Trung Quốc đưa ra dự đoán đảo ngược cho các xu hướng chủ đạo và đưa ra quyết định đưa cả hai xu hướng gần đây để xem xét.

Điều này đã chứng minh rằng ở mỗi quốc gia, mỗi một nền văn hóa hay phong tục tập quán khác nhau đã dần hình thành nên mỗi con người, trong đó dĩ nhiên là có tính cách. Vì thế, trên TTCK, nhìn chung đều thấy có sự khác nhau về cách nhìn nhận để đưa ra quyết định mua hay bán chứng khoán. Theo các kết quả nghiên cứu trên, những người phương đông như Việt Nam, Trung Quốc,... thường có những do dự, tính toán kĩ hơn cho một quyết định đầu tư (giảm thiểu rủi ro), còn những người phương tây thường nắm bắt cơ hội nhanh hơn (chấp nhận rủi ro cao hơn).

1.2.2.2. Nhân tố thuộc bản thân NĐT

Tính cách

R Sadi và và các cộng sự (2011) đã kết luận rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa tính cách của các NĐT. Thêm một nghiên cứu nữa của MZ Tauni và các cộng sự (2017) đã sử dụng khung tính cách Big Five từ Costa và McCrae (1992) và xem xét dữ liệu được thu thập từ 541 NĐT cá nhân trên TTCK Trung Quốc đã chỉ ra được các mối quan hệ giữa các đặc điểm tính cách lớn tới hành vi giao dịch chứng khoán. Các NĐT có tính cởi mở thường giao dịch CP thường xuyên hơn khi họ có được thông tin

27

từ tư vẫn tài chính trong khi các NĐT thái quá lại giao dịch CP ít mạnh mẽ hơn khi họ sử dụng tư vấn tài chính. Các NĐT dễ dãi thì thường giao dịch CP mạnh mẽ hơn khi họ có được thông tin qua giao tiếp truyền miệng. Tính cách mỗi cá nhân được hình thành từ rất nhiều những yếu tố khác nhau, có thể là do môi trường sống, từ bẩm sinh, ... vậy nên không có ai có tính cách giống nhau hoàn toàn. Trong đầu tư, họ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các tính cách ngoài đời sống. Một người cẩn thận chắc chắn chắc hẳn sẽ rất cân nhắc và suy nghĩ kĩ trước khi ra quyết định đầu tư để không mắc phải những sai lầm và hối tiếc một cách không đáng có. Những người có tính cách bảo thủ trong đầu tư họ thường rất cố chấp và không bao giờ chấp nhận được lỗi lầm của mình, ....

Những tính cách con người ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới NĐT trên TTCK. Có thể là tiêu cực hay tích cực, tùy thuộc vào tính cách nên có hay không nên có của chính cá nhân đầu tư.

Cảm xúc cá nhân

Cảm xúc sẽ tạo cho từng cá nhân NĐT có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau về sự không chắc chắn (rủi ro). Trong khi rủi ro có thể nhận biết và đo lường được nhưng rủi ro là không thể được xác định, không thể đo lường và chưa được biết đến (Ricaciardi 2008). Thêm một nghiên cứu của Shefrin (2002) và Lee (2006) cũng đã chứng tỏ mối quan hệ giữa cảm xúc và quán tính giá, cảm xúc phấn khích không vô thức bản thân nó có một động lực. Cảm xúc của cá nhân được kích thích bởi thông tin, ví dụ thông tin tốt kích động những cảm xúc như phấn khích hay vui vẻ trong khí thông tin xấu kích động sự lo lắng và căng thẳng. Thông thường thị trưởng chậm trễ trong việc phản ứng lại những tác động tạo ra từ thông tin xấu.

Năng lực NĐT

Năng lực của NĐT có thể được nhìn nhận trên các góc độ: (i) Trình độ chuyên môn; (ii) Kinh nghiệm đầu tư. Các kết quả khảo sát nghiên cứu về năng lực của các NĐT trên TT chứng khoán Việt Nam của Nguyễn Đức Hiển (2012) cho thấy:

Về trình độ học vấn: Có tới 76% NĐT chứng khoán có trình độ cao đẳng, đại học, hơn nữa, các NĐT chủ yếu làm trong ngành tài chính - NH (NH).

Về kinh nghiệm đầu tư: Nghiên cứu trên cho thấy rằng, có tới 66% NĐT trên TT chứng khoán Việt Nam có rất ít kinh nghiệm (chỉ từ 1-5 năm kinh nghiệm), còn các NĐT có trên 5 năm kinh nghiệm chỉ khoảng 23%.

Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù các NĐT trên TT tài chính có trình độ học vấn cao, nên về nguyên lý thì xu hướng họ sẽ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đầu tư trên TT tài chính. Tuy vậy, do ít kinh nghiệm đầu tư trên TT tài chính, nên cũng là rào cản đối với các NĐT tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính, cũng có nghĩa là một khi các NĐT mặc dù có trình độ cao nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào TT tài chính thì diễn biến các hoạt động đầu tư sẽ rất khó lường, đe dọa sự ổn định bền vững của TT tài chính, đặc biệt là với TT chứng khoán.

Độ tuổi NĐT

28

Tính cách của mỗi con người sẽ phát triển từ từ, dần dần và khó có thể nhận ra, cho đến khi tới 80 tuổi (theo BBC Tương lai, người đã đọc rất nhều nghiên cứu khoa học về tuổi tác và tính cách). Hay nói một cách khác, ở mỗi độ tuổi khác nhau tính cách sẽ là khác nhau, do đó, nhu cầu cũng khác nhau. Trong đầu tư cũng vậy, tùy từng lứa tuổi, các NĐT cũng có những phong cách đầu tư riêng.

Kết quả khảo sát của Nguyễn Đức Hiển (2012) cũng chỉ ra rằng, 3% NĐT có độ tuổi dưới 25; 33% có độ tuổi từ 25-35; 56% có độ tuổi từ 36-55; 8% có độ tuổi trên 55. Có nghĩa là đa phần NĐT trên TT tài chính của Việt Nam ở độ tuổi khá cao, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề phân bổ tài khoản đầu tư. Tuổi trẻ thường năng động nên các NĐT trẻ thường có một DMĐT đa dạng hơn so với NĐT lớn tuổi. Theo một nghiên cứu về tuổi của NĐT và chấp nhận rủi ro; trái phiếu so với CP, TG Bali và các cộng sự (2009) đã có kết luận rằng những người trẻ tuổi hơn đầu tư nhiều hơn vào CP, còn những người gần nghỉ hưu đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu.

Giới tính NĐT

Các NĐT trên TT tài chính chủ yếu vẫn là nam giới với tỷ lệ lên tới 65% tổng các NĐT trên TT (Nguyễn Đức Hiển, 2012). Các nghiên cứu cho thấy trên TT tài chính thì nam giới thường có mức độ tự tin trong đầu tư cao hơn nữ giới. Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ thành công trong các giao dịch tài chính của nữ giới thường cao hơn so với nam giới. Điều này có nghĩa là tỷ trọng nam giới hoạt động đầu tư trên TT tài chính càng cao thì mức độ thất bại trong các hoạt động đầu tư càng lớn.

Tâm lý thiếu ổn định của NĐT

Theo PGS.TS.Nguyễn Trọng Tài (2016) các NĐT Việt thường có tâm trạng lạc quan thái quá và với tâm trạng này xu hướng NĐT ra các quyết định đầu tư thưởng ít cẩn thận hơn. Đối ngược với tâm trạng lạc quan thái quá là tâm trạng bi quan thái quá - đây là tâm trạng “xấu” và với tâm trạng này NĐT thường quá cẩn thận trong các quyết định đầu tư của mình, tâm trạng này cũng tác động đến sự trì trệ kéo dài của một số phân khúc TT tài chính Việt Nam thời gian qua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý nđt đến giá cp nhóm ngành bđs trên tt chứng khoán việt nam (sàn hose) (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)