CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đặc điểm NĐT Việt Nam và những tác động tâm lý tới giá cổ phiếu BĐS 42
3.2.2 Tác động tâm lý đến thị trường BĐS
Sức ảnh hưởng NĐT cá nhân mạnh hơn NĐT tổ chức
45
Theo VSD (Trung tâm lưu ký chứng khoán), thành phần NĐT cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trên TT và đang tiếp tục có xu hướng tăng.
Hình 3.10: Tỷ trọng đóng góp của các nhóm NĐT theo thứ tự: NĐT cá nhân trong nước, NĐT cá nhân nước ngoài; Tổ chức trong nước; Tổ chức nước ngoài
Nguồn: Dữ liệu của UBCKNN Từ năm 2019 đến 2021, số lượng NĐT cá nhân trên TTCK tăng rõ rệt, cuối năm 2020 tỷ trọng giao dịch đạt 80% và đạt 85% trong 9 tháng đầu năm 2021. NĐT cá nhân có giá trị giao dịch gấp 3,5 lần NĐT tổ chức. Chính vì số lượng NĐT cá nhân chiếm phần lớn trên TTCK, mà lại là NĐT F0 chưa có đủ kiến thức nền tảng và kinh nghiệm về tài chính- chứng khoán, cộng thêm quy mô đầu tư nhỏ mà dòng tiền trên TTCK năm 2021 tập trung chủ yếu vào các nhóm CP vốn hoá vừa và nhỏ. Đặc biệt là CP BĐS, năm 2021 được coi là năm khủng hoảng chính sách BĐS khi hàng loạt Nghị định, chính sách mới ban hành từ năm 2020 và đến 2021 bắt đầu có hiệu lực nhằm hỗ trợ các DN BĐS. Đây được coi mà một trong những lý do khiến giá CP BĐS trong năm 2021 tăng cao.
Tác động tâm lý đến giá cổ phiếu BĐS
- Tâm lý đám đông/ bầy đàn: Trên TTCK VN tâm lý theo đám đông/ bầy đàn được
coi là phổ biến nhất, và có ảnh hưởng lớn đến giá CP bởi lượng NĐT mới dồi dào, chưa có kiến thức vững vàng và dễ bị thao túng. Một trong những CP BĐS chịu ảnh hưởng từ tâm lý đám đông phải kể đến “họ FLC” như ROS.
46
Hình 3.11: Biểu đồ giá CP ROS
Nguồn: Vietstock Kể từ khi niêm yết trên sàn CK, giá CP ROS đã tăng khá phi lý, sau mỗi giai đoạn tăng mạnh đều không có nhịp điều chỉnh giá. Thêm vào đó đây là cổ phiếu được thổi phồng lên nhờ các cam kết, lời hứa về sự tăng trưởng của DN chứ không phải bằng KQKD cụ thể nhằm lôi kéo những NĐT tâm lý yếu, lựa chọn mua/bán theo số đông mà không có chính kiến phân tích riêng. Đầu tháng 11 năm 2021 CP cũng theo trend TT bị đẩy lên mức giá 16.x sau đó rớt giá thê thảm vào đầu tháng 2 năm 2022 khi các thông tin xấu về thi trường BĐS xuất hiện và lãnh đạo FLC có hành vi thao túng giá TT.
Những chiêu trò quảng cáo, tin đồn trên các hội nhóm diễn đàn CK và những bài phân tích của một số chuyên gia trên mạng về kỳ vọng giá CP ROS lặp lại lịch sử năm 2018 đã đánh vào tâm lý đám đông của các NĐT, thúc đẩy hành vi mua thêm CP dù biết rõ những thông tin trên chưa hề được xác thực, một hành vi đầu tư đầy rủi ro và mạo hiểm nếu giá CP tuột dốc ngay sau đấy. Có thể thấy trong đầu tư CK, tư duy đám đông chưa bao giờ là bài toán hay. Nhờ vào tâm lý đám đông, những hành vi thao túng TTCK càng trở nên dễ dàng, họ chỉ cần một chút đầu tư để quảng cáo cho CP cũng có thể đấy gía CP đó lên, khi đã đạt đến đỉnh, thu được LN thì mau chóng bán ra hàng loạt khiến các NĐT đang nắm giữ CP không kịp trở tay. Giá tuột dốc quá nhanh khi không còn lực đỡ sẽ xuất hiện hiện tượng bán tháo, CP mất thanh khoản, đưa mọi NĐT vào đường cùng.
Ngay cả với những NĐT đã kinh nghiệm lâu năm, đã trải qua mọi biến động trên TTCK cũng dễ bị cuốn theo đám đông. Tính bầy đàn luôn hiện hữu trong mỗi người, cộng thêm tâm lý e dè khi đi ngược lại đám đông đã khiến một số NĐT VN nhận hậu quả đáng tiếc. Từ đó có thể khẳng định tâm lý đám đông thường đem đến những kết quả tiêu cực nhiều hơn tích cực.
47
- Tâm lý tự tin thái quá và lạc quan quá mức: Con người nói chung có xu hướng đề cao kiến thức bản thân và thông tin mình nhận được luôn chính xác hơn. Họ thường lạc quan quá mức và tự tin thái quá rằng mình có thể kiểm soát tình huống tốt hơn NĐT khác. Để thấy rõ hơn biểu hiện tâm lý của NĐT, ta cùng phân tích biểu đồ giá CP HDC.
Hình 3.12: Biểu đồ giá CP HDC
Nguồn: Vietstock HDC là một công ty phát triển nhà ở tại Bà Rịa- Vũng Tàu, cũng là một trong những CP thuộc nhóm đồn thổi trên các diễn đàn CK. Về phân tích cơ bản, KQKD hàng năm tăng trưởng đều đặn, doanh thu, LN tốt (Theo nguồn BCTC trên CafeF).
HDC là một CP hợp lý để NĐT nắm giữ dài hạn, từ vùng giá thấp năm 2017 tiến dần lên đỉnh vào 2019 trước khi đại dịch COVID-19 bùng lên. Đến 2021 khi được hưởng lợi từ dòng chảy NĐT F0 vào TT, giá CP tăng đột biến gấp 5 lần từ vùng gía 20.000/cp cuối năm 2019 lên đến hơn 100.000 đồng/cp vào tháng 11/2021.
CP HDC tiếp tục tích luỹ tạo nền sau mỗi đợt tăng giá và liên tục xuất hiện các ngưỡng hỗ trợ đi lên. Điều này càng củng cố nhận định HDC rất đáng để đầu tư. Thế nhưng sự tự tin thái qúa cùng với lòng tham LN đã làm cho NĐT trở nên do dự trước mỗi cơ hội chốt lời, mất đi nhiều khoản LN lớn. Giai đoạn 2021 -2022 đi kèm với gia tăng thanh khoản là sự gia tăng về gía CP. Khi giá CP càng lên cao, sự kích thích gia nhập TT đối với NĐT lại càng lớn. Lúc này tâm lý tự tin thái quá thể hiện rõ nhất qua câu nói “Quá rẻ để mua” khí giá CP đạt đỉnh NĐT lại thể hiện sự thờ ơ. Quá trình tăng gíá của CP HDC vẫn rất lạc quan bởi thanh khoản CP vẫn duy trì mức ổn định suốt giai đoạn CP tích luỹ 2020 và 9 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên khi những thông tin xấu được tung ra trên TT đầu 2022 đã rũ mọi khoản LN của NĐT.
Khi giá CP sụt giảm vào tháng 12 và giảm sâu hơn nữa tháng 1 năm 2022, NĐT lúc này trở nên hối tiếc bởi diễn biến không như kỳ vọng, lực bán tăng không hồi kết và những NĐT còn đang nắm giữ CP mang tâm lý hoảng loạn. Lạc quan và tự tin giờ
48
đây chuyển thành lo lắng, hoang mang trước những thông tin xấu về lãnh đạo DN BĐS bị bắt bớ, thao túng TT lần lượt tung ra. Trong giao dịch CK tồn tại trạng thái điển hình của các NĐT là khi bắt đầu có LN thường trở nên chủ quan, giá CP càng tăng thì kỳ vọng vào LN mang lại càng lớn và sự tự tin thái quá càng trở nên lớn hơn.
Việc không có đủ kiến thức phân tích chuyên môn, dự báo sai hay tin rằng thông tin nhận bản thân nhận được chính xác hơn sự thực diễn ra có thể khiến NĐT đưa ra những quyết định sai lầm như đầu tư CP bị thổi giá, sử dụng quá nhiều nợ do lạc quan, tin tưởng vào CP bản thân chọn.
- Tâm lý sợ thua lỗ/ mất mát và tâm lý bi quan: Đây cũng được coi là một trong những tâm lý phổ biến nhất ở NĐT trên TTCK VN khi NĐT thường có xu hướng chốt lãi sớm và cắt lỗ muộn. Khi giá CP có xu hướng đi ngược lại với dự đoán ban đầu, NĐT còn mang nặng thêm tâm lý bi quan. Bởi họ luôn mang trong mình niềm tin khi CP đã xuất hiện xu hướng giảm thì sẽ còn tiếp tục giảm hơn nữa. Sự sợ suy giảm LN, sợ mất mát và tính tham lam đã thúc đẩy các hành vi mua, bán hay nắm giữ của NĐT trên TT.
Hình 3.13: Biểu đồ giá CP KDH
Nguồn: Vietstock KDH là một trong những CP sở hữu nhiều quỹ đất trong ngành BĐS và. Theo biểu đồ giá CP, nối tiếp 2020, đầu năm 2021 KDH vẫn liên tục xuất hiện các phiên sụt giá.
Phải đến tháng 8/2021 lần đầu tiên từ khi niêm yết KDH đạt mốc 41.000đ/cp vượt qua các ngưỡng kháng cự mạnh 30.000đ/cp hay 37.000đ/cp. Chỉ báo RSI của CP còn nằm trong vùng quá mua.
Theo một số chuyên gia, KDH được nhận định là một CP tốt, các dự án Verosa Park, Lovera,… đã hoàn thành và chuẩn bị mở bán. Thế nhưng đối với NĐT mang tâm lý sợ mất mát/thua lỗ, họ lo lắng rằng mức lên giá cao như này nhờ lực mua ngoài
49
TT và lựa chọn chốt lời ngay. Thêm vào đó tâm lý bi quan về sức tăng giá của CP đã làm cho các phiên tiếp theo của KDH giảm liên tiếp, về mức đỉnh cũ là 37.000đ/cp
Tương tự như trường hợp tạo đỉnh trên, đầu năm 2022 ngành BĐS dự báo tăng trưởng mạnh nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ về các chính sách, Nghị định tháo gỡ mọi “nút thắt” cho BĐS, tuy nhiên tâm thế lạc quan về sự tăng trưởng giá CP không tồn tại được bao lâu khi hàng loạt các thông tin xấu trên TT nổ ra. Lãnh đạo tập đoàn BĐS FLC có hành vi thao túng TTCK, DN BĐS lớn Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất Thủ Thiêm…, UBCKNN đã vào cuộc điều tra và bắt hàng loạt các lãnh đạo cùng với những người đứng đầu cơ quan ban ngành tiếp tay, dung túng cho những sai phạm ấy, gây thiệt hại rất lớn đến NĐT. Thêm nữa là ảnh hưởng từ chiến tranh Nga-Ukraina, giá dầu trên thế giới tăng cao lịch sử cũng khiến NĐT trở nên bi quan hơn vào TT và nền kinh tế. NĐT với kinh nghiệm còn non, không còn hi vọng vào sự tăng trưởng kinh tế và các DN niêm yết trong giai đoạn này, họ chỉ tin theo đánh giá bản thân rằng xu hướng giảm giá trên TT còn tiếp diễn. Tâm lý bi quan cùng với mức ngại rủi ro của NĐT đã thúc đẩy họ bán hết mọi CP đang có để bảo toàn vốn, làm hầu hết các CP trên TTCK sụt giảm. Chỉ số Vn-Index giảm 102 điểm chỉ sau 1 tháng, từ mốc 1530 xuống còn 1428.
Chỉ trong vòng 20 ngày, giá CP KDH cũng giảm mạnh từ khoảng giá 57.000đ/cp xuống còn 47.000₫/cp (mất 10% theo giá trị TT ước tính). Trong hoàn cảnh này NĐT đều mang tâm lý chung là lo lắng, sợ mất mát và được thể hiện bằng hành động chốt lời hưởng lợi (lo sợ phần LN sẽ bị mất nhiều hơn) và giảm thiểu rủi ro (cắt loss) trong trường hợp thị trưởng xấu đi. Mọi CP trên TT đều trong tình trạng bán tháo, ngoài những CP “họ FLC” giảm sàn, các CP BĐS tăng nóng trước đó cũng chịu ảnh hưởng.
NĐT chốt lời rút vốn khỏi TTCK, Vn-Index giảm từ 1530 điểm cuối tháng 12/2021 xuống còn 1428 điểm cuối tháng 1/2022 (giảm 102 điểm).
NĐT Warren Buffett có câu nói: “ Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, hãy sợ hãi khi người khác tham lam”, khi TT đang rơi vào tình trạng hoảng loạn, không có định hướng rõ ràng, giá cổ phiếu lúc này lại quá tốt để mua. Thời điểm đó mức gía nào cũng là mức giá mong cầu so với thời điểm trước kia. Thế nhưng hầu như những NĐT mang tâm lý bi quan quá mạnh đều bỏ qua cơ hội gia tăng LN của mình.
Kết luận chương 3
Từ thực trạng TTCK thời gian qua và diễn biến giá CP BĐS, tác giả đã đưả một vài đặc điểm của các NĐT trên TTCK VN đồng thời từ những đặc điểm đó phân tích về sự tác động của tâm lý NĐT VN đến giá CP thuộc nhóm ngành BĐS.
Những phân tích và số liệu trong chương này sẽ là cơ sở phục vụ cho việc tìm hiểu tác động tâm lý đầu tư của các NĐT hiện nay và mối quan hệ giữa tâm lý với giá CP BĐS ở phần tiếp theo.
50