Biểu hiện của giá cổ phiếu trước những nhân tố tâm lý NĐT thông qua biểu đồ kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý nđt đến giá cp nhóm ngành bđs trên tt chứng khoán việt nam (sàn hose) (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG

1.3 Biểu hiện của giá cổ phiếu trước những nhân tố tâm lý NĐT thông qua biểu đồ kỹ thuật

Lý thuyết TT hiệu quả (EHM) cho rằng NĐT có thể dự đoán được tương lai của DN và phản ánh tương lai vào giá CP, do đó giá CP luôn đúng. Thuật ngữ TT hiệu quả hàm ý TT luôn hiệu quả trong việc xác định giá trị DN và giá CP luôn đúng. Bởi vì giá CP luôn đúng nên cách tốt nhất mà một NĐT có thể làm đó là mua toàn bộ TT thông qua ETF.

Trên biểu đồ kỹ thuật, biến động giá CP được hiển thị dạng biểu đồ nền, giá mỗi ngày được thể hiện bằng 1 cây nến. Màu của cây nền màu xanh - thể hiện giá hôm đó cao hơn so với giả mở cửa, màu đó - thể hiện giá hôm đó thấp hơn giá mở cửa. Cây nến càng dài thì chứng tỏ biến động giữa giá mở cửa & giá đóng cửa càng lớn Đường

29

chỉ trên thân cây nên nếu mọc ở phía trên thể hiện giá cao nhất trong phiên, mọc phía dưới cây nến thể hiện giá thấp nhất trong phiên

Hình 1.1: Quá trình hình thành và đổ vỡ Boom & Bust

Nguồn: TradingView Dựa vào hình bên trên ta có thể thấy mô hình kinh điển Boom & Bust, đây là mô hình giải thích cho sự hình thành, phát triển và đổ vỡ của tâm lý NĐT, điển hình là tâm lý đám đông. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn là Boom (đẩy lên) và tới khi quy mô đám đông đủ lớn, tâm lý NĐT không còn đủ vững vàng sẽ là Bust (đổ vỡ).

Hình 1.2: Mô hình Boom & Bust

Nguồn: Sưu tầm Quan sát giá và khối lượng giao dịch, trong giai đoạn đẩy giá (Boom), giá và thanh khoản thtường tăng ổn định, không có bất thường. Khi ngày càng có nhiều người tham gia, quy mô NĐT đủ lớn thì thanh khoản sẽ tăng cao đi kèm với biên độ dao động giá lớn. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, khu vực đỉnh của TT đang dần được thiết lập, quá trình Bust (sụp đổ) sắp xảy ra. Cổ phiếu có thể đạt đỉnh khi hội tụ

30

đủ các yếu tố: khối lượng giao dịch lớn, giá biến động mạnh nhưng không tăng, tương tự như khi CP ở vùng đáy. Ở đáy khối lượng giao dịch cũng lớn, nhưng giá đóng của không giảm mạnh.

Hình 1.3: Giá và khối lượng tăng dần và đạt mức cao nhất vùng đỉnh

Nguồn: Vietstock Hình trên là mô hình Boom and Bust. Ở giai đoạn đầu, chúng ta sẽ thấy trend khá chậm, độ dốc không lớn. Sau đó đột ngột tăng tốc, dốc lên rõ rệt. Đó là giai đoạn Boom. Ở giai đoạn Bust, giá sẽ hình thành một số mô hình hoặc hành động nào đó mang tính đảo chiều. Kèm theo đó là sự phân kỳ, giá tăng nhanh, thanh khoản thường đạt mức cao nhất. Hiểu được tâm lý NĐT đằng sau mô hình chính là chìa khóa để chúng ta áp dụng linh hoạt thành công vào đầu tư

Trong giai đoạn xu hướng đi lên với độ dốc vừa phải, tâm lý TT đang khá ổn định, quá trình Boom đang hoạt động nhằm lôi kéo những NĐT còn phân vân đứng ngoài. Nhưng, đến khi sự hưng phấn bắt đầu xuất hiện, điều này được thể hiện qua sự đẩy lên quá mức của xu hướng, trong xu hướng tăng bỗng dưng giá dốc lên đột ngột khiến cho NĐT cảm thấy phải mua ngay trước khi quá muộn - quy mô đám đông ngày càng lớn. Tức là NĐT đã bị dính FOMO (hiệu ứng tâm lý đám đông), hoặc trong xu hướng giảm, giá tự nhiên dốc xuống buộc NĐT phải bán ngay lập tức với suy nghĩ rằng nếu không bán thì giá còn có thể giảm sâu hơn nữa, tâm lý sợ thất bại, thua lỗ.

Kết luận chương 1

Trong chương là những vấn đề tổng quan chung nhất về đặc điểm cổ phiếu BĐS, biểu hiện của tâm lý NĐT trên thị trường và những nhân tố tác động đến tâm lý NĐT; cũng như lý giải được tâm lý NĐT tác động đến giá cổ phiếu như

31

thế nào. Từ cơ sở lý thuyết đó để có thể phân tích thực trạng TTCK Việt Nam cũng như đặc điểm tâm lý của NĐT Việt Nam ở chương sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý nđt đến giá cp nhóm ngành bđs trên tt chứng khoán việt nam (sàn hose) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)