Đánh giá tác động của tâm lý NĐT tới giá cổ phiếu ngành BĐS trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý nđt đến giá cp nhóm ngành bđs trên tt chứng khoán việt nam (sàn hose) (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ

4.1 Đánh giá tác động tâm lý NĐT đến giá cổ phiểu BĐS

4.1.2 Đánh giá tác động của tâm lý NĐT tới giá cổ phiếu ngành BĐS trên

Qua kết quả khảo sát, Phụ lục 2, tác giả nhận thấy NĐT trên TTCK Việt Nam mang đặc điểm của TT mới nổi. Khi quyết định đầu tư vào CP BĐS thường chịu ảnh

54

hưởng mạnh bởi các đặc diểm tâm lý: (1) Tâm lý bầy đàn, (2) Tâm lý tự tin thái quá, (3) Tâm lý sợ thua lỗ/mất mát

Từ phiếu trả lời của các NĐT, tác giả xác định được 3 nhóm tâm lý cơ bản của những NĐT nắm giữ CP BĐS trên TTCK Việt Nam:

Nhóm 1: Tâm lý bầy đàn/ đám đông được giải thích qua các thuộc tính sau:

+ NĐT tin tưởng các thông tin không chính thống/ các tin đồn về CP + Tin tưởng vào báo cáo nhận định TT, khuyến nghị của các CTCK + Tin tưởng vào thông tin trên các phương tiện truyền thông

+ Tin tưởng thông tin giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

Nhóm 2: Tâm lý tự tin thái quá được giải thích qua các thuộc tính sau:

+ NĐT tự tin vào khả năng thực hiện tốt hơn các NĐT khác khi lựa chọn CK + NĐT tự tin vào khả năng định giá, phân tích cổ phiếu BĐS và đánh giá thị trường của mình

Nhóm 3: Tâm lý sợ thua lỗ/mất mát được giải thích qua các thuộc tính sau:

+ NĐT vội vàng bán đi các chứng khoán đang có lời

+ Khi có thông tin NH Nhà nước siết chặt dòng vốn tín dụng vào BĐS, NĐT sẽ bán CP BĐS ngay

+ Khi có thông tin xấu về cổ phiếu NĐT nắm giữ như: lãnh đạo BĐS bị bắt bớ, thay đổi đột ngột ban lãnh đạo NĐT sẽ vội vàng bán cổ phiếu đó ngay

4.1.2.1 Đánh giá tác động của tâm lý bầy đàn/đám đông

Tâm lý bầu đàn/ đám đông được cho là nhược điểm của TTCK toàn cầu, đặc biệt đối với TT cận biên như Việt Nam. Năm 2021 thị trường chào đón khoảng 2,5 triệu tài khoản mở mới, hầu hết đều là những NĐT cá nhân, quy mô nhỏ, đầu tư bằng nguồn tiền nhàn rỗi. Chính vì còn mới gia nhập TT, chưa có kiến thức chuyên môn nhưng muốn LN nhanh chóng, tìm kiếm cơ hội đầu tư đột phá mà rất dễ tin vào những thông tin của các CTCK, thông tin nội bộ hay trên các phương tiện truyền thông.

Bảng 3: Tâm lý bầy đàn/ đám đông của NĐT

55

Theo số liệu thống kê mô tả, nhóm tâm lý đám đông có số NĐT không tin tưởng vào các thông tin không chính thống/tin đồn về CP là nhiều hơn (37% NĐT) và hoàn toàn không tin tưởng tận 8,8% (11 người), có 33 người tương đương 26,61% người tin tưởng bình thường và 23,38% với 3,22% là ngừơi có tin tưởng và hoàn toàn tin tưởng các thông tin không chính thống về CP trên TTCK. Đối với các báo cáo nhận định TT, khuyến nghị của các CTCK và thông tin trên các phương tiện truyền thông, số lượng người chọn tin tưởng đều chiếm phần lớn. Cụ thể có 59 người (47,58%) và 54 người (42,54%) tin tưởng vào các báo cáo nhận định TT, khuyến nghị của các CTCK và thông tin trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, có 13,7% người không tin tưởng vào thông tin giao dịch của NĐTNN, tuy nhiên số lượng NĐT tin tưởng lại nhiều hơn (49 người tương đương 39,51%). Kết quả khảo sát đã phần nào khẳng định các nguồn thông tin đưa ra trong bảng hỏi đều có tác động đáng kể tới NĐT.

Trên thực tế, sự kiện DN Tân Hoàng Minh “bỏ cọc” đấu giá khu đất tại Thủ Thiêm ngày 11/1/2022 được trang báo uy tín CafeF đăng tin, giá CP CII – DN có quỹ đất lớn tại Thủ Thiêm đã giảm giá sàn, mất thanh khoản sau chuỗi ngày tăng nóng bởi NĐT lo sợ mất mát, đổ xô bán tháo CK. Hành vi này đã thể hiện được tính bầy đàn của các NĐT cá nhân VN trên TTCK. Ngoài ra các CP BĐS khác tăng giá tước đó cũng chịu ảnh hưởng đáng kể như LDG, QCG, ITA.

Năm 2021đã có rất nhiều NĐT F0 tham gia TTCK, đồng thời đây cũng là thời kì giá CP đồng loạt tăng nóng. Tuy nhiên những NĐT này hầu như không có kinh nghiệm về đầu tư CP, phân tích DN và sử dụng các phương pháp định giá tài sản mà chỉ nghe theo tư vấn của các nhóm room chat, các chuyên gia tự nhận trên mạng xã hội hay khuyến nghị của CTCK, vì thế rất dễ đầu tư vào các CP “rởm”, CP mang tính chất đầu cơ và lùa gà. Khi nhiều NĐT cùng mang suy nghĩ như vậy, cùng có hành vi

56

mua/bán giống nhau sẽ tạo nên xu hướng giao dịch theo sau, tạo ra lượng giao dịch lớn càng lôi kéo được các NĐT khác tham gia.

4.1.2.2 Đánh giá tác động của tâm lý tự tin thái quá

Theo NC trên Tạp chí Tài chính của Phan Trần Trung: Có sự tồn tại tâm lý tự tin thái quá trong NĐT Việt Nam. Nguyễn Thế Hiển (2012) thì nhận xét có tồn tại tâm lý tự tin thái quá trong công trình NC của mình với đề tài về hành vi NĐT trên TTCK VN.

Bảng 4: Tâm lý tự tin thái quá của NĐT

Theo kết quả khảo sát, tâm lý tự tin thái quá có tồn tại trong tâm lý NĐT khi đầu tư vào CP nói chung và đầu tư vào CP BĐS nói riêng. Kết quả trả lời của 124 NĐT cho thấy, có 67 NĐT (54,03%) tự tin vào khả năng thực hiện tốt hơn các NĐT khác khi lựa chọn CK, số người hoàn toàn đồng ý là tự tin vào khả năng chiếm 5,64% và số người không tự tin là 13 người (10,48%), còn 4 người hoàn toàn không đồng ý chiếm 3,22%. Đối với câu hỏi các NĐT có tự tin vào khả năng định giá, phân tích CP BĐS và đánh giá TT của mình, đa số NĐT trả lời bình thường và đồng ý có tự tin lần lượt là 47 người (37,9%) và 42 người (33,87%), số người hoàn toàn đồng ý có tự tin chiếm 6,45%; 17,74% NĐT không đồng ý việc bản thân tự tin vào khả năng định giá của mình và có 3 người hoàn toàn không đồng ý vào điều này.

TTCK là nơi những sự việc xảy ra đều có xác suất và sai số, những NĐT mới tham gia TT chưa thể đánh giá chính xác và dự đoán được sự kiện xu hướng tiếp theo xảy ra bởi họ còn tự tin vào suy nghĩ bản thân, tin rằng mình nắm giữ thông tin tốt hơn những NĐT khác trên TT. Khi nhiều NĐT cùng suy nghĩ đó đã vô hình chung dẫn dắt xu hướng bầy đàn mà tác động đến giá CP. Một trong những nguyên nhân gây ra tâm lý này chính là những NĐT tự tin vào khả năng bản thân thường có xu hướng khẳng định suy nghĩ bản thân qua những thông tin tìm được, mong muốn trở thành NĐT có khả năng phân tích TT, định giá CK tốt hơn các NĐT khác. Tuy nhiên vấn đề

57

là những NĐT tự tin thái quá thường có DMĐT không đa dạng và quản trị rủi ro sai lệch về tài sản của mình. 25% NĐT không đồng ý rằng danh mục của mình đa dạng hoá dễ dàng và 4,03% NĐT hoàn toàn không đồng ý rằng mình có DMĐT dễ đa dạng hoá. Tuy số lượng có hạn, nhưng những NĐT này với tâm thế tự tin mỗi lần giao dịch đều đi kèm khối lượng lớn khiến cho giá CP, thanh khoản bị ảnh hưởng.

4.1.2.3 Đánh giá tác động của tâm lý sợ thua lỗ/mất mát

Tâm lý sợ thua lỗ/mất mát tồn tại ở mỗi NĐT tham gia giao dịch trên TTCK, không chỉ ở TT Việt Nam mà các nước phát triển như Nhật Bản, Hồng Kông,… NĐT cũng luôn giữ tâm lý này mỗi phiên giao dịch tuy nhiên khả năng kiểm soát tâm lý sẽ tốt hơn và dày dặn kinh nghiệm hơn so với những NĐT non trẻ tại TT mới nổi

Bảng 5: Tâm lý sợ thua lỗ/mất mát của NĐT

Theo kết quả thống kê, có 40,32% NĐT đồng ý và 2,41% NĐT hoàn toàn đồng ý với họ việc vội vàng bán đi các CK đang có lời, chỉ 23,38% NĐT không đồng ý và 6,45% NĐT hoàn toàn không đồng ý, còn lại 31 người đồng ý bình thường với vấn đề trên. Đối với mức độ đánh giá về câu hỏi NĐT sẽ bán CP ngay khi có thông tin NH Nhà nước siết chặt dòng vốn tín dụng vào BĐS, có tới 56 người tương ứng với 45,16% đồng ý, 8 người tương đương 6,45% NĐT hoàn toàn đồng ý. Còn NĐT không đồng ý với hoàn toàn không đồng ý chiếm mức thấp hơn lần lượt là 13,7% và 7,25%;

33 NĐT (26,6%) đồng ý bình thường với câu hỏi đánh giá. Cũng trong tiêu chí NĐT vội bán CP ngay khi có thông tin xấu về DN như: lãnh đạo BĐS bị bắt bớ, thay đổi đột ngột ban lãnh đạo, phần đông NĐT trả lời đồng ý (39,51%) và hoàn toàn đồng ý

58

(11,29%). 40 NĐT tương đương 32,25% đồng ý bình thường, số lượng NĐT không ý và hoàn toàn không đồng ý chỉ chiếm 11,29% và 4,83% ít hơn hẳn số lượng NĐT đồng ý trên tổng số 124 người trả lời.

Tâm lý sợ thua lỗ/mất mát cũng được coi là một trong những tác nhân gây nên tâm lý bầy đàn trên TT. Theo báo cáo của Nienlsen – công ty chuyên NC về TT có trụ sở tại New York, Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ người dân ưa thích tiết kiệm nhất trên thế giới. Bởi bản tính con người Việt tiết kiệm để dành dụm cho con cháu và để phòng ngừa rủi ro trong tương lai như nợ nần, bênh tật,…. Trong việc đầu tư cũng thế, NĐT cá nhân nào cũng mang tâm lý sợ rủi ro. Tuy nhiên trên thực tế tâm lý này ảnh hưởng khá lớn đến giá CP trên TT nói chung. Điển hình là sự kiện lãnh đạo của FLC bị bắt ngày 29/03/2022, như đã nói ở trên, đa phần NĐT có tâm lý lo sợ, dẫn đến bi quan và xuất hiện hiện tượng bầy đàn làm giá CP FLC cũng như những CP

“họ FLC” giảm kịch sàn. Thậm chí chỉ số VN-Index sau đó cũng chịu ảnh hưởng từ 1520 điểm xuống còn 1315 điểm, mức giá như thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát. Tâm lý này ảnh hưởng rất tiêu cực tới TTCK nói chung và giá CP BĐS nói riêng, khi giá CK giảm mạnh thì khó có thể phục hồi lại trong khoảng thời gian ngắn.

Chỉ 29/124 NĐT được khảo sát đồng ý rằng họ ưa thích rủi ro và 6 NĐT hoàn toàn đồng ý với việc đầu tư CK có rủi ro, mạo hiểm. Như vậy có thể thấy rằng tâm lý lo sợ này xuất phát từ bản tính người Việt còn e ngại rủi ro, thêm nữa trên TT chủ yếu là những NĐT mới, kiến thức về CK còn hạn chế, chưa có DMĐT rõ ràng, chưa biết cách quản trị rủi ro danh mục của mình. Từ tâm lý sẽ tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT, khi tâm lý lệch lạc thì quyết định đầu tư khó có thể đi đúng hướng và thường sẽ theo xu thế đám đông trên TT.

Qua kết quả khảo sát, tâm lý lạc quan thái quá và tâm lý bi quan tuy không xuất hiện nhiều trên 124 người được khảo sát nhưng vẫn được coi là một trong những tâm lý điển hình của NĐT trên TTCK Việt Nam. Với môi trường đầu tư có mức độ rủi ro thông tin khá cao, NĐT chuyên nghiệp còn ít và các dịch vụ hỗ trợ NĐT còn chưa đa dạng nên những NĐT Việt Nam rất dễ rơi vào tình trạng hoang mang, dẫn đến việc đưa ra những quyết định đầu tư không chính xác, dễ đi theo số đông. Giá CP trên TT chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên một số yếu tố tác động có thể được dự báo trước. Còn tâm lý NĐT một khi đã tác động lên giá CP thì rất khó để dự đoán xu hướng tiếp theo của TT bởi tâm lý xuất hiện sẽ duy trì xu hướng hiện tại: giá có thể bị đẩy lên mức quá cao hoặc bị bán xuống mức thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý nđt đến giá cp nhóm ngành bđs trên tt chứng khoán việt nam (sàn hose) (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)