Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của DN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh một thành viên 99, tổng công ty xây dựng trường sơn (Trang 26 - 32)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của DN

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Doanh thu thuần trong kỳ VCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân cứ một đồng vốn cố định đƣợc sử dụng sẽ tham gia tạo ra mấy đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. [10]

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Nó phản ánh cứ một đồng tài sản cố định đƣợc sử dụng trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần

Nguyên giá TSCĐ bình quân - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:

Tỷ suất LN trên VCĐ =

Lợi nhuận (trước) sau thuế VCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân bỏ ra trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế). [10]

Lợi nhuận ở đây chỉ tính đến khoản thu nhập do có sự tham gia trực tiếp của tài sản cố định tạo ra.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các DN, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: được đánh giá và xác định qua hai chỉ tiêu:

+ Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay VLĐ):

Số lần luân chuyển VLĐ =

Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn đƣợc thực hiện trong một kỳ nhất định. Nó cho biết một đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn, giúp doanh nghiệp giảm được lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh, từ đó giảm vốn vay, hạ thấp chi phí sử dụng vốn. [10]

+ Kỳ luân chuyển của vốn lưu động (số ngày của một vòng quay VLĐ):

Kỳ luân chuyển VLĐ =

Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số lần luân chuyển VLĐ

Chỉ số này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ. Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ được sử dụng có hiệu quả hơn.

- Hàm lượng vốn lưu động (hay còn gọi là mức đảm nhiệm vốn lưu động): Là số VLĐ cần huy động hay sử dụng để đạt đƣợc một đồng doanh thu.

Hàm lƣợng VLĐ =

VLĐ bình quân Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để có đƣợc một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu vốn lưu động. [1]

- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =

Lợi nhuận trước (sau) thuế

X 100%

VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động được sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước hoặc sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Ngoài ra, để đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác nhƣ vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân... [1]

+ Vòng quay hàng tồn kho: Thể hiện khả năng quản trị HTK của một DN. Vòng quay HTK là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay HTK đƣợc xác định bằng công thức sau:

Vòng quay HTK =

Giá vốn hàng bán HTK bình quân

Số hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số dƣ đầu kỳ cộng với số dƣ cuối kỳ và chia đôi. [1]

+ Kỳ thu tiền bình quân:

Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu đƣợc tiền bán hàng. Hệ số này phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN. [1]

Kỳ thu tiền bình quân = 360 (ngày)

Vòng quay các khoản phải thu

+ Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

* Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN. Hệ số này đƣợc tính bằng công thức:

Khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của DN, được xác định bằng công thức dưới đây:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Ở đây hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho đƣợc coi là tài sản có tính thanh toán thấp hơn. [1]

* Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số này dùng để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của DN thông qua vốn bằng tiền.

Khả năng thanh toán

tức thời =

Tiền & các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

1.2.3.3. Các chỉ tiêu tổng hợp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của DN người ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp (chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung của DN) nhƣ sau:

- Vòng quay toàn bộ VKD: Thể hiện tốc độ luân chuyển VKD của DN trong kỳ.

Vòng quay toàn bộ VKD = Doanh thu thuần trong kỳ VKD bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển đƣợc bao nhiêu vòng hay mấy lần trong một kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu suất sử dụng VKD càng cao. [1]

- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh ROAE (hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản):

BEP =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế trong kỳ

x 100%

VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD. Nếu tỷ suất này cao chứng tỏ DN sử dụng vốn tốt, có hiệu quả cao và ngƣợc lại tỷ suất này thấp thì chứng tỏ DN hoạt động kém hiệu quả.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên VKD =

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ

X

100%

VKD bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận VKD là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của tổng vốn.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VKD bình quân trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế. Nếu tỷ suất này cao chứng tỏ DN sử dụng vốn tốt, có hiệu quả cao và ngƣợc lại tỷ suất này thấp thì chứng tỏ DN hoạt động không tốt. [1]

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA): Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với VKD bình quân sử dụng trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

x 100%

VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. [1]

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

x 100%

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này để đánh giá hoạt động kinh doanh của DN thịnh vƣợng hay suy thoái, ngoài việc xem xét doanh thu thuần đạt đƣợc trong kỳ, các nhà tài chính còn xác định trong một đồng doanh thu có mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung, chỉ số này cao do giá thành sản phẩm giảm mà chất lƣợng sản phẩm không giảm thì tốt nhƣng nếu cao do giá bán tăng thì chƣa chắc đã tốt vì nó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của DN làm cho tiêu thụ sản phẩm giảm dẫn đến doanh thu và lợi nhuận giảm theo. [1]

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

x 100%

Vốn CSH bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và đƣợc các nhà đầu tƣ đặc biệt quan tâm đến khi họ bỏ vốn đầu tƣ vào DN. Tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính DN. [1]

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh một thành viên 99, tổng công ty xây dựng trường sơn (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)