Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
Là các nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN, bao gồm:
- Chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước:
Trong nền kinh tế thị trường, các DN được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Nhà nước chỉ tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các DN phát triển SXKD và định hướng cho các DN hoạt động thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Mỗi sự thay đổi trong cơ chế quản lý đất nước nói chung và quản lý hoạt động của các DN nói riêng đều ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các DN.
Chính vì thế mà các DN phải có sự nhạy bén trong hoạt động của mình, sao cho phù hợp chủ trương, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nghề kinh doanh của mình.
- Nhóm nhân tố thuộc về nền kinh tế:
Ở nền kinh tế thị trường có hai nhóm nhân tố có tác động trái ngược nhau đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN. Sự thay đổi của các nhân tố này đều mang tính khách quan, cho nên việc nhận thức đúng đắn sự thay đổi của các nhân tố này sẽ giúp cho các DN khai thác đƣợc những thay đổi tích cực, hạn chế đƣợc những thay đổi tiêu cực của nền kinh tế đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN. Chẳng hạn khi nền kinh tế có biến động và biến động xảy ra ở mức cao thì giá cả hàng hoá sẽ tăng làm cho sức mạnh của đồng tiền giảm xuống. Tài sản trong DN nhất là TSCĐ nếu không có phương pháp khấu hao hợp lý hoặc không đánh giá lại sẽ không bảo toàn đƣợc vốn ban đầu. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những biện
pháp đề phòng cũng nhƣ giải quyết hợp lý nhằm sử dùng VCĐ có hiệu quả khi có biến động.
- Nhân tố thuộc về tự nhiên:
Nhóm nhân tố thuộc về tự nhiên là sự ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên nhƣ là bão lụt, động đất, hoả hoạn... Sự tác động của các nhân tố tự nhiên mang tính chất bất ngờ và có tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các DN, ảnh hưởng đến công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN nhƣ nó làm tài sản của DN bị tổn thất, giảm giá trị dẫn đến vốn trong DN bị mất mát.
- Nhóm nhân tố thuộc về kỹ thuật:
Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhƣ vũ bão thì việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật sẽ là cơ hội tốt cho những DN dám chấp nhận mạo hiểm, tiếp cận kịp thời với tiến bộ của khoa học, ngƣợc lại sẽ là nguy cơ đối với những DN không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ đó, tài sản của DN bị hao mòn vô hình và dẫn tới tổn thất về vốn. Vì vậy, đòi hỏi DN cần phải xem xét, cân nhắc trong các vấn đề đầu tƣ đổi mới nâng cấp TSCĐ của mình.
- Thị trường các yếu tố đầu ra:
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá, là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cũng nhƣ tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng hàng hoá diễn ra thường xuyên, liên tục. Do đó, thị trường sẽ ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của DN, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN luôn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan mà bản thân DN không có khả năng tự điều chỉnh, buộc DN phải nắm bắt đƣợc quy luật, áp dụng vào thực tiễn, tận dụng
đƣợc những điều kiện tốt, khắc phục đƣợc các hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.4.2. Nhóm các nhân tố chủ quan
Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn của DN thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lời của vốn, do đó nó chịu ảnh hưởng trực tiếp các nhân tố chủ quan sau:
- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành SXKD:
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành SXKD có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của DN. Mỗi ngành SXKD có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế - kỹ thuật nhƣ: Tính chất ngành nghề, tính chất thời vụ và chu kỳ SXKD.
Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy mô, cơ cấu VKD. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, hình thức thanh toán... do đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của DN.
Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở như cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những DN hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu VLĐ giữa các quý trong năm thường biến động lớn, doanh thu bán hàng không đƣợc điều, tình hình thanh toán, chi trả gặp khó khăn, ảnh hưởng tới chu kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn...
do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của DN. Những DN có chu kỳ SXKD ngắn thì nhu cầu vốn trong năm thường không có biến động lớn, DN lại thường xuyên thu được tiền bán hàng. Điều đó giúp DN dễ dàng đảm bảo cân đối thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh, vốn quay đƣợc nhiều vòng trong năm. Ngƣợc lại, những DN sản xuất ra những sản
phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lượng VLĐ tương đối lớn, vốn thu hồi chậm, quay vòng ít.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
Chiến lược thể hiện phương hướng quy mô của một tổ chức trong dài hạn. Một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong việc sử dụng vốn nói riêng. Chiến lƣợc về chọn lựa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, khai thác và tạo ra các cơ hội mới, trên cơ sở đó sẽ góp phần tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Cơ cấu vốn:
Thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn của DN tại thời điểm được gọi là cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các DN. Việc bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng DN thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng lên và ngƣợc lại, nếu bố trí cơ cấu vốn không hợp lý, không phù hợp với điều kiện kinh doanh của DN thì đồng vốn không thể phát huy tối đa tác dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng VKD của DN.
- Hình thức tài trợ vốn:
Hình thức tài trợ vốn liên quan đến chi phí sử dụng vốn của các DN, bởi vì DN có sử dụng hình thức tài trợ vốn nào cũng phải chịu một mức chi phí sử dụng vốn nhất định. Vấn đề đặt ra là DN phải lựa chọn đƣợc cơ cấu nguồn tài trợ tối ƣu để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, từ đó giảm chi phí kinh doanh, làm tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN.
- Trình độ của công nhân trong doanh nghiệp:
Sự ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả sử dụng VKD thể hiện ở sự vận dụng khai thác trang thiết bị sẵn có, khai thác tiến bộ khoa học kỹ thuật đã áp dụng vào DN, cũng nhƣ sự tiếp nhận đƣợc những thành tựu tiên tiến mới nhất. Sự ảnh hưởng của nhân tố này cũng rất lớn. Nếu như trình độ của cán bộ công nhân viên cao thì hiệu quả làm việc của họ tăng lên, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngƣợc lại, nếu nhƣ trình độ của cán bộ công nhân viên thấp, việc khai thác sử dụng số tài sản hiện có của DN không triệt để, dẫn đến lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng VKD của DN.
- Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp:
Thể hiện ở trình độ quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài chính cụ thể nhƣ sau:
+ Trình độ quản lý sản xuất: Hệ thống quản lý sản xuất hiện đại với việc cải tiến công nghệ nhằm đạt tốc độ sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu hàng tồn kho, cắt giảm các chi phí không cần thiết, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, nếu hệ thống quản lý sản xuất trì trệ, lạc hậu sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất, thu hẹp lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
+ Trình độ quản lý lao động: Một DN sắp xếp số lƣợng và chất lƣợng nhân sự phù hợp với từng công việc, chính sách khuyến khích lao động hợp lý thì sẽ tận dụng tối đa trình độ, năng lực của người lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho việc khai thác và sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Ngƣợc lại, trình độ quản lý lao động thiếu khoa học của doanh nghiệp sẽ gây ra thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả công việc, ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn.
+ Trình độ quản lý tài chính: Ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý huy động vốn, sắp xếp cơ cấu vốn, luân chuyển vốn, để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Trình độ quản lý tài chính tốt sẽ
giúp doanh nghiệp của động trong các kế hoạch thu hút, quản lý, sử dụng vốn hiệu quả nhất, tránh tình trạng lãng phí, dƣ thừa vốn.
- Thương hiệu của doanh nghiệp:
Thương hiệu mạnh có giá trị lớn trong việc duy trì và mở rộng quan hệ làm ăn với đối tác, đồng thời cũng là một vật đảm bảo trong các quan hệ tín dụng. Thông qua đó, doanh nghiệp có các điều kiện thuận lợi để ổn định nguồn cung cấp các yếu tố sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đa dạng hoá sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng vòng quay của vốn. Các doanh nghiệp nếu kịp thời nắm bắt và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ duy trì và khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thương trường.
Tóm lại, nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn là nhóm các nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng tự điều chỉnh, tự cải thiện nên DN cần phải đặc biệt quan tâm đến nhóm nhân tố này. Mỗi DN cần phải lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, chú trọng áp dụng khoa học công nghệ, tạo dựng uy tín thương hiệu, sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa toàn bộ những nội dung cơ bản về VKD và hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp bao gồm các nội dung nhƣ:
lý luận về vốn kinh doanh, phân loại vốn kinh doanh và các nguồn hình thành vốn kinh doanh; Hiệu quả sử dụng vốn, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đồng thời luận văn trình bày hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngoài ra ở chương 1 còn trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đây là những tiền đề để đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở chương 2 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở chương 3.
Chương 2