Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên Đại học

Một phần của tài liệu HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM (Trang 72 - 78)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ

1.2. LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.2.5. Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên Đại học

Từ những biểu hiện về hành vi nghiện nói chung và hành vi nghiện thuốc lá nói riêng, khái niệm hành vi và các mức độ nghiện thuốc lá được xác định và đặc điểm tâm lý ở sinh viên Đại học thì hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên sẽ được biểu hiện thông qua các hành vi bên trong và hành vi bên ngoài xét trên nhiều yếu tố chủ đạo và đặc trưng ở tâm lý lứa tuổi.

1.2.5.1. Biểu hiện hành vi bên trong

* Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trong tự ý thức của sinh viên

Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội [ ]. Khi có hành vi nghiện thuốc lá, tự ý thức của sinh viên cũng có những sai lệch biểu hiện ở thái độ, hành vi, cử chỉ có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá. Đơn cử như sau: Sinh viên có quan điểm tích cực với hành vi hút thuốc, xem việc sử dụng thuốc lá là hành vi bình thường và không có ảnh hưởng gì đến bản thân cũng như mọi người xung quanh. Sinh viên cũng có những phản ứng bênh vực hoặc biện hộ cho hành vi sử dụng thuốc lá và có xuất hiện sự không đồng tình với các chính sách, các biện pháp ngăn cấm hút thuốc lá...

Trong tâm trí của sinh viên dành phần nhiều để suy nghĩ đến cảm giác sảng khoái, thoải mái khi hút thuốc lá. Nhu cầu được hút thuốc lá trở nên bức thiết và được đặt ở vị trí cao hơn hoặc luôn gắn với các nhu cầu cơ bản, nhu cầu xã hội của cá nhân. Đáng chú ý rằng, thuốc là giúp sinh viên giữ được bình tĩnh, giữ được sự cân bằng, gây ra sự lệ thuộc khiến họ có thể có cảm giác làm việc hiệu quả hơn, thoải mái hơn trong học tập và giao tiếp tích cực trong tâm trạng thoải mái. Đây là sự lệ thuộc về mặt hành vi, thuốc lá trở thành tác nhân điều chỉ tự ý thức của họ theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

* Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá về mặt thế giới quan của sinh viên

Sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. Chính vì vậy, họ xem thuốc lá như một hành vi thể hiện “bản chất” hay “sự sành điệu” khi bị bạn bè lôi kéo hoặc tự mình tìm đến thuốc lá. Hành vi hút thuốc cùng với nhóm bạn hay ở những nơi đông người, nơi công cộng là cách để họ thể hiện sự khác biệt ở bản thân. Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Khác ở lứa tuổi trung học, thế giới quan của họ rõ ràng hơn, chính xác hơn nhưng vẫn còn bị chi phối bởi yếu tố bạn bè và tác động của đời sống. Với họ, nghiện thuốc lá không có gì xấu vì nhiều người vẫn đang sử dụng ngay cả người thân của mình. Dù có tiếp cận và có hiểu biết về tác hại của nghiện thuốc lá nhưng họ vẫn không bị chi phối bởi những thông tin đó và tiếp tục sử dụng thuốc lá. Cũng từ thế giới quan này chi phối đến định hướng giá trị của họ, trong định hướng giá trị xuất hiện những định hướng tiêu cực liên quan đến hành vi nghiện thuốc lá. Với họ, việc đáp ứng nhu cầu hút thuốc lá để đảm bảo sự thoải mái về mặt tâm lý từ đó có thể học tập tốt, hoạt động tốt là suy nghĩ thường xuyên. Họ xem việc thiếu thuốc lá trong đời sống là một khoảng trống khiến các mục tiêu, lý tưởng khó đạt được.

* Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trong đời sống tình cảm của sinh viên

Sinh viên nghiện thuốc lá luôn mang trong mình nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng các cung bậc cảm xúc này nhiều hướng nhiều đến đối tượng đang chi phối đến hành vi của họ chính là thuốc lá. Cảm giác bồn chồn, lo lắng, không tập trung, bứt rứt khi không được hút thuốc lá là biểu hiện dễ nhận thấy ở họ.

Không chỉ thể hiện những xúc cảm âm tính, những xúc cảm dương tính như sự

thoải mái, vui sướng, hồ hởi khi sử dụng thuốc lá cũng xuất hiện. Thuốc lá như một kích thích gây ra một sự phản ứng về mặt cảm xúc: có thuốc lá thì đó là những cảm xúc tính cực, không có thuốc lá đó chính là những cảm xúc tiêu cực. Ở những sinh viên có mức độ nghiện thuốc lá nặng thì cảm xúc lại thể hiện rất mạnh mẽ và kích động như tức giận, cáu gắt khi không sử dụng thuốc. Khi cảm xúc quá mạnh, họ phải thể hiện nó qua hành vi như gào thét, đập phá, hành hạ cơ thể, la mắng cá nhân xung quanh như đồng nghiệp hoặc người thân... Như vậy, cảm thấy lo lắng, dễ bị kích thích, lo lắng, căng thẳng, hung hăng, trong một tâm trạng xấu khi thiếu thuốc lá là biểu hiện về mặt cảm xúc thường gặp nhất.

* Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá về mặt ý chí của sinh viên

Dù cố gắng không sử dụng thuốc lá hoặc cố gắng cai nghiện nhưng họ vẫn không thực hiện được, có sự tái nghiện. Khi có sự khuyên răn từ những người xung quanh dù họ có nhận thức được vấn đề nhưng vẫn không từ bỏ được hành vi nghiện thuốc lá. Họ hút thuốc lá trong nhiều hoàn cảnh và tình huống. Sinh viên có biểu hiện phải tăng liều lượng nhằm đạt một sự thỏa mãn tốt hơn dù họ có cố gắng chống lại điều đó. Trong tâm trí họ luôn cần phải hút thuốc, không có khả năng chống lại thuốc lá, họ đôn đốc bản thân mình để hút thuốc đúng thời gian. Cố gắng tìm kiếm nhu cầu vật chất để phục vụ việc mua thuốc lá. Ở sinh viên, xuất hiện cảm giác sợ trải qua cơn thèm thuốc lá vì thế họ không thể không hút thuốc.

1.2.5.2. Biểu hiện hành vi bên ngoài

* Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá xét theo diễn tiến của thói quen

Thói quen dễ nhận thấy là cá nhân hút thuốc khi bản thân xuất hiện các trạng thái căng thẳng tâm lý, sử dụng thuốc để giải tỏa cảm giác lo âu, khó chịu. Hút thuốc tại thời điểm chính xác trong ngày, trong các tình huống chính xác, sử dụng rập khuôn... Những cá nhân này có thói quen hút thuốc vào những thời điểm cố định như sáng thức dậy, hút khi sử dụng cà phê, hút khi làm việc hoặc khi giao tiếp với đối tượng khác, khi chờ đợi một cá nhân khác, khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng... Cá nhân sử dụng thuốc lá như phương tiện giao tiếp hiệu quả như mời người khác hút thuốc. Đặc trưng nhất trong thói quen là cá nhân hay trốn tránh các nơi cấm hút thuốc để thực hiện hành vi hút thuốc hoặc tạm thời gác lại hoạt động, sự giao tiếp để thực hiện hành vi hút thuốc khi nhận thấy dấu hiệu không hài lòng ở

người đối diện. Khi có dấu hiệu giảm sút sức khỏe và ảnh hưởng đến mối quen hệ mặc dù bản thân họ nhận ra điều đó nhưng vẫn tiếp sử dụng.

* Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá so với các hành vi khác (sinh hoạt cá nhân, học tập, hoạt động xã hội) của sinh viên

Thông qua các sinh hoạt hàng ngày mà hành vi nghiện game online được thể hiện rất rõ nét. Điển hình việc thường xuyên hút thuốc lá dù có sự nhắc nhở của người khác hay sự tự nhận thức hậu quả của bản thân. Các vấn đề sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh cá nhân, giấc ngủ, giờ giấc, công việc đều có liên quan đến hành vi hút thuốc lá. Sinh viên có biểu hiện thiếu tập trung khi thèm thuốc nhưng không thể hút ngay. Cá nhân xin phép hoặc viện cớ tránh tạm thời những công việc mà gia đình giao để tìm đến việc hút thuốc lá nếu đang rơi vào tâm trạng “thèm thuốc”.

Điều này có nghĩa, sinh viên có thể tạm ngưng hoạt động, hoặc giảm hiệu quả của hoạt động nếu không được hút thuốc lá... Ở một số sinh viên, có thể rời bỏ cuộc sinh hoạt, giao tiếp, tiết học... để ra ngoài hút thuốc lá mà không có sự ngăn cấm.

* Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá xét theo chuẩn hành vi

Cũng như các hành vi nghiện khác, hành vi nghiện thuốc cũng rất dễ dàng đẩy cá nhân đến những hành vi lệch chuẩn. Ở mức độ nghiện nhẹ, hành vi lệch chuẩn chỉ là nói dối để hút thuốc, cáu gắt với cá nhân khác khi bị ngăn cấm. Nhưng ở mức độ nặng hơn, những hành vi lấy tiền hoặc mượn, mua thiếu thường xuyên là hành vi không hiếm gặp. Nếu nghiện ở mức độ nặng như xu hướng tiêu cực ngày càng tăng như bất chất sự ngăn cấm của luật pháp (vẫn hút thuốc nơi công cộng, nơi có bản cấm không hút thuốc, mua bán thuốc lá không có giấy phép...). Hút thuốc trong mọi tình huống mà không quan tâm đến phép lịch sự trong giao tiếp, hoặc thậm chí trong sự hiện diện của người không hút thuốc hoặc, hoặc hút thuốc khi bị bệnh...

* Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trên bình diện các dấu hiệu của cơ thể của chủ thể

Khi hội chứng cai xuất hiện, ở người nghiện thuốc lá thường xuất hiện một số biểu hiện như sau: Đói và ăn nhiều hơn, thức giấc vào lúc nửa đêm, táo bón, loét miệng, ho khạc đàm màu đen...[ ] Nếu rơi vào nghiện nặng ở họ có thể dẫn đến một số bệnh về mặt thực thể như ung thư phổi, vòm họng, các bệnh về tim mạch và hô

hấp là nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn phổi mãn tính... [ ] Giới hạn của đề tài chỉ nghiên cứu các biểu hiện về mặt tâm lý - hành vi nhưng các dấu hiệu về mặt cơ thể được biểu hiện ra bên ngoài sẽ là một phần hỗ trợ để xác định một cách chính xác hơn về mức độ nghiện thuốc lá trên sinh viên. Những yếu tố về mặt dấu hiệu cơ thể này chủ yếu được nghiên cứu về dạng nghiện thực thể trong Y khoa và trong đề tài này được thu thập thêm nhờ phương pháp phỏng vấn.

Tóm lại, biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên nhìn chung vẫn giống với những tiêu chí của các nhà Tâm lý học đưa ra dành cho cá nhân có hành vi nghiện nói chung và hành vi nghiện thuốc lá nói riêng.. Đó chính là các biểu hiện hành vi về hội chứng dung nạp và hội chứng cai thuốc lá, sự thất bại khi cố gắng ngưng hút thuốc, cảm xúc, suy nghĩ, các triệu chứng rối loạn cảm xúc khi không hút thuốc, phủ định hậu quả, ngưng hoặc trốn tránh các hoạt động để thực hiện hành vi hút thuốc, có sự tăng liều và xuất hiện hành vi lệch chuẩn... Tuy nhiên, do đặc trưng tâm lý lứa tuổi nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thông qua các hành vi như ở sự thay đổi trong các thói quen, sinh hoạt hằng ngày, trong một số hoạt động ở lứa tuổi sinh viên, đời sống tình cảm, một số yếu tố của tự ý thức và hình thành thế giới quan, định hướng giá trị và ý chí của sinh viên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về thuốc lá và nghiện thuốc lá trên thế giới nhưng chưa có nhiều công trình quan tâm đến biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá. Ở Việt Nam, nghiên cứu về nghiện thuốc lá chỉ mới được quan tâm đến bình diện Y khoa hay Xã hội học chưa có công trình nghiên cứu hành vi nghiện thuốc lá trên bình diện Tâm lý học hành vi.

Hành vi nghiện thuốc lá là những hành vi của người nghiện thuốc lá đáp ứng với môi trường xung quanh do bị lệ thuộc về mặt thể chất và tinh thần vào thuốc lá.

Hành vi bao gồm hành vi bên ngoài và hành vi bên trong để đáp ứng sự lệ thuộc thuốc lá bất chấp hậu quả về mặt sức khỏe, tinh thần và đời sống cá nhân cũng như người khác. Trong đề tài hành vi nghiện thuốc lá được xác định bởi các yếu tố sau đây:

- Có sự tăng liều lượng hút thuốc để đạt được cảm giác, sự tăng liều càng mạnh khi các vấn đề về cuộc sống, về công việc, về tinh thần càng phát sinh càng nhiều

- Trốn tránh sự giao tiếp trong mối tương tác cá nhân, hoặc nơi cấm hút thuốc để có thể sử dụng thuốc lá

- Cố gắng từ bỏ hành vi hút thuốc nhưng không được, xuất hiện hội chứng cai (cảm giác bức bối, lo lắng, bồn chồn, ray rứt khi không sử dụng thuốc)

- Xuất hiện một số hành vi lệch chuẩn để phục vụ cho việc hút thuốc

- Sử dụng thuốc lá bất chất những hậu quả về mặt sức khỏe, tinh thần, ảnh hưởng đến các hoạt động, đến cá nhân khác kể cả người thân trong gia đình

Do đặc trưng tâm lý lứa tuổi ở sinh viên nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên thông qua các hành vi như ở sự thay đổi trong các thói quen, sinh hoạt hằng ngày, trong một số hoạt động ở lứa tuổi sinh viên, đời sống xúc cảm - tình cảm, một số yếu tố của tự ý thức và hình thành thế giới quan, định hướng giá trị và ý chí của sinh viên.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)