Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM (Trang 165 - 175)

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Trong 9 biện pháp được đề xuất đều có điểm trung bình trên 1.5 rơi vào mức cần thiết, tức là không có biện pháp nào sinh viên đánh giá la không cần thiết và hoàn toàn không cần thiết.

Nhóm các biện pháp về phía nhà trường, biện pháp có ĐTB cao nhất là xây dựng mô hình di động can thiệp hành vi hút thuốc lá tại trường học với 3.28, trong đó có đến 59.4% sinh viên đánh giá là rất cần thiết và 34.4% sinh viên đánh giá là

hoàn toàn rất cần thiết. Kết quả này cũng gây khá ngạc nhiên, bởi so với các biệ pháp khác có thể cho rằng đây là một biện pháp khá “lạ” hơn.

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

Biện pháp

Mức độ cần thiết

ĐTB Hoàn

toàn không

cần thiết

Không cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Hoàn toàn không

cần thiết NHÓM

BIỆN PHÁP TỪ PHÍA NHÀ TRƯỜNG

Biện pháp1: Tăng cường tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin

6.2 6.2 28.1 37.5 21.9 2.62 Biện pháp 2: Đưa luật

phòng chống thuốc lá vào nội dung giáo dục chính trị đầu năm

18.8 18.8 34.4 28.1 0 1.71 Biện pháp 3: Tăng

cường hình thức kỷ luật với hành vi hút thuốc lá trong nhà trường

15.6 18.8 12.5 28.1 25.0 2.28 Biện pháp 4: Xây dựng

mô hình di động can thiệp hành vi hút thuốc lá tại trường học

0 0 6.2 59.4 34.4 3.28

NHÓM BIỆN PHÁP TỪ PHÍA XÃ HỘI

Biện pháp1: Kiên quyết cấm tuyên truyền, quảng cáo thuốc lá

12.5 15.6 43.8 12.5 15.6 2.03 Biện pháp 2: Tăng

cường băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của hút thuốc lá

6.2 15.6 40.6 37.5 0 2.09

Biện pháp 3: Thực hiện kiên quyết khung xử phạt hành chính với hành vi hút thuốc lá công cộng

0 18.8 21.9 34.4 25.0 2.65 Biện pháp 4: Cảnh báo

bằng hình ảnh gây sốc cần tăng 50% diện tích trên bao thuốc lá

0 56.2 25.0 18.8 0 2.62

Biện pháp 5: Tăng thuế

đánh vào thuốc lá 0 0 21.9 34.4 43.8 3.21

Nhưng với nhu cầu tham vấn hiện nay của sinh viên không chỉ với vấn đề nghiện thuốc lá mà còn nhiều vấn đề liên quan đến cả tinh thần lẫn sức khỏe thì đây là điều có thể lý giải. Trên thế giới, việc xây dựng các phòng tham vấn tại trường

học để trợ giúp học sinh trong các vấn đề sức khỏe tinh thần đã diễn ra và là một yêu cầu không thể thiếu trong chất lượng giáo dục học sinh sinh viên. Nhưng ở Việt Nam rất ít trường Đại học đáp ứng được nhu cầu tham vấn tâm lý và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho học sinh sinh viên tại nhà trường.

Kế tiếp, biện pháp tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin có ĐTB là 2.62 với 37.5% sinh viên đánh giá là rất cần thiết và 21.9% sinh viên đánh giá là hoàn toàn rất cần thiết. Đây là hình thức gần gũi với các hoạt động phong trào của sinh viên, chính vì vậy sinh viên sẽ dễ hưởng ứng với những hình thức này.

Biện pháp tăng cường hình thức kỷ luật với hành vi hút thuốc lá trong nhà trường với ĐTB là 2.28 cũng trên 2.00, cho thấy biện pháp này cũng được sinh viên đánh giá là rất cần thiết. Điểm trung bình thấp nhất trong nhóm biện pháp từ nhà trường với 1.71 điểm là đưa luật phòng chống thuốc lá vào nội dung giáo dục chính trị đầu năm, có 18.8% sinh viên đánh giá là không cần thiết và cũng có 18.8% sinh viên đánh giá là hoàn toàn không cần thiết. Với sinh viên hình thức học tập giáo dục chính trị đầu năm là một hình thức chưa thu hút về mặt hình thức, phương pháp truyền tải chủ yếu là thuyết mình, sinh viên ghi chép nên họ còn e ngại với biện pháp này. Tuy nhiên, điểm trung bình là 1.71, thấp hơn so với các biện pháp khác nhưng căn cứ vào mức điểm thì vẫn nhận thấy rằng sinh viên đánh giá biện pháp này cũng ở mức độ cần thiết.

Trong các biện pháp từ phía xã hội có thể nhận thấy điểm trung bình cao nhất thuộc về biện pháp tăng thuế đánh vào thuốc lá với ĐTB là 3.21, có 43.8% sinh viên đánh giá biện pháp này là hoàn toàn rất cần thiết. Điều này cho thấy rằng sinh viên nhìn nhận biện pháp sử dụng biện pháp từ phía vật chất sẽ có hiệu quả để kiềm chế sự gia tăng của hành vi hút thuốc lá trong cộng đồng cũng như với sinh viên.

Với sinh viên, việc kiếm tiền chưa có điều kiện vì vậy khi giá thuốc lá tăng thì việc tiếp xúc với thuốc lá với họ trở nên khó khăn hơn. Kế tiếp biện pháp thực hiện kiên quyết khung xử phạt hành chính của hành vi hút thuốc lá nơi công cộng với ĐTB là 2.65, có 34.4% sinh viên đánh giá là rất cần thiết và 25.0% đánh giá là hoàn toàn rất cần thiết. Điều này càng khẳng định hơn sự đồng ý của sinh viên với việc sử dụng sự tác động về mặt xử phạt hoặc sử dụng vật chất để giảm sự gia tăng việc hút thuốc trong cộng đồng.

Các biện pháp còn lại tuy đều có điểm trung bình thấp hơn nhưng đều đạt điểm trên 2.00, cho thấy sinh viên đều đánh giá các biện pháp này ở mức rất cần thiết và hoàn toàn rất cần thiết. Các biện pháp này được xếp theo điểm trung bình từ cao đến thấp như sau:

- Cảnh báo bằng hình ảnh gây sốc cần tăng 50% trên bao bì thuốc lá với ĐTB là 2.62.

- Tăng cường băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của thuốc lá với ĐTB là ĐTB là 2.09.

- Kiên quyết cấm tuyên truyền, quảng cáo thuốc lá với ĐTB là 2.03.

Tóm lại, các biện pháp được đề xuất đều được sinh viên đánh giá là cần thiết đến hoàn toàn rất cần thiết. Đây là cơ sở tích cực để nhà trường và cơ quan quản lý triển khai hoặc tiếp tục triển khai một các kiên quyết và triệt để hơn nhằm giáo dục về hành vi hút thuốc lá một cách hiệu quả hơn trước.

3.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất

Kết quả khảo sát tính khả thi cũng cho kết quả tương tự như khảo sát tính cần thiết. Điểm trung bình của các biện pháp đều trên 1.5 cho thấy sinh viên đều đánh giá ở mức khả thi đến hoàn toàn rất khả thi.

Về nhóm biện pháp từ phía nhà trường, biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất với ĐTB là 2.56 là tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin. Như đã lý giải ở trên đây là biện pháp gần gũi, dễ tiến hành cùng với các hoạt động phong trào của sinh viên nên họ cũng dễ chấp nhận hơn so với các biện pháp khác.

Nếu như ở sự đánh giá tính cần thiết thì sự cần thiết nhất là nghiêng về việc xây dựng mô hình di động can thiệp hành vi hút thuốc lá tại trường học thì sự đánh giá tính khả thi lại nghiêng về biện pháp tổ chức chuyên đề, cuộc thi và xây dựng bản tin. Có thể nhận thấy rằng sinh viên có sự so sánh với điều kiện của nhà trường và tình hình giáo dục trong nước nên có sự khác biệt trong việc đánh giá tính khả thi so với tính cần thiết ở biện pháp này. Việc xây dựng mô hình can thiệp di động (ĐTB là 2.15) khó thực hiện hơn do với biện pháp tổ chức chuyên đề, cuộc thi và bản tin.

Hai biện pháp còn lại đều có điểm trung bình tương ứng với sự đánh giá tính cần thiết. Trong đó, biện pháp tăng cường hình thức kỷ luật với hành vi hút thuốc lá trong trường học với 2.20 và biện pháp đưa luật phòng chống thuốc lá vào nội dung

giáo dục chính trị đầu năm với 1.62 thấp nhất trong nhóm biện pháp về phía nhà trường.

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát tính khả thi của một số biện pháp

Biện pháp

Mức độ khả thi

ĐTB Hoàn

toàn không

khả thi

Không khả

thi

Khả thi

Rất khả thi

Hoàn toàn

rất khả

thi NHÓM

BIỆN PHÁP NHÀ TRƯỜNG

Biện pháp1: Tăng cường tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin

6.9 8.3 27.1 36.1 21.5 2.56 Biện pháp 2: Đưa luật

phòng chống thuốc lá vào nội dung giáo dục chính trị đầu năm

20.5 22.2 31.6 25.7 0 1.62 Biện pháp 3: Tăng

cường hình thức kỷ luật với hành vi hút thuốc lá trong nhà trường

17.0 19.4 12.5 27.8 23.3 2.20 Biện pháp 4: Xây dựng

mô hình di động can thiệp hành vi hút thuốc lá tại trường học

1.0 4.2 55.2 6.2 33.3 2.15 NHÓM

BIỆN PHÁP XÃ HỘI

Biện pháp1: Kiên quyết cấm tuyên truyền, quảng cáo thuốc lá

13.2 16.3 43.1 11.8 15.6 2.00 Biện pháp 2: Tăng

cường băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của hút thuốc lá

7.3 18.1 39.2 35.4 0 2.02 Biện pháp 3: Thực hiện

kiên quyết khung xử phạt hành chính với hành vi hút thuốc lá công cộng

2.1 19.8 21.9 31.2 25.0 2.57 Biện pháp 4: Cảnh báo

bằng hình ảnh gây sốc cần tăng 50% diện tích trên bao thuốc lá

1.0 1.4 56.2 25.0 16.3 2.54 Biện pháp 5: Tăng thuế

đánh vào thuốc lá 1.0 2.8 20.5 33.7 42.0 3.12 Về nhóm biện pháp từ phía xã hội, có thể nhận thấy dù điểm trung bình có thấp hơn so với đánh giá tính cần thiết của biện pháp nhưng sự chênh lệch này không cao. Nhìn chung, thứ tự đánh giá về tính khả thi đều có thứ tự điểm trung bình tương đồng với tính cần thiết. Điều này cho thấy, sinh viên khá thống nhất

quan điểm khi đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi. Các biện pháp về phía xã hội được xếp theo thứ tự điểm trung bình về tính khả thi từ cao đến thấp như sau:

- Tăng thuế đánh vào thuốc lá với ĐTB là 3.12.

- Thực hiện kiên quyết khung xử phạt hành chính với hành vi hút thuốc lá nơi công cộng với ĐTB là 2.57.

- Cảnh báo bằng hình ảnh gây sốc cần tăng 50% trên diện tích bao thuốc lá với ĐTB là 2.54.

- Tăng cường băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của hút thuốc lá với ĐTB là 2.02.

- Kiên quyết cấm tuyên truyền, quảng cáo thuốc lá với ĐTB là 2.00.

Như vậy, các biện pháp đề xuất về phía nhà trường lẫn xã hội đều được sinh viên đánh giá ở tính khả thi khá cao. Điều này cho thấy sinh viên phần nào quan tâm và hưởng ứng đến việc tuyên tuyền, giáo dục phòng chống thuốc lá trong nhà trường cũng như ngoài cộng đồng. Đây là những số liệu là động lực giúp các nhà quản lý có liên quan thực hiện tốt hơn trách nhiệm trong việc giáo dục hành vi hút thuốc lá cho thanh thiếu niên nhằm ngăn chặn sự gia tăng của hành vi hút thuốc lá trong cộng đồng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Có chín biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên với hành vi hút thuốc lá. Trong đó, có bốn biện pháp thuộc về phía nhà trường bao gồm:

- Tăng cường tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin về tác hại của hành vi hút thuốc lá.

- Đưa luật phòng chống thuốc lá vào nội dung giáo dục chính trị đầu năm - Tăng cường hình thức kỷ luật với hành vi hút thuốc lá trong nhà trường - Xây dựng mô hình di động can thiệp hành vi hút thuốc lá tại trường học

Còn lại, năm biện pháp thuộc về trách nhiệm của xã hội mà trước tiên là các cơ quan hành chính có liên quan, bao gồm:

- Kiên quyết cấm tuyên truyền, quảng cáo thuốc lá.

- Tăng cường băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của hút thuốc lá.

- Thực hiện kiên quyết khung xử phạt hành chính với hành vi hút thuốc lá công cộng.

- Cảnh báo bằng hình ảnh gây sốc cần tăng 50% diện tích trên bao thuốc lá.

- Tăng thuế đánh vào thuốc lá.

Các biện pháp trên đều được sinh viên đánh giá với điểm trung bình trên 1.5 rơi vào mức độ cần thiết và khả thi trở lên. Dữ liệu này cho thấy sinh viên khá đồng tình và ủng hộ với các đề xuất được đưa ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hành vi nghiện thuốc lá là những hành vi của người nghiện thuốc lá đáp ứng với môi trường xung quanh do bị lệ thuộc về mặt thể chất và tinh thần vào thuốc lá.

Hành vi bao gồm hành vi bên ngoài và hành vi bên trong để đáp ứng sự lệ thuộc thuốc lá bất chấp hậu quả về mặt sức khỏe, tinh thần và đời sống cá nhân cũng như người khác. Trong đề tài hành vi nghiện thuốc lá được xác định bởi các yếu tố sau đây:

- Có sự tăng liều lượng hút thuốc để đạt được cảm giác, sự tăng liều càng mạnh khi các vấn đề về cuộc sống, về công việc, về tinh thần càng phát sinh càng nhiều.

- Trốn tránh sự giao tiếp trong mối tương tác cá nhân, hoặc nơi cấm hút thuốc để có thể sử dụng thuốc lá .

- Cố gắng từ bỏ hành vi hút thuốc nhưng không được, xuất hiện hội chứng cai (cảm giác bức bối, lo lắng, bồn chồn, ray rứt khi không sử dụng thuốc).

- Xuất hiện một số hành vi lệch chuẩn để phục vụ cho việc hút thuốc.

- Sử dụng thuốc lá bất chất những hậu quả về mặt sức khỏe, tinh thần, ảnh hưởng đến các hoạt động, đến cá nhân khác kể cả người thân trong gia đình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trên sinh viên chủ yếu biểu hiện ở mức trung bình khi các chỉ báo đều có điểm trung bình chung dao động từ trên 1.51 đến dưới 2.51. Trong 105 sinh viên được nghiên cứu, có 15.2% sinh viên sử dụng một cách thông thường, 22.9% sinh viên có xu hướng lạm dụng thuốc lá, 27.65 sinh viên nghiện nhẹ, 26.7% sinh viên nghiện vừa và có đến 7.6% sinh viên nghiện nặng. Kết quả kiểm định thống kê cũng cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các trường và giữa học lực về mức độ nghiện thuốc lá nhưng lại có sự khác biệt trên bình diện năm học. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nghiện thuốc lá đáng chú ý ở sinh viên đó là các yếu tố: hút thuốc lá vì cảm giác thèm muốn không cưỡng lại được (78.1%), hút thuốc lá mang lại niềm vui sự sảng khoái (63.8%), hút thuốc lá để quên đi những chuyện phiền muộn, lo âu (57.1%).

Có chín biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên với hành vi hút thuốc lá, bao gồm:

- Tăng cường tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin về tác hại của hành vi hút thuốc lá.

- Đưa luật phòng chống thuốc lá vào nội dung giáo dục chính trị đầu năm - Tăng cường hình thức kỷ luật với hành vi hút thuốc lá trong nhà trường - Xây dựng mô hình di động can thiệp hành vi hút thuốc lá tại trường học - Kiên quyết cấm tuyên truyền, quảng cáo thuốc lá.

- Tăng cường băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của hút thuốc lá.

- Thực hiện kiên quyết khung xử phạt hành chính với hành vi hút thuốc lá công cộng.

- Cảnh báo bằng hình ảnh gây sốc cần tăng 50% diện tích trên bao thuốc lá.

- Tăng thuế đánh vào thuốc lá.

Các biện pháp trên đều được sinh viên đánh giá với điểm trung bình trên 1.5 rơi vào mức độ cần thiết và khả thi trở lên. Dữ liệu này cho thấy sinh viên khá đồng tình và ủng hộ với các đề xuất được đưa ra.

2. Kiến nghị

- Đối với sinh viên: Cần ý thức về những tác hại của thuốc lá trên cả hai phương diện tinh thần và hể chất. Tìm đến sự giúp đỡ của cơ quan y tế, chuyên gia trị liệu thực hành khi bản thân có dấu hiệu nghiện thuốc lá để được tư vấn cai nghiện kịp thời. Đồng thời, tuyên truyền và nhắc nhở bạn bè xung quanh về tác hại của nghiện thuốc lá.

- Đối với gia đình: Quan tâm cần thiết đến việc giáo dục con trước những tác hại của thuốc lá, giáo dục “không khói thuốc” từ gia đình qua sự làm gương, khuyên răn và kỷ luật đúng lúc, kịp thời, phù hợp. Cần có cách ứng xử phù hợp và các biện pháp can thiệp phối hợp cùng bác sĩ và chuyên gia trị liệu thực hành khi con mình có biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá.

- Đối với nhà trường: Chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá thông qua việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội thi, băng rôn, bảng tin, mời báo cáo viên báo cáo chuyên đề, kỷ luật phù hợp, lồng ghéo vào nội dung giáo dục chính trị đầu năm, xây dựng mô hình can thiệp di động...

- Đối với các cơ quan quản lý: Cần triển khai kiên quyết, kịp thời Luật PCTHTL vào thực tiễn. Tăng cường các văn bản pháp luật trong việc quản lý thuốc lá, thuế thuốc lá, xử phạt hành vi hút thuốc lá... một cách rõ ràng và cụ thể hơn, nhất là khâu kiểm tra việc thực hiện. Các cơ quan truyền thông nên xây dựng chương trình tuyên truyền về hành vi nghiện thuốc lá với hình thức mới lạ, sáng tạo gây hiệu ứng về tri giác và chú ý nhiều hơn... đặc biệt là tác hại của nghiện thuốc lá, cách phòng tránh và biện pháp can thiệp. Cơ quan ban ngành liên quan cần tiến hành xây dựng các trung tâm cai nghiện thuốc lá với đội ngũ chuyên gia có uy tín và tìm cách hỗ trợ cai nghiện thuốc lá ngay từ môi trường Đại học.

Trên hết, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền và phòng chống hành vi nghiện thuốc lá trên sinh viên. Các biện pháp cần được thực thi đồng bộ, kiên quyết và không khoan nhượng thì việc tuyên truyền, phòng chống tác hại thuốc lá mới thực sự có hiệu quả.

Một phần của tài liệu HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM (Trang 165 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)