Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA
3.2. Cơ sở đề xuất các biện pháp
3.2.1. Một số cơ sở khoa học của các biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên với hành vi nghiện thuốc lá
3.2.1.1. Cơ sở Tâm lý học
Như đã trình bày ở chương một, hành vi nghiện thuốc lá là hành vi nghiện đứng thứ hai khó bỏ sau ma túy. Muốn từ bỏ hành vi nghiện thuốc lá không chỉ cần sự can thiệp của chuyên viên tư vấn hay bác sĩ chuyên khoa, có sự hỗ trợ của thuốc cai nghiện thuốc lá mà cần nhất và quan trọng nhất đó chính là sự quyết tâm của người hút thuốc lá. Trị liệu nhận thức - hành vi là cách tiếp cận trong đề tài này.
Mục đích của trị liệu nhận thức - hành vi là giúp thân chủ nhận thức được tính chất của hành vi nghiện để hình thành động cơ muốn cai nghiện cho thân chủ. Chính vì vậy, việc đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá phù hợp với quan điểm trong Tâm lý học. Bên cạnh đó, muốn thay đổi hành vi của cá nhân phải kết hợp và đồng bộ trên cả ba mặt: nhận thức - thái độ - hành vi. Sự tác động hiệu quả trên mặt nhận thức của cá nhân sẽ là điều kiện hình thành hành vi tích cực. Sự quyết tâm cai nghiện hay không hút thuốc lá cần xuất phát từ nhận thức và một thái độ nhìn nhận đúng đắn về những tác hại của thuốc lá trên cơ sở đó mới có thể hình thành được hành vi tích cực. Một khi cá nhân nghiện thuốc lá sẽ rất khó từ bỏ, tỷ lệ nghiện càng tăng khi thời gian và cường độ hút ngày càng nhiều. Hậu quả để lại không chỉ về mặt sức khỏe cho chính người hút mà còn ảnh hưởng đến cá nhân khác nói riêng và cộng đồng nói chung khi phải chịu hình thức hút thuốc lá bị động. Chính vì vậy việc phòng chống ngay từ đầu vẫn mang một ý nghĩa quan trọng.
3.2.1.2. Cơ sở Triết học
Khi xem xét cơ sở triết học của việc nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá, cần đề cập đến hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho phép chúng ta xem xét đánh giá khả năng đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá trên nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, từ yếu tố chủ quan đến khách quan, yếu tố bên trong cá nhân và ngoài cá nhân, phân tích được những mối liên hệ giữa chúng. Điều này giúp ta có cách nhìn bao quát, toàn bộ đối tượng nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hợp lý để nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá.
- Nguyên lý về sự phát triển cho ta thấy thực chất của việc đề xuất một số biện
pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá là quá trình cá nhân hình thành và phát triển kiến thức lẫn kỹ năng để giải quyết một loạt vấn đề liên quan đến việc hút thuốc lá cũng như cai nghiện thuốc lá, từ đó thúc đẩy sự phát triển các yếu tố về mặt tinh thần và thể chất, đáp ứng những yêu cầu của các chuẩn mực hành vi trong xã hội.
3.2.1.3. Cơ sở Xã hội học
Về mặt Xã hội học, mỗi cá nhân tiếp nhận được các giá trị của xã hội, lĩnh hội các giá trị và chuẩn mực xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí của mình trong những môi trường, hoàn cảnh xã hội nhất định để tồn tại và phát triển. Xét cho cùng, chính là việc cá nhân tham gia vào quá trình xã hội hoá. Như vậy, ở góc độ này, đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá chính là việc giúp cá nhân tạo ra những hành vi, ứng xử đáp ứng yêu cầu của xã hội trước việc hút thuốc lá. Hành vi, ứng xử đó rất linh hoạt và mới mẻ, tạo ra giá trị mới cho xã hội khi mọi cá nhân đều nhận thức tích cực đối với việc hút thuốc lá để không hút thuốc lá hoặc từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
Tuyên truyền, phòng chống thuốc lá là một trong các biện pháp quan trọng để giảm nhẹ gánh nặng hút thuốc lá, hoạt động này tại Việt nam dù bắt đầu muộn nhưng đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của chính quyền và các nhà giáo dục. Nói tóm lại, thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ khỏi cuộc sống cá nhân. Vì vậy, phải quyết tâm giáo dục sinh viên nói “không” với thuốc lá vì một xã hội văn minh, phát triển.
3.2.2. Cơ sở pháp lý của việc đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá do Quốc hội ban hành vào ngày 02/07/2012 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/05/2013. Luật phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực tại thời điểm này được đánh giá là sự kiện quan trọng trong bối cảnh các bệnh nguy hiểm do thuốc lá gây ra ngày một gia tăng nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc triển khai luật hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn do người dân chưa có ý thức đầy đủ về tác hại của thuốc lá và chưa biết nhiều thông tin về luật phòng chống tác hại thuốc lá; các hãng sản xuất và phân phối thuốc lá tìm mọi
cách để quảng cáo sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Ngoài ra, ngành y tế chưa có đơn vị thanh tra chuyên trách đảm bảo việc xử phạt diễn ra triệt để, kịp thời.
Ngày 17/7/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều khoản như Khoản 4 Điều 12, Khoản 7 Điều 15, Khoản 2, Khoản 4 Điều 17 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá, chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập, phê duyệt Ðiều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá trực thuộc Bộ Y tế. Quỹ được hình thành từ khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá theo quy định; nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước... Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc. Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá như: truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp từng nhóm đối tượng; xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả...
Chỉ thị số 56/CT-BGDĐT ngày 02/10/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục và Quy định về công tác Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục càng làm rõ hơn cơ sở pháp lý của việc đề xuất các biện pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục phòng chống thuốc lá trong trường học.
Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia vào Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá được viết tắt theo tên tiếng anh là FCTC (Framework Convention on Tobacco Control) là công ước quốc tế đầu tiên về Y tế công cộng. Việc xây dựng Công ước Khung được quyết định trong nghị quyết số 56 của Hội đồng Y tế Thế giới (gồm Bộ
Trưởng y tế các nước) năm 1996. Trải qua quá trình đàm phán gay go của gần 200 quốc gia trên thế giới qua 6 vòng đàm từ năm 2000 đến năm 2003 thì nội dung chính của Công ước Khung đã được Hội đồng Y tế Thế giới thông qua vào tháng 5 năm 2003. Công ước Khung được xây dựng với sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hiện tại đã có 174 quốc gia phê chuẩn tham gia thực hiện Công ước Khung. Đây là một công ước có số các quốc gia phê chuẩn tham gia nhiều nhất và nhanh nhất trong tất cả các công ước của Liên hợp quốc. Mục tiêu của Công ước FCTC và các nghị định thư có liên quan là nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc, ngăn chặn sự lan tràn rộng rãi của nạn dịch hút thuốc lá và những hậu quả sức khỏe và kinh tế do việc hút thuốc gây ra, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển nơi mà tỷ lệ hút thuốc cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Công ước Khung gồm 11 chương và 38 điều trong đó quy định về các biện pháp giảm cầu, giảm cung và các biện pháp đảm bảo cho phòng chống tác hại thuốc lá.
3.2.3. Cơ sở thực tiễn của việc đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá
“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” - câu nói này dường như đã quá quen thuộc, nhưng thông điệp cốt lõi của câu nói này liệu được bao nhiêu người quan tâm? Minh chứng cho nhận định trên là kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành. Cuộc điều tra tại Việt Nam năm 2010 cho thấy Việt Nam là một trong số 15 nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với hơn 50% nam giới từ tuổi trưởng thành trở lên hút thuốc lá; 47,4% nam giới và 1,4% nữ giới hút thuốc lá; nam giới làm các nghề nghiệp như lái xe, xây dựng, dịch vụ và đặc biệt là công nhân hút thuốc lá nhiều nhất, thường trên 60%; hút thuốc lá tồn tại cả trong các ngành nghề được xem là “khó xâm nhập nhất” như giáo dục… [ ].
Nghiên cứu của Viện chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 cũng cho thấy, hơn 11% số ca tử vong ở đàn ông Việt Nam là do các bệnh có liên quan đến thuốc lá.
Mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá (chưa kể số người tử vong do hút thuốc thụ động) [9].Mặc dù công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đã được triển khai rộng khắp, tỷ lệ người hút thuốc lá vẫn không giảm.
Việc đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá đáp ứng tình hình thực tiễn đang đặt ra.
3.2.3.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá a. Nhận thức của sinh viên về chất gây nghiện trong thuốc lá
Bảng 3.4. Nhận thức của sinh viên về chất gây nghiện trong thuốc lá
Thứ tự Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
1 Nicotine 43 41.0
2 CO 10 9.5
3 Hắc in 15 14.3
4 Dioxin 0 0
5 Không biết 37 35.2
Khói thuốc lá đã bị Cơ Quan Quốc Tế nghiên cứu về ung thư (International Agency for Research on Cancer - IAFC) trực thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cho biết trong thành phần của khói thuốc lá bao gồm các chất gây nghiện và gây độc như: Nicotin, Monoxid Carbon (khí CO), hắc ín, benzen, formaldehyd, ammonia, aceton, arsenic, hydrogen cyanid, các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá, các chất gây ung thư. Tuy nhiên trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại gây hại cho sức khỏe. Trong đó chất có khả năng gây ra nghiện đó chính là Nicotine, đáp án chính xác này có 43 (41.0%) sinh viên trả lời đúng.
Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với khng khí. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào phổi 1 - 2mg nicotin mỗi một điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưaa nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Cơ quan kiểm soát dược và Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như ma túy, heroin, cocain [75]. Đây là một vấn đề phổ biến mang tính tri thức nhưng chưa đến 50% sinh viên chọn được đáp án đúng cho thấy sinh viên nhận thức về thuốc lá còn khá hạn chế.
Đứng sau là các đáp án Hắc in với 14.3%, CO với 9.5% và đặc biệt là có đến 35.2% sinh viên trả lời không biết. Điều này cho thấy sinh viên có vẻ “xa lạ” với tác hại của thuốc lá dù chính họ đang sử dụng thuốc lá. Chính sự kém hiểu biết hay
nhận thức chưa cao cũng là nguyên nhân khiến họ ngày càng hút thuốc nhiều hơn do không có sự kiểm soát ở bản thân.
b. Nhận thức của sinh viên về tỷ lệ nghiện khi cá nhân hút thuốc lá
Bảng 3.5. Nhận thức của sinh viên về tỷ lệ nghiện khi cá nhân hút thuốc lá
Thứ tự Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
1 100% 13 12.4
2 80 - 90% 7 6.7
3 50 - 60% 7 6.7
4 30 - 50% 7 6.7
5 Không biết 71 67.6
Kết quả thống kê cho thấy có đến 71 (67.6%) sinh viên cho rằng mình không biết, trong khi đó đáp án chính xác trong câu hỏi này là từ 80 đến 90% nhưng chỉ có 7 (6.7%) sinh viên chọn đúng. Kết quả này cũng là một sự cảnh báo đáng lo ngại khi những kiến thức cơ bản về tác hại của thuốc lá không được sinh viên quan tâm.
Đó cũng là số liệu nhắc nhở về công tác nâng cao nhận thức cho sinh viên về tác hại của thuốc lá để họ có thể chủ động cai nghiện trong khả năng có thể.
c. Nhận thức của sinh viên về lượng chất hóa học có trong thuốc lá
Bảng 3.6. Nhận thức của sinh viên về lượng chất hóa học có trong thuốc lá
Thứ tự Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
1 Khoảng 1000 chất 25 23.8
2 Khoảng 2000 chất 11 10.5
3 Khoảng 3000 chất 2 1.9
4 Trên 4000 chất 0 0
5 Không biết 67 63.8
Kết quả thống kê cho thấy, đáp án chính xác nhất là 4000 chất nhưng không có sinh viên nào chọn đáp án này, trong khi đó có đến 67 (63.8%) sinh viên cho rằng mình không biết trong thuốc lá có bao nhiêu chất hóa học có khả năng gây hại.
Điều này càng làm rõ hơn rằng kiến thức về thuốc lá của sinh viên còn rất thấp và chính sự hiểu biết thấp này dẫn đến một tỷ lệ hút thuốc lá không nhỏ ở sinh viên.
Theo báo cáo mới nhất từ Mỹ, thuốc lá chứa 7000 chất độc thay vì 4000 chất được công bố trước đây, trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 40 chất có thể gây
ung thư. Tác hại của thuốc lá có tác động tiêu cực tới người hút cũng như những người xung quanh, điều này nhiều người đã nhận thức rất rõ, tuy nhiên vì nhiều lý do mà chưa muốn từ bỏ. Tại Việt Nam, có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá hàng ngày, con số đáng báo động này đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh và có nguy cơ trẻ hóa ngày một cao. Đặc biệt, mỗi giờ có 5 ca tử vong và mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh liên quan tới tác hại của thuốc lá, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm. Các nhà khoa học nước ngoài đưa ra lời cảnh báo rằng “hít khói thuốc thải ra chỉ trong nửa giờ cũng đủ khiến tuần hoàn máu ở tim của những người không hút thuốc bị ảnh hưởng trầm trọng, còn người hút thuốc thì mắc nhiễm nhiều bệnh, nhất là ung thư phổi” [74]. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục còn rất nhiều hạn chế, mâu thuẫn, triệt tiêu, không có các giải pháp đồng bộ và thiếu hiệu quả, nhất là hoạt động của Đoàn thanh niên thiếu chương trình giải pháp, hình thức tập trung để kịp thời ngăn chặn, vừa có tính cấp bách vừa có mô hình hoạt động lâu dài đối với thế hệ trẻ để biến các cuộc vận động thành phong trào thanh niên.
d. Nhận thức về hậu quả của việc hút thuốc lá trên bình diện sức khỏe
Bảng 3.7. Nhận thức về hậu quả của việc hút thuốc lá trên bình diện sức khỏe
Thứ tự Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
1 Bệnh về tim mạch 87 82.9
2 Ung thư phổi 89 84.8
3 Ung thư vòm họng 95 90.5
4 Bệnh hô hấp 88 83.8
5 Nhồi máu cơ tim 62 59.0
6 Tắc nghẽn phổi mãn tính 88 83.8
7 Sảy thai 77 73.3
8 Viêm dạ dày 88 83.8
So với các kiến thức trên thì kiến thức về các bệnh do tác hại thuốc lá mang lại đều được sinh viên nhận thức ở ức cao đều trên 50%, dao động xung quanh 80%.
Trong đó, cao nhất là bệnh ung thư vòm họng với 90.5% và ung thư phổi với 84.8%, thấp nhất là nhồi máu cơ tim với 59.0% và sảy thai với 73.3%. Y học đã có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá có một ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, sự nguy hiểm này người ta thường không dễ thấy ngay mà tác hại của thuốc