1.2. Cơ sở lý luận về nhu cầu tham vấn học đường của HS THPT
1.2.2. Đặc điểm tâm lý HS THPT
1.2.2.1. Những điều kiện phát triển tâm lý của HS THPT Về mặt sinh lý
Ở lứa tuổi HS THPT hay còn gọi là tuổi thanh niên HS, sự tăng trưởng cơ thể có tính chất vừa phải, không nhanh và không có nhi u biến động như tuổi HS trung học cơ sở [26]. Chi u cao, cân n ng đã ph t triển chậm lại và hệ cơ xương, cơ bắp cũng đang dần phát triển hoàn thiện. Hệ tuần hoàn ở tuổi này hoạt động bình thường và có sự phối hợp nhịp nhàng giúp cho các em có thể làm chủ cảm xúc của mình tốt hơn,
29
cùng với sự hoạt động của tim và mạch m u bình thường làm cho sức chịu đựng của c c em o dài hơn, sự tập trung được duy trì lâu hơn. Cùng với sự ổn định của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh của các em lại có những thay đổi quan trọng v m t cấu trúc bên trong của não và các chức năng của não. Số lượng dây thần kinh liên hợp giữa các vùng chức năng của vỏ não tăng nhanh, liên ết các phần khác nhau của vỏ não tạo đi u kiện cần thiết cho qu trình tư duy và học tập của HS. Cuối cùng là sự phát triển của hệ nội tiết, các hormone của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục hoạt động bình thường, có ảnh hưởng đến qu trình tăng trưởng và phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này.
Như vậy, c c đ c điểm v m t sinh lý của HS THPT cũng có nhi u thay đổi và ngày càng phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, đi u này cũng o theo một vài sự xáo trộn tâm lý đối với một số em có sự phát triển sinh lý hông đồng đ u như các bạn cùng trang lứa khác.
Về mặt xã hội
Nhìn chung, phạm vi giao tiếp của c c em được mở rộng và tính người lớn của các em được thừa nhận ngày càng nhi u. Tính độc lập trong giao tiếp ngày càng tăng [26].
Trong gia đình, giao tiếp với các thành viên trong gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý của thanh niên HS [26]. Vai trò của c c em trong gia đình ngày càng được tăng cường, các em có thể tham gia trao đổi cùng với người lớn một số vấn đ của gia đình, đây cũng là cơ hội tốt để các em bày tỏ suy nghĩ, tình cảm cũng như th i độ và khả năng hiểu biết của mình để từ đó hình thành và phát triển tâm lý. M t khác, HS THPT vẫn còn chịu sự chi phối, tác động của người lớn đối với một số vấn đ liên quan đến cá nhân của các em, các em chưa được phép tự ý quyết định mọi việc mà cần có sự giám sát của người lớn.
Trong nhà trường, tính chất các mối quan hệ giao tiếp giữa các em và thầy cô giáo có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển tâm lý, đ c biệt là sự phát triển trí tuệ và nhân cách [26]. C c em được phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập và tự quản lý việc học tập của mình, đây là một cơ hội thuận lợi để ph t huy tính người lớn trong các em.
30
Ngoài xã hội, các hình thức hoạt động của xã hội dành cho lứa tuổi này rất phong phú và đa dạng, khiến cho hoạt động giao tiếp của HS được mở rộng, tạo đi u kiện hòa nhập cuộc sống. Cuối tuổi HS THPT, các em bắt đầu phải thực hiện một số nghĩa vụ công dân đối với xã hội, đi u này tạo động lực để các em rèn luyện và trưởng thành.
Về mặt tâm lý
Sự chín muồi v m t tâm lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên bao gồm những thành tựu nổi bật v sự phát triển tâm lý như: tư duy trừu tượng phát triển, tính chủ định trong tất cả các quá trình nhận thức phát triển mạnh, xúc cảm – tình cảm trong s ng, đa dạng, khả năng tự ý thức, tự đ nh gi ph t triển mạnh mẽ, ý thức v tính người lớn… là những đi u kiện tâm lý căn bản cho sự hình thành và phát triển tâm lý ở lúa tuổi HS THPT.
1.2.2.2. Đặc điểm về hoạt động nhận thức của HS THPT
Nhìn chung, tính chất cơ bản của hoạt động nhận thức ở lứa tuổi này là tính mục đích, tính chủ định, tính suy luận, tính hệ thống và tính thực tiễn. Cụ thể là:
Tri giác của HS THPT là tri giác có mục đích, có suy xét và có hệ thống. Quan sát có ý thức, các quy luật của tri gi c được phát triển tối đa.
Ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh hơn và có vai trò chủ đạo so với ghi nhớ không chủ định. Tính chủ định trong ghi nhớ và ghi nhớ có ý nghĩa cũng ngày càng phát triển, tạo nên tính hệ thống, tính logic trong nhận thức. Đ c điểm này giúp các em học tập có hiệu quả và cảm thấy thoải m i hơn trong việc học của chính mình.
Tư duy trừu tượng phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy, các phẩm chất tư duy cũng ph t triển mạnh: tính độc lập, tính lập luận, tính phê phán, tính linh hoạt, tính hệ thống, tính khái quát, tính sáng tạo, đ c biệt sự phát triển tư duy lý luận là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành thế giới quan khoa học ở lứa tuổi này. Tư duy hình tượng và tư duy hành động vẫn đang ph t triển và có vai trò hỗ trợ cho tư duy trừu tượng trong qu trình lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện các kỹ năng học tập.
31
Sự chú ý của HS THPT chịu sự chi phối của th i độ và hứng thú của c c em đối với đối tượng của sự chú ý. Khả năng phân phối và di chuyển chú ý trong học tập đ c biệt phát triển mạnh, nhờ vậy các em có thể lĩnh hội nhi u kiến thức trong một thời lượng có hạn, hoàn thành nhi u yêu cầu học tập mang tính chất khái quát và hệ thống.
1.2.2.3. Đặc điểm về đời sống xúc cảm – tình cảm của HS THPT
Xúc cảm của HS THPT có tính ổn định vì các em có thể ý thức được nguyên nhân gây nên những xúc cảm trong tình huống nhất định và có thể làm chủ cảm xúc của mình. Xúc cảm của thanh niên thường xuất hiện trong học tập, giao tiếp…Có thể hình thành những tình cảm tốt đẹp ở các em thông qua các hoạt động có ý nghĩa hằng ngày.
Tình cảm gia đình có vai trò đ c biệt trong đời sống tình cảm của HS THPT, các em quan tâm đến gia đình nhi u hơn, xem trọng các mối quan hệ với cha mẹ và người thân. Gia đình góp phần tạo động lực học tập, các em có trách nhiệm hơn với gia đình của mình. Ngày nay, do ảnh hưởng của tính chất thời đại mà HS THPT ngày càng cởi mở và thẳng thắng trong giao tiếp với cha mẹ, mong muốn cha mẹ có thể tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mình.
HS THPT có nhu cầu kết bạn thân tình, phẩm chất quan trọng trong tình bạn lứa tuổi này là chân thành, tôn trọng lẫn nhau và biết chia sẻ. Tình bạn của các em khá b n vững và có thể kéo dài rất lâu. Tình bạn tuổi này mang tính xúc cảm cao nên các em dễ để tình cảm lấn át lý trí, thiếu cẩn trọng khi quyết định kết thân ho c nghe lời bạn. HS chủ động tìm hiểu và chọn bạn cho mình, các em có bạn cùng giới, khác giới và nhóm bạn. Sự g p nhau v xu hướng, tính c ch hay năng lực là cơ sở để hình thành nhóm bạn.
Khi bước sang lứa tuổi HS THPT, trong tình cảm các em xuất hiện “nhu cầu yêu đương”. C c yếu tố thúc đầy tình yêu các em xuất hiện là: Sự g p nhau trong tìm kiếm v ngoại hình, sự ngưỡng mộ tài năng, sự rung động trước những hành vi và cử chỉ hay c ch nói năng đ ng yêu trong giao tiếp, những phẩn chất đ ng quý của “người ấy” [26]. Tình cảm yêu đương ở lứa tuổi này là tình cảm hồn nhiên, thầm ín nhưng cũng rất dễ vỡ. Cũng như c c hiện tượng tâm lý khác, tình yêu của HS THPT chịu sự
32
chi phối của đ c điểm cơ thể, đi u kiện sống, hoạt động và giao tiếp của các em [26].
Bên cạnh sự hồn nhiên, trong sáng, tình cảm của các em vẫn mang nhi u sắc th i đa dạng, cần có sự quan tâm, hướng dẫn của người lớn để tránh những suy nghĩ, hành động sai lầm.
1.2.2.4. Đặc điểm nhân cách của HS THPT Một là, sự phát triển của tự ý thức.
HS THPT có nhu cầu tìm hiểu bản thân, xây dựng hình ảnh bản thân và đ nh gi bản thân. Đây là dấu hiệu tích cực trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách một cách tự giác [26]. Các em bắt đầu chú trọng hơn v ngoại hình của mình, dành thời gian chăm sóc, trau chuốt vẻ b ngoài và xem đó là một giá trị cá nhân quan trọng. Bên cạnh đó, c c em cũng quan tâm đến những phẩm chất bên trong và những khả năng của chính mình và tự mình đ nh gi chúng trong c c mối quan hệ và với mong đợi của người lớn. Ngoài ra, ở lứa tuổi này c c em cũng bắt đầu chọn cho mình
“hình mẫu” để theo đuổi, các em so sánh khả năng, phẩm chất, khả năng, mục đích sống, giá trị xã hội của bản thân với “hình mẫu” đã lựa chọn. Các em không chỉ nhận x t, đ nh gi những phẩm chất và hành vi riêng lẻ của bản thân mà còn đ nh gi , h i quát nhi u phẩm chất và hành vi của mình. Đi u này cho thấy sự phát triển tự ý thức của thanh niên HS có tính toàn diện và sâu sắc.
Có nhi u yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hình ành bản thân của HS THPT: vị trí trong gia đình, nhà trường và xã hội, yêu cầu của người lớn đối với các em, yêu cầu của hoạt động học tập, mục tiêu cuộc đời…Có những em đã thể hiện sự đ nh gi bản thân cao hơn so với thực tế mình có, tạo nên sự tự cao trong các em.
Cũng có những em chưa thấy được những ưu điểm của mình tạo ra sự m c cảm, tự ti.
Hai là, sự phát triển của xu hướng nhân cách.
Nhu cầu được tôn trọng, được bình đẳng với mọi người trong giao tiếp là nhu cầu quan trọng và phổ biến ở HS THPT. Các em mong muốn được bạn bè tôn trọng và đ c biệt là nhận được sự tôn trọng của người lớn, mong muốn được đối xử bình đẳng như là một người trưởng thành. C c em đ cao sự độc lập trong các quyết định của mình và tự cho mình là đúng. Tuy nhiên, x t cho cùng thì ở tuổi này các em vẫn rất
33
cần sự góp ý của người lớn trong những vấn đ quan trọng. Để các em có thể bày tỏ nhu cầu của mình, người lớn cần tạo được ni m tin nơi c c em, là điểm tựa đ ng tin cậy. Nhu cầu chứng tỏ bản thân ở lứa tuổi này vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.
Nguyên nhân là do nhận thức v sự phát triển bản thân ngày càng hoàn thiện như một người trưởng thành, nhận thức v vai trò của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội, các em có nhu cầu được thể hiện và khẳng định bản thân qua suy nghĩ và hành động trong học tập và cuộc sống hằng ngày. Có hai cách thể hiện bản thân là: thể hiện bản thân một cách tích cực và thể hiện bản thân theo hướng tiêu cực, dù là theo hướng nào thì càng em vẫn mong muốn được mọi người quan tâm, chú ý đến mình hơn, cho nên người lớn cần kíp thời hướng dẫn, định hướng cho các em cách thể hiện mình sao cho phù hợp.
Một đ c điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT chính là sự hình thành thế giới quan khoa học. Các em bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu và trao đổi những nguyên tắc chung của cuộc sống, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người với con người, ý nghĩa cuộc sống [26]. Từ đó, c c em phân tích, tổng hợp, khái quát những suy nghĩ của cá nhân v chân, thiện, mỹ để xây dựng thành hệ thống quan điểm v tự nhiên, xã hội và con người. Sự hoàn thiện v m t tư duy, đ c biệt là tư duy trừu tượng giúp HS có thêm nhi u hiểu biết mang tính khái quát v thế giới xung quanh, giúp các em có thể x c định được th i độ của mình đối với thế giới và đ nh gi nó. Nhờ đó, qu trình hình thành quan điểm sống của lứa tuổi này không mang tính rời rạc, hình thức mà đi v o bản chất, hệ thống. Sự hình thành quan điểm sống của HS THPT phụ thuộc vào nhi u yếu tố đ c biệt là hoàn cảnh sống, ngày nay môi trường sống có nhi u thay đổi, mang lại nhi u thuận lợi nhưng cũng hông ít hó hăn ảnh hưởng đến qu trình hình thành quan điểm sống cho HS. Người lớn cần theo dõi và kịp thời hướng dẫn định hình quan điểm đúng đắn, phù hợp cho các em.
Yếu tố cuối cùng trong sự phát triển nhân cách của lứa tuổi này là lựa chọn lý tưởng sống. Các em bắt đầu tìm kiếm, lựa chọn và xây dựng lý tưởng sống cho riêng mình. Sự phát triển toàn diện của các quá trình nhận thức, sự hình thành thế giới quan khoa học và đ c điểm tình cảm mang tính ổn định và sâu sắc có liên quan đến quá
34
trình hình thành lý tưởng sống. Bên cạnh tự xây dựng cho mình lý tưởng sống riêng, c c em cũng chịu nhi u ảnh hưởng từ quan điểm và lối sống của người lớn trong gia đình, nhà trường và đ c biệt là ngoài xã hội trong quá trình tìm kiếm một hình ảnh hoàn chỉnh cho bản thân. Vì vậy, sự định hướng của người lớn trong quá trình xây dựng lý tưởng sống cho HS THPT là đi u cần thiết và quan trọng, để giúp các em không ảnh hưởng bởi nhưng đi u không lành mạnh và không phù hợp.
1.2.2.5. Đặc điểm hoạt động chủ đạo – Hoạt động học tập hướng nghiệp của HS THPT
Bước vào tuổi HS THPT, hoạt động chủ đạo không còn là hoạt động giao tiếp nữa mà chuyển sang hoạt động học tập hướng nghiệp, hoạt động này chi phối mạnh mẽ sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh niên HS.
Sự phát triển về mặt nhận thức
Hoạt động học tập ở trường phổ thông vừa cung cấp cho HS những kiến thức khoa học căn bản, vừa định hướng cho HS lựa chọn những nội dung học tập cần thiết cho ngh nghiệp tương lai của mình. Đây là đi u kiện thuận lợi để mỗi HS chủ động lựa chọn nội dung phù hợp cho xu hướng ngh nghiệp ở c c trường đại học, cao đẳng hay các trung tâm dạy ngh …Kiến thức ở bậc phổ thông có tính khái quát, thực tiễn, hệ thống và đi vào bản chất, đòi hỏi các em phải nắm vững phương ph p học tập, kỹ năng học tâp hiệu quả, biết phân tích, lập luận, sáng tạo, năng động, biết hợp tác và liên hệ thực tế cuộc sống. Như vậy, hoạt động học tập là một động lực cho sự phát triển khả năng nhận thức của thanh niên HS.
Sự hình thành xu hướng nghề nghiệp
“Xu hướng ngh nghiệp là một nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm trong nhân cách của tuổi thanh niên HS” [26]. Nó thúc đẩy và quy định tính lựa chọn c c th i độ và tính tích cực của HS trong việc lựa chọn ngh nghiệp tương lai.
Khi bắt đầu xuất hiện xu hướng ngh nghiệp, HS nỗ lực tìm kiếm những phương pháp rèn luyện bản thân để đạt được mục tiêu ngh nghiệp. Các em tìm tòi những thông tin liên quan đến ngh nghiệp, nghiên cứu, so sánh các yêu cầu phẩm chất và năng lực ngh nghiệp với phẩm chất năng lực của chính mình để x c định mình có
35
thực sự phù hợp với ngh đó hay hông. Song song với việc chọn ngh , đi u các em quan tâm đến nữa là trường đào tạo ngh như: đại học, cao đẳng hay trung tâm dạy ngh …trường nào thực sự phù hợp với bản thân các em. Có nhi u yếu tố chi phối việc các em chọn ngh và chọn bậc học cho mình. Ý kiến, mong đợi của cha me, góp ý của thầy cô, nhận xét của bạn bè và sự tự đ nh gi hả năng của bản thân… hiến HS cảm thấy bối rối, khó quyết định. Chọn ngh có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người, nếu các em sớm x c định được cho mình ngh phù hợp các có nhi u cơ hội thuận lợi hỗ trợ cho sự thực hiện mục tiêu ngh nghiệp.
Tổ chức khoa học, kịp thời, hiệu quả những hoạt động hướng nghiệp từ phía gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội rất cần thiết và rất quan trọng đối với sự hình thành xu hướng ngh nghiệp và sự nghiếp của c c em trong tương lai.
Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý khác
Hoạt động học tập – hướng nghiệp liên quan đến sự phát triển tính ý thức, tính sâu sắc và tính đa dạng trong đời sống tình cảm của HS. Cao hơn bậc học trung học cơ sở, sang bậc học THPT đòi hỏi HS phải chủ động học tập, phải nhận thức được ý nghĩa thực tiễn của bài học, phải có cách nhìn vừa bao quát vừa sâu sắc. Đi u này dần hình thành ở HS thói quen suy nghĩ và hành động có mục đích, có ý thức, tình cảm cũng trở nên sâu sắc và đa dạng hơn. Bên cạnh đó, hi học những kiến thức liên quan đến ngh nghiệp các em yêu thích sẽ khiến các em hình thành tình cảm đối với ngh nghệp sau này.
Hoạt động học tập - hướng nghiệp còn liên quan đến sự phát triển tự ý thức của thanh niên HS. Nội dung phong phú của các môn học, các hoạt động hướng nghiệp là những cơ hội để HS hiểu biết nhi u hơn v bản thân mình. Các em sẽ biết mình thích gì, mình có thể làm được gì và còn thiếu sót ở điểm nào, từ đó lên ế hoạch rèn luyện cho mục tiêu ngh nghiệp đã lựa chọn.