CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG CERP
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu này đã thực hiện xác định các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp CERP và kiểm định mối quan hệ giữa triển khai thành công giải pháp CERP với tái cấu trúc quy trình kinh doanh và hiệu quả hoạt động, mối quan hệ giữa tái cấu trúc quy trình kinh doanh với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nhân tố “Cam kết của lãnh đạo cấp cao -Top management Commitment, Chiến lược CERP của doanh nghiệp - Organizational ERP Strategic, An toàn dữ liệu - Data Security, Đào tạo nhân sự dự án ERP - Training in ERP Projects, Văn hóa doanh nghiệp - Organizational Culture” đều tác động dương đến “Triển khai thành công giải pháp CERP - Successful implementation of CERP”. Triển khai thành công giải pháp CERP- Successful implementation of Cloud ERP tác động dương đến Tái cấu trúc quy trình kinh doanh - Business Process Redesign, Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - Organizational Performance. Tái cấu trúc quy trình kinh doanh - Business Process Redesign cũng tác động dương đến Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - Organizational Performance.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 05 nhân tố “Chiến lược CERP của doanh nghiệp, Cam kết của lãnh đạo cấp cao, An toàn dữ liệu, Đào tạo nhân sự dự án CERP, Văn hóa doanh nghiệp” theo thứ tự ảnh hưởng đến “Triển khai thành công giải pháp CERP” từ
cao đến thấp. Trong đó nhân tố Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có tác động dương lớn nhất đến Triển khai thành công giải pháp CERP 0,313 đơn vị chuẩn. Nhân tố Cam kết của lãnh đạo cấp cao có tác động ảnh hưởng cùng chiều đến Triển khai thành công giải pháp CERP thứ hai với 0,280 đơn vị chuẩn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ploder, Dilger, and Bernsteiner (2021), [Erwanto et al., 2020] giá trị ý nghĩa của chỉ số nhận được đã giải thích rằng giả thuyết sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao có một ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công của việc triển khai giải pháp CERP [Ploder et al.
(2021)]. Điều này cùng kết quả với các nghiên cứu trước đây, theo các chuyên gia được hỏi ở một số tổ chức sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao đóng một vai trò chi phối và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc triển khai giải pháp CERP. Những người được hỏi cho rằng: Ban lãnh đạo cấp cao là người khởi xướng dự án CERP, quyết định nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ nào sẽ sử dụng, đồng thời tích cực bảo vệ dự án. Các dự án CERP thành công cần được hỗ trợ thông qua các cuộc họp đánh giá trực tiếp hàng tuần hoặc hàng tháng bởi chủ sở hữu của công ty hoặc các giám đốc điều hành của công ty với đơn vị triển khai. Một số chuyên gia còn khẳng định lãnh đạo cấp cao là yếu tố quan trọng liên quan đến việc cung cấp vốn tài chính. Nếu xảy ra gián đoạn hoặc chậm trễ bất ngờ, thì lãnh đạo cấp cao cũng là người phải đưa ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó cũng có ý kiến không đồng ý với vai trò của lãnh đạo cấp cao trong việc triển khai CERP nhưng thực sự có vai trò như trên hay không còn phụ thuộc vào vai trò của họ trong mỗi công ty.
An toàn dữ liệu là nhân tố tác động thứ ba đến Triển khai thành công giải pháp CERP với 0,276 đơn vị chuẩn, Đào tạo nhân sự dự án ERP tác động đến triển khai thành công giải pháp CERP với 0,222 đơn vị chuẩn. Và một kết quả thú vị là Văn hóa doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng thấp nhất đến đến triển khai thành công giải pháp CERP với 0,205 đơn vị chuẩn. Các kết quả này phù hợp các kết quả nghiên cứu của (Huang et al., 2021). Trong giải pháp ERP truyền thống, bảo mật là yếu tố ít được đề cập đến vì trong các hệ thống này tính bảo mật khá cao. Tuy nhiên, nhân tố bảo mật trong giải pháp CERP lại được đề cập đến trong hầu hết các nghiên cứu liên quan. Thời điểm CERP mới ra đời, cơ sở hạ tầng về Cloud chưa tốt, nên vẫn gặp nhiều vấn đề về bảo mật trong hệ thống điều này làm cho các tổ chức hết sức e ngại khi lựa chọn CERP.
Theo thời gian, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, của pháp lý vấn đề bảo mật trong các hệ thống Cloud gần đây đã được cải thiện, nhưng đây cũng vẫn là một trong các nhân tố được quan tâm khi tổ chức triển khai hệ thống CERP. Xếp sau nhân tố bảo mật là nhân tố đào tạo trong các hệ thống ERP, đây cũng là một nhân tố được các lãnh đạo trong tổ chức quan tâm, đồng thời nó cũng là một pha trong vòng đời của hệ
thống CERP. Việc đào tạo nhân sự trong các hệ thống thông tin nói chung và CERP nói riêng là cần thiết, rõ ràng công nghệ luôn luôn thay đổi, nếu như những người sử dụng, vận hành hệ thống không được đò tạo để update những công nghệ mới, những quy trình mới trong hệ thống thì rất có thể dẫn đến vận hành sai, hoặc thao tác nhầm, cao hơn nữa là không hiểu được các quy trình, các yêu cầu trong hệ thống dẫn đến mất mát thông tin, rò rỉ dữ liệu,… gây thiệt hại lớn đến tổ chức. Bên cạnh hai nhân tố trên, nhân tố ván hóa của doanh nghiệp có tác động đến triển khai thành công của hệ thống ít hơn cả. Trong quá tringh nghiên cứu cho thấy nếu tổ chức nào có văn hóa giao lưu, cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới thì việc tiếp cận hệ thống CERP nhanh hơn, ngược lại đây cũng là một rào cản khi đơn vị triển khai đào tạo nhân sự
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố triển khai thành công hệ thống CERP tác động mạnh mẽ đến Business Process Redesign với 0,274 đơn vị chuẩn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Panayiotou (2015). Theo Panayiotou (2015) khi tổ chức xác định lựa chọn giải pháp ERP để quản lý tổng thể doanh nghiệp thì tổ chức đã phải xác định được chiến lược kinh doanh và lấy ERP làm nền tảng công nghệ để thực hiện chiến lược kinh doanh đó. Vậy, để triển khai ERP thành công thì ngay sau khi tổ chức xác định được các chức năng của ERP thì tổ chức cần phải tiến hành tái cấu trúc quy trình kinh doanh theo các chức năng của giải pháp ERP đã lựa chọn. Từ đó, tổ chức đã có những chức năng mới kết hợp giữa công nghệ và quy trình tạo nên một giải pháp ERP mới giải quyết được mục tiêu về chiến lược kinh doanh của tổ chức. Đó chính là lý do để triển khai ERP thành công sẽ tác động mạnh mẽ đến tái cấu trúc quy trình kinh doanh của tổ chức.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Successful implementation of Cloud ERP thành công tác động mạnh mẽ đến Organizational Performance với 0.272 đơn vị chuẩn. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Marsudi, Pambudi, and Ventura (2021), Jayeola et al. (2020) cho rằng triển khai thành công ERP có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Potjanajaruwit, 2018).
Nhìn chung, từ kết quả thu được có thể kết luận rằng việc triển khai ERP trong một tổ chức có tác động tích cực đến hiệu suất hoạt động của tổ chức đó. Các tổ chức thường đo hiệu suất bằng (i) tính sẵn sàng của thông tin, (ii) chất lượng thông tin, (iii) tính đáp ứng của thông tin tổng thể theo thời gian thực. Sự sẵn sàng, thông tin đầy đủ và việc nhận được thông tin tổng thể theo thời gian thực giúp các tổ chức ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn và do vậy chắc chắn sẽ làm tăng lợi nhuận trong các giao dịch, đây là điều khiến ERP đóng một vai trò trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của công ty
bằng cách cung cấp thông tin hữu ích để giúp đưa ra quyết định cho tổ chức. Chất lượng thông tin thường được nhìn nhận từ mức độ phù hợp của thông tin khi được người dùng sử dụng. Hệ thống ERP được thiết kế để xử lý thông tin, xác định các chiến lược thay thế, phân tích quản lý mà sau này có thể giúp đưa ra quyết định. Các công ty triển khai ERP có thể dự đoán tương lai với dữ liệu lịch sử chính xác hơn để mức độ liên quan của thông tin được tạo ra có thể giúp đưa ra quyết định cho các nhà đầu tư ((Elragal, 2012)).
Business Process Redesign cũng tác động đến Organizational Performance với 0,106 đơn vị chuẩn. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Abubakar (2016).
Nghiên cứu này đã một lần nữa khẳng định rằng việc tái cấu trúc quy trình kinh doanh có tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, điều này mô tả rằng việc tái cấu trúc quy trình kinh doanh nhằm mục đích hiệu quả về chi phí, cải thiện dịch vụ khách hàng, tăng chất lượng và cải thiện tốc độ có thể khuyến khích tăng hiệu suất của tổ chức. Tái cấu trúc quy trình kinh doanh đòi hỏi những thay đổi cơ bản, triệt để và mang tính cách mạng trong tổ chức. BPR kết hợp với hệ thống thông tin nói chung và với CERP nói riêng sẽ tạo thành giải pháp CERP đem lại thế mạnh vượt trội, điều nay làm cho các hệ thống CERP ngày càng được các tổ chức quan tâm và triển khai nhiều hơn.