Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức TDCT

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức TDCT

1.3.1. Nhân tố khách quan

a) Các chính sách thương mại quốc tế của nhà nước

 Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế, là phương thức hữu hiệu và cầu nối quan trọng trong việc đưa hàng hóa của các quốc gia thâm nhập vào thị trường nước ngoài; là điều kiện quan trọng để quốc gia tiếp cận và hợp tác với nhiều quốc gia khác, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, các trung tâm kinh tế, công nghệ thế giới; góp phần nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy thị trường trong nước tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở sẽ thúc đẩy Xuất nhập khẩu giữa VN và các nước trên thế giới làm cho hoạt động TTTM quốc tế nhờ đó mà phát triển mạnh mẽ hơn cả về số lượng và giá trị giao dịch

 Chính sách thuế xuất nhập khẩu: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế XK, NK, đảm bảo sự thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật và phù hợp với các yêu cầu mới đặt ra từ thực tiễn phát triển của đất nước và quá trình đẩy mạnh hội nhập, tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới để tác động tích cực trong việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu từ đó tác động tích cực, mạnh mẽ lên các hoạt động TTTM quốc tế của các ngân hang.

b) Chính sách xuất nhập khẩu của hà nước

Phát triển xuất nhập khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất nhập khẩu. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.

Xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thu hút và đẩy mạnh hoạt động TTTM quốc tế, đặc biệt là sản phẩm thư tín dụng chứng từ dành cho các doanh nghiệp. Có như vậy, cả các NHTM và doanh nghiệp XNK đều cùng phát triển và tiến xa hơn trên thị trường kinh tế đối ngoại.

c) Yếu tố về khách hàng

Hoạt động tài trợ TMQT phức tạp hơn tài trợ thương mại nội địa, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình độ nhất định về thông lệ quốc tế, thị trường thế giới… Khi ra một quyết định tài trợ thương mại, các NHTM quan tâm đến rất nhiều yếu tố từ phía khách hàng, từ trình độ, uy tín đạo đức của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, khả năng tài chính, các phương án, chiến lược kinh doanh,...

Doanh nghiệp mà kinh doanh tốt, có lợi nhuận cao, thì khả năng được ngân hàng tài trợ sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng rất cần được quan tâm. Nếu các doanh nghiệp XNK chủ tâm lừa đảo ngân hàng, mà ngân hàng không phát hiện ra, thì sẽ gây những thiệt hại lớn cho bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM cần thường xuyên giám sát, đánh giá khách hàng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tài trợ thương mại, góp phần ổn định kinh doanh và tăng doanh số tài trợ của ngân hàng.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

a) Khả năng nguồn vốn của ngân hàng

Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn

Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn. Với ngân hàng vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Thực tế đã chứng minh: quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn, và nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời hạn, lãi suất

b) Uy tín của ngân hàng

Uy tín của ngân hàng được đặt lên hàng đầu khi người ta lựa chọn nơi gửi gắm tài sản, nơi cung cấp nguồn vốn, nơi để đầu tư hay bảo lãnh cho các hợp đồng…

Trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự lựa chọn của người dân, doanh nghiệp đối với một ngân hàng, thì vấn đề uy tín được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra, uy tín sẽ tạo thế mạnh cho ngân hàng nâng cao và duy trì vị thế với cổ đông, đối tác, nhà đầu tư. Nhất là khi kêu gọi vốn đầu tư, ngân hàng uy tín sẽ tạo ra ấn tượng và niềm tin với các chủ đầu tư, đối tác. Từ đó tạo thêm nhiều nguồn vốn hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động tài trợ tốt hơn.

d) Trình độ cán bộ nhân viên

Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết đinh sự thành công trong hoạt động tài trợ TMQT nói chung và TTTM quốc tế theo phương thức TDCT nói riêng của ngân hàng. Các nghiệp vụ tài trợ TMQT không chỉ liên quan đến luật pháp trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của thông lệ và tập quán quốc tế. Bởi vậy mà đội ngũ nhân viên ngân hàng với nghiệp vụ về TTTM quốc tế cần nắm rõ các kiến thức không chỉ về ngân hàng mà còn cả lĩnh vực xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.

Khi nắm vững được nghiệp vụ và kiến thức chuyên sâu, các cán bộ nhân viên mới có thể tư vấn, hài lòng các đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

Từ đó, chất lượng hoạt động TTTM quốc tế, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ càng phát triển và thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hơn.

e) Công nghệ của ngân hàng

Trước sự thay đổi nhanh chóng và phát triển vượt bậc của làn sóng công nghệ mới, các ngân hàng Việt Nam cũng như thế giới, sẽ đứng trước sự lựa chọn không dễ dàng khi quyết định đầu tư hệ thống công nghệ của mình nhằm đáp ứng sự thay đổi trong xu hướng mua sắm, tiêu dùng các dịch vụ hiện nay. Công nghệ hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình quản lý vận hành hệ thống và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời tạo nền tảng cho sự ra đời các sản phẩm dịch vụ mới. Từ những ứng dụng công nghệ phổ biến dựa vào mạng Internet, ngày nay, công nghệ đã có những bước phát triển vượt bậc. Là hoạt động ngân hàng liên quan đến các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, TTTM quốc tế, đặc biệt là phương thức Tín Dụng Chứng Từ chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố công nghệ.

KẾT LUẬ ƯƠ 1

Qua những nội dung cơ bản trên, ta có thể thấy hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, đặc biệt là theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trước khi đi vào phân tích thực trạng của hoạt động này tại NHTM và đưa ra được những kiến nghị, trong chương 1 khóa luận đã trình bày những lý luận cơ bản và riêng biệt nhất về hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Tiếp đó, khóa luận đã đưa ra một số chỉ tiêu để phân tích, nghiên cứu trên cơ sở số liệu thực tế và cũng như những yếu tố tác động cả chủ quan và khách quan lên chính NHTM khi phát triển mảng nghiệp vụ này.

Trên cơ sở các vấn đề mang tính chất lý luận này, khóa luận sẽ sử dụng vào việc phân tích tình hình thực tế, đánh giá thực trạng tại NHTM cổ phần Techcombank và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)