CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động TTTM theo phương thức tín dụng chứng từ tại
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn đọng
Nguyên nhân khách quan
Bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước
Giai đoạn 2018 – 2020, nền kinh tế toàn thế giới ảnh hưởng rất lớn từ 2 sự kiện là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và đại dịch Covid kéo dài từ 2019 đến nay. Hai sự kiện trên đã làm cho nền kinh tế nhiều nơi trì trệ, tăng trưởng âm xảy đến với nhiều quốc gia, các hoạt động XNK bị gián đoạn và các doanh nghiệp khó khăn trong việc xoay vòng vốn sản xuất sản phẩm do thua lỗ, không tiêu thụ được sản phẩm làm ra.
Đặc biệt, Việt Nam là một trong ít những nước năm 2020 vừa qua vẫn giữ mức tăng trưởng dương toàn ngành, nhưng do ảnh hưởng từ nên kinh tế thế giưới và dịch bệnh mà hoạt động thương mại quốc tế cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế mà doanh nghiệp XNK khó khăn trong việc xuất nhập hàng hóa, tốc độ tăng trưởng sử dụng các sản phẩm TTTM quốc tế theo phương thức TDCT cũng giảm đi đáng kể tại ngân hàng.
Hệ thống luật pháp cho hoạt động Thư tín Dụng Chứng Từ còn nhiều bất cập và thiếu sót
Hiện nay, hệ thống luật về NH của Việt Nam vẫn chưa có những điều lệ quy định cụ thể, chi tiết cho các hoạt động TTTM quốc tế, đặc biệt là theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ. Khi xảy ra tranh chấp với các đối tác nước ngoài, ngân hàng cũng như doanh nghiệp chỉ có thể dẫn chiếu văn bản mang tính tùy ý quốc tế như UCP, ISBP, Incorterms…mà không có bộ luật nào của Việt Nam về TTTM để tham chiếu, dẫn đến có những điều khoản không phù hợp với thị trường tại Việt Nam.
Sự cạnh tranh mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động TTTM theo phương thứuc Tín Dụng Chứng Từ
“Trên thị trường TTTM tại Việt Nam, các ngân hàng đều có mục tiêu chung là giữ được lòng trung thành của khách hàng cũ và tìm kiếm, thu hút được các doanh nghiệp mới. Ngân hàng nào cũng vậy, đặc biệt Techcombank vẫn luôn giữ vững được sự phát triển mà nền tảng là cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng Việt nam.
Trong giao dịch TTTM theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ, các NH đều muốn mình phát triển đầy đủ nhất, nắm bắt cơ hội một các nhanh chóng vậy nên thường tung ra sẩn phẩm mới hữu ích và khá quy mô. Từ đó, các doanh nghiệp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, lòng trung thành của khách hàng sẽ giảm dần nếu nghiệp vụ nhanh và chính xác hơn.”
Kiến thức về TTTM của khách hàng còn chưa thực sự chăc chắn
Các doanh nghiệp cần đọc thêm và hiểu nhiều hơn về hoạt động TTTM theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ tại NHTM CP Techcombank. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa nhận thức hết được các lợi ích và nội dung của sản phẩm TTTM mới, vì vậy nên các sản phẩm mới đầy tiềm năng cả ngân hàng không được phổ biến.
Doanh nghiệp còn chưa có nhiều kinh nghiệm, dễ bị đối tác đối xử thua thiệt;
chưa có khả năng chấp nhận rủi ro kinh tế cao trên thị trường quốc tế, số đông chưa có biện pháp giải quyết tranh chấp khi có tình huống xảy ra ngay, gây ảnh hưởng trực tiếp lên doanh nghiệp và gián tiếp lên các NHTM CP, đặc biệt là Techcombank.
Nguyên nhân chủ quan
Chiến lược phát triển, quảng bá sản phẩm chưa thực sự hiệu quả và còn tồn đọng nhiều bất cập:
NH chưa có chính sách phát triển sản phẩm TTTM theo phương thức TDCT một cách bài bản và rõ ràng. Khách hàng sử dụng dịch vụ chủ yếu là thiên về các sản phẩm truyền thống của thư Tín Dụng Chứng Từ, mà chưa được quảng bá về các sản phẩm TTTM khác, sản phẩm mới phát hành và đặc biệt trên thị trường.
Quy mô phân bổ khách hàng của Techcombank cũng chưa được phát triển rộng rãi, số lượng khách hàng mới còn ít, chủ yếu là các ngân hàng đã giao dịch lâu năm với Techcombank.
Hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới cần linh hoạt hơn và áp dụng được vào thực tế tình huống xảy ra cho khách hàng. Bộ phận phát triển TTTM cần đi thực địa khảo sát khách hàng nắm bắt kịp thời các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, việc cập nhật xu hướng thị trường, ưu nhược điểm
của các NH đối thủ trong việc phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với không chỉ riêng bộ phận phát triển sản phẩm TTTM mà còn quan trọng đối với đội ngũ chuyên viên tác nghiệp trực tiếp hồ sơ Tín dụng chứng từ tại TTTT.
Trình độ cán bộ nhân viên cần cải thiện ở các phòng ban chi nhánh:
Đối với đặc thù các sản phẩm TTTM theo phương thức TDCT, cán bộ nhân viên cần nắm rõ luật lệ quốc tế, văn bản tùy ý… để tư vấn cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ một cách toàn vẹn và chuyên nghiệp nhất. Vẫn có tình trạng, một số doanh nghiệp không nắm vững nghiệp vụ và tư vấn sai cho khách hàng, tạo nên cái nhìn không tốt của KH về uy tín của NH Techcombank.
Mạng lưới hoạt động quốc tế còn hạn chế do quy trình, chính sách về sản phẩm TTTM theo phương thức TDCT chưa thực sự phù hợp với các chỉ tiêu đề ra của các đối tác nước ngoài.
Công tác tổ chức bộ máy giữa Hội Sở, Trung Tâm TT&TTTM với các chi nhánh vùng còn nhiều bất cập, chưa thực sự gắn kết và phối hợp nhẹ nhàng để xử lý giao dịch một cách thuận lợi.
KẾT LUẬ ƯƠ 2
Chương 2 của khóa luận đã mang đến cái nhìn tổng quan về tình hình chất lượng hoạt động TTTM quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ giai đoạn 2018 – 2020 qua những đề mục nổi bật sau:
Thứ nhất, tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Thứ hai, hoạt động TTTM quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ của ngân hàng giai đoạn 2018-2020
Thứ ba, chất lượng hoạt động TTTM quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ của ngân hàng giai đoạn 2018-2020
Cuối cùng, Đánh giá kết quả chất lượng hoạt động TTTM quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ của ngân hàng Techcombank giai đoạn 2018-2020, đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế khó khăn và nguyên nhân của các hạn chế.
Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về thực trạng còn tồn đọng tại NHTM cổ phần Kỹ Thương, sau đây chương 3 của khóa luận sẽ tập trung nói về giải pháp và một số kiến nghị đề xuất đến ngân hàng để khắc phục và phù hợp với mục tiêu phát
triển của NH.