Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTTM quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VN

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTTM quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ

3.2.1. Nâng cao trình độ CBNV trong hoạt động TTTM quốc tế

Đặc thù ngành ngân hàng đó chính là độ rủi ro cao, vậy nên rất cần những tính chất chính xác, nghiêm túc, chăm chỉ và nhanh nhạy từ chính nhữung nhân viên làm việc tại NH. Đặc biệt, những cán bộ ngân hàng tác nghiệp ở các bộ phận liên quan đến hoạt động TTTM, không chỉ cần nhữung yếu tố trên mà còn cả những yếu tố về trình độ ngoại ngữ, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, hiểu rõ các luật lệ và công ước quốc tế lien quan đến TTTM như: UCP 600, ISBP… để có thể tư vấn cho KH cách chuyên nghiệp nhất và xử lý nghiệp vụ TTTM chính xác và đi theo chuẩn khung thương mại quốc tế.

Đối với nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, ngân hàng cần đưa ra các chính sách cụ thể phân theo từng nhóm mục đích hoạt động như:

 Chính sách tuyển dụng và bổ nhiệm nhân viên: trong quá trình tuyển dụng những CBNV mới, NH cần tập trung xây dựng một thước đo, quy chuẩn chung về năng lực cán bộ: trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, khả năng xử lý các tình huống thực tế với UCP600, cách thuyết phục khách hàng… tùy vào từng vị trí TTTM mà sẽ có những quy chuẩn riêng nhưng cần xây dựng quy chuẩn thống nhất tối thiểu mà cán bộ tác nghiệp vị trí TTTM cần có và cần nắm rõ.

 Cần xem xét thêm những chế độ phúc lợi, chính sách hỗ trợ cho nhân viên hợp đồng dịch vụ nhằm thu hút những người tài và năng lực cho ngân hàng.

Đối với sự bổ nhiệm, luân chuyển nhân viên ở vị trí trong TTTM cần có những hoạch định cụ thể, những lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên như 2 năm làm việc thì nhân viên hợp đồng dịch vụ sẽ được lên chính thức, chuyên viên làm 3 năm sẽ được lên Kiểm soát viên… Với chính sách, lộ trình thắng tiến cụ thể sẽ giúp cho các nhân viên ngân hàng vạch sẵn mục tiêu làm việc để năng suát tăng cao, động lục làm việc cũng tốt hơn và chính bản thân ngân hàng sẽ có được cái nhìn tổng quan về khả

năng làm việc của từng nhân viên. Từ đó, đưa ra những quyết định đúng đắn về việc bổ nhiệm nhân viên ở các vị trí nhân viên vận hành hay nhân viên cấp cao.

 Chính sách đào tạo nhân viên: Nền kinh tế thế giới thì không ngừng thay đổi và các công ước, luật lệ quóc tế cũng ngày càng nhiều hơn phát hành những bản thay đổi mới hơn để đáp ứng và thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Vì vậy mà ngân hàng Techcombank cần có những kế hoạch cụ thể về việc thường xuyên cập nhập những sự thay đổi từ chính sách TTTM của quốc tế, đưa vào thành chủ đề thảo luận để tập huấn cho cán bộ nhân viên từ Hội Sở đến Chi Nhánh.

Có thể đặt ra những chỉ tiêu như hàng tháng cần có bao nhiêu giờ đào tạo về Tài trợ Thương Mại cho cán bộ nhân viên, đặt ra các Case study để cùng nhau thảo luận và nghiên cứu; đối với cán bộ nhân viên mới có thể cho kiểm tra năng lực hàng tháng bằng các bài kiểm tra kiên thức nghiệp vụ về: UCP600, ISBP…

Ngân hàng nên xây dựng kế hoạch về ngân sách đào tạo để tài trợ cho các cán bộ nhân viên thuộc bộ phận TTTM quốc tế tham gia thi chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist) - chứng chỉ cho nhân viên/ chuyên gia kiểm soát chứng từ L/C do IFSA hoặc IFS tổ chức, về lâu dài sẽ tăng thêm trình độ chuyên môn và khả năng đàm phán của Techcombank trên thị trường thương mại quốc tế.

Đặc biệt, ngân hàng có thể chọn ra những nhân tố tiềm năng trong số các nhân viên tác nghiệp ở vị trí TTTM để cử đi học hỏi và làm việc với các đối tác nước ngoài.

Cán bộ nhân viên học hỏi kinh nghiệm các nước bạn quốc tế, trở về truyền đạt lại những kiến thức đổi mới, sáng tạo mà ngân hàng Techcombank có thể noi theo và khắc phục những điểm hạn chế còn tồn đọng tại ngân hàng về giao dịch quốc tế.

 Chính sách khen thưởng: Với mỗi cán bộ nhân viên, làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho ngân hàng thì những sự động viên, khen thưởng từ ngân hàng sẽ là động lực to lớn cho nhân viên hoạt động năng suất hơn và tạo thêm nhiều lợi nhuận cho ngân hàng,

Hiện nay, Techcombank đã có những chính sách khen thưởng như chương trình WeCare (thưởng nóng nhân viên chăm chỉ của năm, thưởng tết, quà thiếu nhi chi con em nhân viên,…) hàng năm để động viên tinh thần làm việc của CBNV.

Ngoài ra, NH cần thêm các chương trình khen thưởng như cán bộ năng suất suất từng tháng, tài trợ cho con em nhân viên những cán bộ hoạt động chăm chỉ, cống hiến lâu đời cho ngân hàng, tổ chức cấc cuộc team-building để cán bộ được thư giãn sau

nhữung ngày làm việc căng thẳng… Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần có những chính sách phạt, xử lý nghiêm khắc những trường hợp cán bộ vi phạm hay yếu kém trong năng lực hoạt động mà không chịu phấn đấu, ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả ngân hàng.

3.2.2. Công tác Marketing, quảng bá sản phẩm

Hiện nay, như chúng ta đã phân tích ở trên, số lượng KH sử dụng các dịch vụ TTTM theo phương thức TDCT tại Techcombank chủ yếu là các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tại Techcombank lâu đời và trung thành còn tỷ trọng tăng trưởng số lượng khách hàng mới tại Techcombank hiện nay là rất nhẹ và không đáng kể. Và chủ yếu nguồn thu các hoạt động TTTM theo phương thức TDCT là từ các sản phẩm L/C truyền thống, tỷ trọng các sản phẩm mới rất ít.

Đây là điểm mà ngân hàng cần lưu ý vì rất có thể hoạt động phát triển, quảng bá sản phẩm của ngân hàng đang không được hiệu quả, các doanh nghiệp vẫn còn chưa biết đến những tính năng vượt trội hơn của sản phẩm mới hay những ưu điểm mà nó mang lại cho doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm này tại Techcombank.

Tiếp đó là ngân hàng Techcombank cần có những chính sách marketing mãnh liệt và sâu hơn nữa về các sản phẩm TTTM của ngân hàng để từ đó vừa thu hút và duy trì lượng khách hàng doanh nghiệp tiềm năng mới, vừa quảng bá sâu rộng các sản phẩm nổi trội, sản phẩm mới của ngân hàng một cách rõ nét, tạo độ lan tỏa và phủ rộng đến cả thị trường.

Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động của bộ phần nghiên cứu và phát triển các sản phẩm TTTM và thị hiếu khách hàng hơn. Bộ phận này cần theo dõi sát sao và nắm bắt thật nhanh nhạy các thông tin về TTTM quốc tế trên thị trường, hiểu rõ thị trường XNK tại Việt Nam, những khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp tiềm năng đang cần đến hoạt động TTTM quốc tế của ngân hàng. Bằng cách thực hiện nhiều các cuộc khảo sát trên địa bàn rộng, ở các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh đặc thù cần sử dụng nhiều các sản phẩm TTTM quốc tế, các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ TTTM quốc tế tại Techcombank để từ đó thu thập thông tin và đổi mới, khắc phục những yếu tố còn hạn chế của ngân hàng.

3.2.3. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, quy trình TTTM quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ của ngân hàng.

Song hành với những chính sách về quảng bá sâu rộng các sản phẩm TTTM quốc tế của ngân hàng, NH cần rà soát lại các sản phẩm TTTM quốc tế của mình.

Đối với mảng dịch vụ Techcombank cần có những kế hoạch cụ thể về nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đối với L/C XNK, thay vì chỉ áp dụng đối với các sản phẩm L/C dịch vụ hàng không như hiện nay.

Thường xuyên cập nhập các xu hướng kinh doanh và phát triển của nền kinh tế, hoạt động thương mại quốc tế để điều chỉnh các sản phẩm TTTM của ngân hàng phù hợp với thị hếu người dung, thị trường thương mại quốc tế, “khẩu vị” hợp tác của từng ngân hàng nước ngoài có quan hệ TTTM với Techcombank.

Tránh tình trạng những sản phẩm ưu việt được phát triển ra, tốn rất nhiều những nguồn nhân lực nghiên cứu, tài chính và thời gian quảng bá sản phẩm. Nhưng khi đưa vào hoạt động thật sự thì không phù hợp với nền kinh tế thị trường do có thể sản phẩm còn thiếu thực tế, phù hợp với thị trường quôc tế nhưng lại không phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam…

3.2.4. Hiện đại hóa công nghệ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các sản phẩm TTTM.

 TTTM là những hoạt động gồm rất nhiều sản phẩm và quy trình, đặc biệt là TTTM theo phương thức TDCT không chỉ quy trình khắt khe, nhiều bước mà còn liên quan đén rất nhiều các đối tượng tham gia vào quy trình như: nghiệp vụ phát hành L/C liên quan đến các bên ngân hàng Techcombank (NHPH), doanh nghiệp Việt nam (Applicant), NHNN (NHTB, NHĐCĐ hay NHHT), người thụ hưởng nước ngoài (Beneficiary)…

Vậy nên, TTTM đòi hỏi ngân hàng cần có hệ thống công nghệ, nền tảng kỹ thuật vững chắc để xử lý một cách nhanh chóng các nghiệp vụ phát sinh từ các bên đối tác tham gia vào sản phẩm TTTM, hạn chế tối đa những rủi ro bởi hệ thống thông tin bị chậm, treo, lỗi không hoạt động được như công nghệ blockchain. Các đặc tính tích cực của công nghệ blockchain được thiết lập để giải quyết một số thách thức chính mà lĩnh vực tài chính thương mại phải đối mặt.

Ví dụ: Khả năng về tính minh bạch và sự đồng thuận sẽ giúp giảm thiểu rủi ro gian lận chứng từ luôn hiện hữu và hy vọng giảm chi phí đối chiếu giao dịch giữa và

trong các ngân hàng; Khả năng truy xuất nguồn gốc liên quan đến blockchain có thể cung cấp sự đảm bảo và tính xác thực của các sản phẩm trong chuỗi cung ứng

 Ngân hàng Techcombank có thể cân nhắc nghiên cứu, tạo ra các phần mềm nâng cao năng suất lao động của nhân viên bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hạch toán các nghiệp vụ đơn giản, giảm bớt áp lực công việc và thời gian xử lý nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ngân hàng.

 Ứng dụng công nghệ vào các khâu nhận biết rủi ro, cập nhập thông tin, kiểm tra cấm vận, các yếu tố liên quan đến hình sự của các đối tác nước ngoài làm việc và có liên quan đến các giao dịch về sản phẩm TTTM mà Techcombank đang tham gia.

Hiện nay, Techcombank đã có phần mềm AMLOCK để tra soát những yếu tố bị cảnh báo, cấm vận; giúp nhân viên có thể phát hiện nhũng yếu tố đáng ngờ, nhưng phần mềm này còn khá thủ công vì nhân viên thao tác nghiệp vụ vẫn phải đánh máy vào phần mềm đê chạy sso liệu. Hy vọng trong thười gian tới, ngân hàng Techcombank có thể áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển sản phẩm AMLOCK nói riêng và các sản phẩm TTTM nói chung để tự động hóa một cách mạnh mẽ, giảm tối đa thời gian giao dịch và xử lý nghiệp vụ.

 Tham gia hệ thống GPI SWIFT - tiêu chuẩn mới trong thanh toán toàn cầu - các tổ chức tài chính hiện đang gửi và nhận tiền một cách nhanh chóng và an toàn cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu trên thế giới, với sự minh bạch hoàn toàn về vị trí thanh toán tại bất kỳ thời điểm nào. SWIFT GPI cải thiện đáng kể các khoản thanh toán thư tín dụng chứng từ xuyên biên giới trên mạng lưới ngân hàng đại lý, và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mà tốc độ, sự chắc chắn và trải nghiệm thanh toán quốc tế suôn sẻ là điều tuyệt đối bắt buộc.

3.2.5. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng đại lý nước ngoài

Các hoạt động liên quan đến sản phẩm TTTM quốc tế, nhất là Tín Dụng Chứng Từ có đặc thù luôn luôn phải cần mối quan hệ hợp tác với các NHNN, bởi Techcombank khi đứng ra xử lý và thực hiện tài trợ cho doanh nghiệp Việt Nam thì các doanh nghiệp nước ngòai cũng sẽ làm việc với Techcombank thông qua những NHNN tài trợ cho doanh nghiệp họ.

Hiện nay, Techcombank có hơn 400 mối quan hệ với các đại lý nước ngoài, đây không phải một con số nhỏ nhưng cũng không đủ rộng và phát triển sâu như một số ngân hàng tại Việt Nam (VCB hơn 1000, Vietinbank hơn 900…)

Nếu quan hệ chưa đủ rộng thì các hoạt động TTTM quốc tế của ngân hàng sẽ bị hạn chế, thời gian xử lý giao dịch lâu hơn bởi không có mối quan hệ trực tiếp thì Techcombank sẽ phải đi kết nối với các ngân hàng trung gian, đối tượng tham gia vào quy trình TTTM quốc tế lại phức tạp, khó kiểm soát hơn.

Chính vì lý do đó, trong thời gian tới Techcombank cần có những kế hoạch, mục tiêu cụ thể để mở rộng mối quan hệ hợp tác với các NHNN, để hoạt động TTTM quốc tế được xử lý chuyên nghiệp và nhanh chóng hơn ở cả các chi nhánh và hội sở, trung tâm TT&TTTM.

3.2.6. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại Techcombank

 Đối với CBNV làm việc tại bộ phận TTTM quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ: cần xây dựng các chỉ số KPIs để đo lường về hiệu suất và tỷ lệ lỗi của CBNV khi thực hiện giao dịch về sản phẩm thư tín dụng chứng từ, định kì hàng tháng sẽ kiểm tra và nghiên cứu những nguyên nhân làm chậm giao dịch, thao tác nghiệp vụ và tỷ lệ lỗi để có những chính sách khắc phục.

 Đối với KH sử dụng giao dịch: xây dựng bảng khảo sát chất lượng dịch vụ TTTM quốc tế nói chung và sản phẩm thư tín dung chứng từ nói riêng để định kỳ khảo sát KH, từ đó sẽ tìm ra những vướng mắc và hạn chế còn tồn đọng trong chất lượng dịch vụ TTTM quốc tế theo L/C, qua đó liên kết các bộ phận với nhau để tìm ra các giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ L/C.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)