Định hướng trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VN

3.1. Định hướng trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

3.1.1. Định hướng chung

Giai đoạn 2018 – 2020, thế giới cũng như VN đã trải qua một khoảng thời gian đầy những sự khó khăn cả về nền kinh tế và sức khỏe toàn cầu. Bởi sự xung đột trong thương mại quốc tế Mỹ - Trung dẫn đến những ảnh hưởng cho cả nền kinh tế lớn và cho chính Việt Nam – đất nước đang phát triển và đều có giao lưu kinh tế với 2 cuờng quốc này. Thêm vào đó, cuộc chiến thương mại chưa ngừng căng thẳng thì đại dịch Covid-19 ập đến với người dân toàn cầu, nó mang đến sự chết chóc, sự tàn phá và một sự nhân đôi, nền kinh tế đang căng thẳng nay lại càng trầm trọng hơn. Các nước trên thế giới do Covid-19 mà nền kinh tế bị trì trệ, hoạt động XNK, giao thương quốc tế bị đóng băng, doanh nghiệp lao đao vì không tiêu thụ được hàng hóa, không có vốn để xoay vòng và sản xuất, phát triển dẫn đến bờ vực phá sản. Các ngân hàng dư thừa vốn huy động rất nhiều nhưng lại không thể cung ra ngoài bởi các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn và sản xuất. Khó khăn nối tiếp khó khăn nhưng khi Việt nam khống chế được dịch bệnh, không đầu hàng số phận mà bất chấp nền kinh tế khó khăn, Việt nam vẫn giữ mức tăng trưởng dương cho năm 2020.”

Đặc biệt, các ngân hàng thương mại nói chung và Techcombank nói riêng năm 2020 đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều để mang lại doanh thu hấp dẫn và lợi nhuận lớn cho ngân hàng và giúp đỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động TTTM. Tiếp nối những thành tựu đã đạt được trong bối cảnh dịch bệnh và nền kinh tế mới phục hồi lại, Techcombank đã đề ra những mục tiêu cốt lõi và nhất quán nhất để toàn Ngân hàng cùng phát triển, định hướng đi theo với mục tiêu dài hạn trong nhiều năm như sau:”

 “Xác định chiến lược “khách hàng là trọng tâm” và tập trung vào những lĩnh vực có thể kiểm soát tốt và ưu tiên phục vụ những khách hàng lớn, tiềm năng.”

 Nỗ lực trở thành tổ chức tài chính tốt nhất tại Việt Nam trong việc sử dụng công nghệ và dữ liệu để hiểu khách hàng. Với khát vọng vì một Việt Nam vượt trội, Techcombank sẽ hướng đến cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện và tiện ích ngân hàng số tốt nhất, nhằm tạo điều kiện cho người dân Việt Nam thực hiện được ước mơ theo cách riêng của mình.”

 Thực hiện chiến lược đa dạng hóa nguồn thu, trọng tâm là những thu nhập ngoài lãi, từ phí chủ chốt như từ thẻ, từ bảo hiểm, hay là về phát hành trái phiếu cùng những dịch vụ ngân hàng giao dịch nói chung cho các doanh nghiệp.”

 Tầm nhìn của Techcombank là chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống và giúp đỡ người dân và doanh nghiệp Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình, tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho tương lai.”

 Tập trung gia tăng chất lượng phục vụ theo nhóm để giảm mức độ rủi ro chung qua việc phân tán thành các KH nhỏ lẻ. Để chủ động song hành cùng định hướng của Chính phủ cũng như định hướng của Ngân hàng Nhà nước, Techcombank cũng tập trung phát triển nhiều nhóm khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chuyển được dòng tiền từ bên ngoài ngân hàng vào trong hệ thống tài chính và biến nó thành nguồn đầu tư cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế.”

 Ngân hàng đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên 431.483 tỷ đồng (tăng trưởng 12%) và huy động vốn đạt 268.820 tỷ đồng, dư nợ tín dụng là 291.586 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với 2019, trong mức quy định cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), giữ tỷ lệ nợ xấu nhóm 3-5 ở mức dưới 3%, ngưỡng đảm bảo an toàn do NHNN quy định.”

 Techcombank sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình ngân hàng số để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu và nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng cấp quy trình tín dụng, đưa ra quy trình phù hợp với các KH, giảm tối đa thời gian được “chấp thuận””

 Techcombank kiên định chiến lược xây dựng đội ngũ nhân sự xuất sắc được đào tạo kế thừa từ nội bộ và chiêu mộ từ các tổ chức lớn trên thế giới, để đảm bảo cho lộ trình phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.”

 Tập trung phát triển nền tảng công nghệ cho việc xây dựng và triển khai các sản phẩm và dịch vụ tài chính chuyên biệt.”

 Ngân hàng dự kiến sẽ phát triển cách tiếp cận theo mô hình sinh thái cho chuỗi giá trị hàng hóa tiêu dùng nhanh và giảm sự phụ thuộc chuỗi nhà ở (ReCoM).

Trong chuỗi giá trị bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng, NH cũng sẽ tiếp tục tập trung vào các phân khúc ít rủi ro như người mua nhà ở, các giai đoạn bán và giao hàng của dự án trong khi với giai đoạn xây dựng thì tập trung cho vay nhà thầu để phân tán rủi ro.”

 “Giá trị cốt lõi của Techcombank là tinh thần phối hợp, tinh thần đồng đội;

Techcombank hướng đến liên tục cải thiện cách làm việc để giúp cán bộ nhân viên của mình đạt được mục tiêu tốt nhất.”

3.1.2. Định hướng mở rộng và phát triển hoạt động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế theo phương thức Tín Dụng Chứng Từ

“Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động Tài trợ Thương Mại quốc tế tại ngân hàng Techcombank đã có những bước tiến thành công vượt trội, trở thành “Ngân hàng tài trợ thương mại Tốt Nhất Việt Nam” năm 2018 do tổ chức Global Banking & Finance Review trao tặng và tỷ trọng doanh số qua các năm tạo nên nguồn thu rất lớn cho ngân hàng. Vậy nên, mục tiêu năm tiếp theo của ngân hàng là trở thành một trong những ngân hàng TTTM hoàn hảo nhất Việt Nam về các sản phẩm tài trợ chuyên nghiệp, thời gian xử lý nhanh chóng và đáp ứng đựơc toàn bộ các nhu cầu của bộ phận KHDN.”

“Để thực hiện được các mục tiêu trên, ngân hàng Techcombank sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất, ưu việt nhất gửi đến khách hàng của mình; phân loại các danh mục khách hàng trọng tâm và chia các sản phẩm phù hợp theo từng đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng.”

Tiếp tục tối ưu hóa các sản phẩm TTTM quốc tế hiện có, nâng cao thời gian xử lý giao dịch của các sản phẩm, áp dụng các chương trình công nghệ cao vào sản phẩm để hỗ trợ tối đa thời gian và đơn giản hóa quy trình xử lý các sản phẩm tài trợ thương mại. Ngân hàng cần xây dựng một chính sách nhất quán bao gồm nguồn nhân lực làm việc, tài chính, công nghệ…

Ngân hàng cần giữ mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, mở rộng thị phần hoạt động ra các thị trường quốc tế, liên kết với nhiều hơn các NHNN để phục vụ cho hoạt động TTTM quốc tế của ngân hàng được tối ưu, dễ dàng và nhanh chóng nhất khi co sự giúp đỡ, trợ giúp từ chính các NHNN

Mục tiêu trở thành đầu mối đáng tin cậy cho các khách hàng doanh nghiệp để trao đổi, liên lạc và thỏa thuận với các đối tác nước ngoài, tạo sự tin cậy và uy tín cho ngân hàng qua việc xử lý trơn tru quy trình sản phẩm mà khách hàng yêu cầu về sản phẩm tài trợ thương mại.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)