Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức quản lý của Techcombank bao gồm:

1. Đại hội đồng cổ đông;

2. Hội đồng quản trị;

3. Ban kiểm soát;

4. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị;

5. Tổng giám đốc

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

“Với bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh lên các lĩnh vực kinh tế, Techcombank đã thể hiện sự tăng trưởng bứt phá trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với các kết quả kinh doanh rất tích cực trong giai đoạn vừa qua.”

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của Techcombank giai đoạn 2018 – 2019 ĐƠN VỊ: TỶ VND ăm 2018 Tỷ trọng 2019 Tỷ trọng 2020 Tỷ trọng Tổng nguồn huy

động vốn 237.840 100% 292.563 100% 324.943 100%

Tiền gửi dân cư 201.415 84,68% 231.297 79,06% 277.458 85,38%

Tổ chức kinh tế 36.425 15,32% 61.266 20,94% 47.485 14,62%

(Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC của Techcombank giai đoạn 2018-2020)

Qua bảng số liệu ta thấy, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng Techcombank tương đối bền vững và đồng nhất với chiến lược đã đề ra của ngân hàng là trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất của Việt Nam. Năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mà tiền gửi của dân cư có tỷ trọng giảm tương đối 5,62%

so với tỷ trọng năm 2018 và ngược lại tiền gửi các TCKT tăng lên tương đối so với năm 2018. Điều này có thể hiểu là nền kinh tế bị trì trệ bởi đại dịch, người dân chuyển sang đầu tư trái phiếu, chứng khoán hy vọng kiếm lời nhiều hơn; còn với DN thì khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, không tận dụng được nguồn vốn của mình nên chỉ có thể tạm thời gửi tiền vào các ngân hàng.

“Sang đến năm 2020, Techcombank đã tăng trưởng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư lên 6,32% và giảm vốn huy động từ TCKT xuống so với năm 2019, đi đúng với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam của mình, giữ vững được sự an toàn về thanh khoản cho Techcombank.”

Nguồn vốn từ dân cư luôn là nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nguồn vốn khác của ngân hàng, cho thấy độ tín nhiệm và uy tín cao của ngân hàng trên thị trường, dù mức lãi suất của Techcombank luôn bị cạnh tranh mạnh trên thị trường.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của các ngân hàng. Đây vừa là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, vừa là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chính sách, mục tiêu dài hạn mà Techcombank đề ra là: ổn định cơ cấu tín dụng, giữ mức tăng trưởng phù hợp với khẩu vị rủi ro của NH đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi cùng với đảm bảo quản trị rủi ro hoạt động.

Bảng 2.2: Dự nợ cho vay của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: Tỷ VND

Tiêu chí 2018 2019 2020

1) Nợ ngắn hạn

(dưới 1 năm) 60.382 37,76% 92.425 33,30% 85.584 37,08%

2) Nợ trung hạn (từ

1 đến 5 năm) 36.775 22,99% 85.255 30,72% 47.443 20,56%

3) Nợ dài hạn (trên

5 năm) 62.782 39,25% 99.845 35,98% 97.775 42,36%

Tổng dư nợ cho

vay khách hàng 159.939 100,00% 277.525 100,00% 230.802 100,00%

(Nguồn: Các BCTC của Techcombank giai đoạn 2018-2020)

Tổng dư nợ cho vay khách hàng trong giai đoạn 2018–2020 có sự dao động nhẹ nhưng nhìn chung cuối năm 2020 đều khá ổn định. Năm 2020 giảm gần 17% so với 2019 (tương ứng với 46.723 tỷ VND) và tăng 44,3% so với cùng kỳ 2018 (tương ứng với 70.863 tỷ đồng).

Dư nợ cho vay ngắn hạn biến động nhẹ trong giai đoạn 2018 – 2020 và có thể thấy dư nợ dài hạn đang dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ cho vay KH cuối năm 2020 là 37,08% dù tăng 3,78% so với cuối năm 2019 nhưng vẫn xấp xỉ so với cuối năm 2018.

“Dư nợ cho vay trung hạn được cải thiện nhất vào năm 2019, tăng mạnh gấp đôi so với năm 2018 (tăng 48.480 tỷ đồng) tuy nhiên lại giảm mộ lượng đáng kể (giảm 37.822 tỷ đồng) vào cuối năm 2020. Vậy nên, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ cho vay khách hàng cuối năm 2020 là 20,56% thấp nhất trong giai đoạn 2018 - 2020.”

Dư nợ cho vay dài hạn nhìn chung có sự tăng trưởng đều hơn trong giai đoạn, đỉnh điểm là năm 2019 tăng gần 59% so với 2018, và năm 2020 giảm số lượng không đáng kể so với 2019 (giảm 2.120 tỷ đồng). Ngược lại, tỷ lệ dư nợ dài hạn/Tổng dư nợ cho vay năm 2020 là 42,36%, mức tăng tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2018 – 2020.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Hiện nay, ngoài những sản phẩm và hình thức hoạt động truyền thống là TD và vốn từ huy động, ngân hàng Techcombank đang rất mạnh mẽ phát triển theo định hướng tương lai là tập trung các nguồn thu ngoài lãi và đa dạng hóa các nguồn thu của ngân hàng.

Vì vậy mà bên cạnh sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế nói chung, ngân hàng Techcombank vẫn tăng trưởng đều, đạt 19.300 tỉ đồng, tăng 33,5% so với cùng kì 2019 bởi có nguồn thu lớn từ HĐDV.

Bảng 2.3: Thu nhập hoạt động dịch vụ của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

1) Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ 4.188 4.854 6.048

Dịch vụ thanh toán và tiền mặt 1.763 2.339 2.914

Dịch vụ ngân quỹ 2,5 4,6 2,7

Dịch vụ ủy thác và đại lý 213 195 553

Dịch vụ tư vấn 35,5 1,7 127

Dịch vụ hợp tác bảo hiểm 722 932 827

Dịch vụ môi giới kinh doanh chứng khoán 119 121 210

Dịch vụ quản lý quỹ 64 206 295

Dịch vụ khác 109 85 81

Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán 1.160 970 1.037 2) Chi phí hoạt động dịch vụ 916 1.600 1.860 3) Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 3.273 3.253 4.189 (Nguồn: Các BCTC của Techcombank giai đoạn 2018-2020) Qua số liệu thống kê được ta thấy sự đa dạng về hoạt động dịch vụ của ngân hàng Techcombank, giai đoạn 2018 – 2020, lãi thuần nhận được từ HĐDV tăng một mức rất ổn định và khá khả quan. Cuối năm 2020 ghi nhận lãi thuần hơn 4 nghìn tỷ đồng cho ngân hàng, tăng hơn 29% so với nguồn thu lãi thuần HĐDV vào năm 2019 (cao hơn 936 tỷ đồng)

“Điều này dễ dàng lý giải bởi giai đoạn 2018 – 2020, Techcombank đã triển khai nền tảng điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài việc miễn phí thanh toán cho các giao dịch thanh toán nội địa, ngân hàng đã triển khai mua bán ngoại tệ và chuyển tiền quốc tế trên nền tảng điện tử với mức phí ưu đãi. Số lượng khách hàng thêm 760.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng phục vụ lên hơn 8 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân lần lượt đạt 256 triệu giao dịch, con số vượt trội so với kế hoạch tăng trưởng đề ra trong giai đoạn

2.1.3.4. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ Phần Kỹ Thương VN

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Techcombank giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng thu nhập 31.567 36.048 39.965

Tổng chi phí (18.295) (22.293) (22.319)

Chi phí DPRR (2.611) (917) (1.846)

LNTT 10.661 12.838 15.800

LNST 8.473 10.226 12.582

(Nguồn: Các BCTC của Techcombank giai đoạn 2018-2020) Giai đoạn 2018 – 2020 là giai đoạn đầy sóng gió của nền kinh tế thị trường nhưng Techcombank vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định, lợi nhuận thu về vẫn tăng đều theo các năm.

“Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2020 của ngân hàng tăng mạnh, từ mức 917 tỷ đồng năm 2019 lên 2.600 tỷ đồng năm 2020. Nhìn chung, tổng thu nhập của ngân hàng tăng ổn và cao so với bối cảnh thị trường đầy khó khăn trong giai đoạn 2018 – 2020. Tổng chi phí đã tăng từ đầu giai đoạn năm 2018 (18.295 tỷ đồng) lên 22.319 tỷ đồng, đây cũng là mức tăng chi phí khá đều có thể do ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ, sản phẩm đa dạng và chất lượng được nâng cao hơn.”

Thêm vào đó, hiện Techcombank đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống NHTM. Tỷ lệ nợ xấu giảm có thể do ngân hàng đã chủ động xử lý nợ xấu để củng cố sức mạnh bảng cân đối trước các tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2020 là 171%

so với mức 148,0% tại 30/09/2020 và 94,8% tại 31/12/2019.

Trong năm 2020, Techcombank đã có thêm 1,1 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng mà Ngân hàng phục vụ lên 8,4 triệu. Ngân hàng đã thực hiện

các biện pháp an toàn để bảo vệ KHvà nhân viên, đồng thời vẫn duy trì hoạt động bình thường của tất cả các CN.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)