Vai trò của hoạt động marketing trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh ngân hàng nói riêng là không thể phủ nhận. Trước hết, Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoạt động Marketinh trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường. Đặc biệt, các hoạt động marketing góp phần tạo vị thế cạnh tranh cho ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Marketing. Tuy nhiên, với tư cách là một chi nhánh cấp 1 chi nhánh cần tập trung vào các vấn đề sau:
* Chú trọng nhiều hơn đến chất lượng giao dịch trực tiếp với khách hàng
Cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường các dịch vụ ngân hàng tài chính, khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội để lựa chọn các dịch vụ phù hợp với mình hơn và vì thế mức độ trung thành của khách hàng với mỗi ngân hàng cũng thay đổi theo chiều hướng giảm dần. Vì vậy, song song với việc thu hút khách hàng chi nhánh cần có các biện pháp để giữ chân khách hàng. Theo đó chi nhánh cần chú trọng nhiều hơn đến chất lượng hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng, đảm bảo các khách hàng luôn được hài lòng
khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn vì chất lượng phục vụ. Điều này, phụ thuộc trước hết vào tác phong làm việc và văn hóa giao dịch của các cán bộ của chi nhánh.
* Chủ động tìm đến với khách hàng
Trong điều kiện cạnh tranh, thì việc chủ động tìm đến với khách hàng được coi là vấn đề trọng tâm trong chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng.
Khi chủ động tìm đến để mời chào khách hàng vay vốn thì ngân hàng phải có được những thông tin trước, hay nói cách khác ngân hàng đã chủ động thẩm định trước về khách hàng để lựa chọn. Điều đó, sẽ tránh được sự phân tán vào các thông tin mà khách hàng cung cấp, trong khi các thông tin này thường đã được điều chỉnh theo hướng có lợi cho khách hàng. Mặt khác, với việc chủ động tìm đến khách hàng là một biện pháp tiếp thị rất hiệu quả khi ngân hàng có mặt đúng vào thời điểm khách hàng phân vân lựa chọn ngân hàng để vay vốn. Đặc biệt đối với khách hàng mới thành lập, hoặc mới vay ngân hàng lần đầu, và kể cả các khách hàng đã từng vay của các ngân hàng khác thì hiệu quả càng cao. Như vậy, việc chủ động tìm đến với khách hàng một mặt giúp chi nhánh có thể mở rộng tín dụng, đồng thời nâng cao được chất lượng các khoản vay.
* Thực hiện chính sách giá cả hợp lý
Chi nhánh nên thực hiện việc phân loại khách hàng, để từ đó có chính sách hợp lý với từng đối tượng. Đối với những khách hàng truyền thống, uy tín chi nhánh nên có chính sách lãi suất phù hợp, nên áp dụng với mức lãi cho vay thấp hơn các nhóm khách hàng khác.
Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm
Chi nhánh có thể tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm theo hướng thỏa mãn tối đa nhu cầu lợi ích của khách hàng. Ví dụ như: tư vấn, giúp đỡ khách hàng thực hiện các phương án kinh doanh, miễn phí các dịch vụ kèm theo…
* Phân tích đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn
bàn để hiểu rõ đối thủ. Từ đó, xây dựng chiến lược cạnh tranh có hiệu quả
3.2.4. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Hội nhập kinh tế quốc tế, ngành tài chớnh - ngõn hàng được xem là một trong những ngành gặp nhiều thỏch thức nhất, bởi các đối thủ có nhiều tiềm lực kinh tế mạnh, quản lý tài chớnh giỏi chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này. Ngođi ra, nguồn lực con người trong lĩnh vực ngân hàng là một trong những vấn đề rất được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm. Để chất lượng tín dụng cao, ngođi các giải pháp trân không thể bỏ qua khâu nõng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chất lượng khoản vay có cao hay khơng một phần cũng là dựa vào trỡnh độ chuyân mơn, năng lực và tầm nhìn của đội ngũ nhân viên tín dụng. Do đú ngân hàng cần phải cú cỏc giải pháp phát triển nguồn nhân lực cụ thể:
— Tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên và quản lý ngõn hàng, đồng thời bố trớ cụng việc phự hợp với năng lực, kinh nghiệm của các CBTD cũ và các cán bộ tín dụng mới. Hiện nay chi nhỏnh NHNo Thanh Xuân đang trong quá trỡnh trẻ hóa đội ngũ CBTD, sự kết hợp giữa các CBTD cũ giàu kinh nghiệm, nắm vững chuyên mĩn nghiệp vụ với các CBTD trẻ trung, năng động, vui tớnh, có tinh thần học hỏi và cầu tiến sẽ giúp cho chi nhỏnh NHNo Thanh Xuân có một đội ngũ nhân viân thực hiện tốt các chớnh sách, mục tiêu đó đặt ra để phát triển và nõng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng.
— Cần có chế độ chớnh sỏch sử dụng, đói ngộ đủ hấp dẫn để thu hơt sự đóng gỉp của những người giỏi, có tâm huyết với nghề. Hiện nay cơ chế tiền lương tại chi nhỏnh vẫn cũn mang tính chất bỡnh quân, cào bằng thu nhập, chưa gắn hoàn toàn với hiệu quả công việc. Vỡ vậy ngân hàng cần xây dựng cơ chế tiền lương, phụ cấp, khen thưởng gắn với những người tạo ra thu nhập chủ yếu để tạo động lực đối với cán bộ làm công tác tín dụng, làm cho họ phấn đấu hết mỡnh vỡ công việc chung của chi nhỏnh, lấy việc phục vụ khách hàng làm phương châm hành động.
— Ngồi ra, để cú được đội ngũ nhân viên dự bị, trở thành lực lượng kế cận và thay thế khi cần thiết, hay để phát triển mạng lưới, ngân hàng cần tham gia tài trợ bằng hỡnh thức học bổng hoặc tài trợ cho các cuộc thi tại một số trường đại học, từ đú nhằm phỏt hiện và hỗ trợ kịp thời cho những sinh viân có năng lực để bổ sung kịp thời cho nguồn lực thiếu hụt. Qua đú, ngõn hàng cú thể kết hợp với trường đại học để tuyển nhõn viân khi các sinh viân vừa mới ra trường.