Trước hết ta có thể nhìn một cách tổng quát tình hình dư nợ trong 3 năm thông qua biểu đồ:
Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Xuân 2008-2010
Đơn vị: tỷ đồng
( Nguồn : Báo cáo KQKD NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2008-2010 )
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng từ năm 2008 tới 2010. Năm 2008 đạt mức 379.222 triệu đồng, sang năm 2009 đạt 503.398 triệu đồng (tăng 33% so với 2008) và đến năm 2010 thì dư nợ của chi nhánh đạt tới 566.723triệu đồng (tăng 12,57% so với 20079. Dư nợ của Ngân hàng có mức tăng trưởng khá ổn định, không có đột biến. Điều này giúp Ngân hàng có thể đảm bảo việc quản lý tốt các khoản tín dụng, giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải.
2.2.1.Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Số dư ∆% so với 2008 Số dư ∆% so với 2009 Dư nợ ngắn hạn 227.284 309.982 +36,39 283.919 -8,4 Dư nợ trung-dài hạn 151.938 176.415 +16,11 282.804 +60,31 Tổng dư nợ 379.222 503.398 +32,74 566.723 +12,58 ( Nguồn: Báo cáo KQKD NHNo & PTNT CN Thanh Xuân 2008-2010 )
Xét dư nợ theo cơ cấu thời hạn thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2008, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là gần 60%. Con số này ở năm 2009 tăng lên gần 65%. Nhưng đến năm 2010 thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm mạnh xuống chỉ còn 50%. Nhìn vào số liệu chi tiết, ta có thể thấy điều này là chủ yếu là do dư nợ dài hạn trong năm 2010 tăng đột biến, tăng tới 484% so với năm 2009, dư nợ ngắn hạn có giảm nhưng không đáng kể. Dư nợ dài hạn có bước phát triển mạnh như vậy là do ngân hàng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng có nhu cầu vay các khoản vay dài hạn như vay mua nhà, đầu tư bất động sản, hay vay để đầu tư vào các dự án kinh tế lớn chứ không chỉ chủ yếu là vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động như các năm trước nữa. Đây có thể coi là một bước phát triển của ngân hàng.