Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín
dụng. Như vậy, với một đồng vốn nhưng vòng quay càng nhiều thì càng thu được nhiều lợi nhuận.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số thu nợ 220.654 363.086 455.755
Dư nợ bình quân 267.786 441.310 535.060
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 0,82 0,82 0,85
Bảng 6 : Vòng quay vốn tín dụng
Đơn vị: triệu đồng ( Nguồn: Báo cáo KQKD NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2008-2010 )
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh tương đối ổn định nhưng ở mức chưa cao trong những năm gần đây. Trong 3 năm, chỉ tiêu này chỉ duy trì ở mức từ 0,82- 0,85 vòng. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ của ngân hàng là chưa thực sụ tốt, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng. Ban lãnh đạo cần phải có những biện pháp tích cực hơn để cải thiện tình hình này.
2.2.5. Tình hình nợ xấu
Nợ quá hạn,nợ xấu luôn là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Bởi vì trong môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, lũ lụt, những diễn biến không thuận lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh,... Do đó một nhà quản trị giỏi đến đâu cũng không thể khẳng định rằng Ngân hàng mình không có nợ quá hạn, nợ xấu. Chính vì thế các Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp nhất. Nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dụng hoạt động của Ngân hàng. Để đánh giá được tình hình nợ quá
hạn ngắn hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân chúng ta hãy xem xét tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong ba năm gần đây:
Bảng 7: Tỷ lệ nợ xấu
Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ nhóm 3-5 2.135 7.419 5.734
Tổng dư nợ 379.222 503.398 566.723
Tỷ lệ 0,56 1,47 1,01
( Nguồn: Báo cáo KQKD NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2008-2010 )
Nhìn chung, tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu của NHNo&PTNT Thanh Xuân ở mức thấp, đặc biệt là trong năm 2008, chỉ có 0,56%. Năm 2009 con số này tăng lên là 1,47%. Nguyên nhân là do, đây là năm mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vì thế mà làm ăn kém hiệu quả, gây ra sự chậm chễ trong việc hoàn trả tiền vay từ Ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2010 Ngân hàng đã khắc phục và hạn chế được những khó khăn để giảm tỷ lệ này xuống còn 1,01%. Đây là thành quả từ nhứng sự cố gắng của các cán bộ tín dụng trong việc sàng lọc, lựa chọn các khách hàng uy tín để cho vay, từ đó giảm được rủi ro và tăng doanh số thu nợ.
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng
2.3.1. Những kết quả đạt được
Mặc dù năm 2010 lạm phát tăng cao khiến cho lãi suất huy động cũng vì thề mà bị đẩy lên, dẫn đến lãi suất cho vay ở mức rất cao. Không phải nhiều doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận trên 20% để có thể chi trả cho lãi
suất vay cao như vậy khiến cho vay trở nên khó khăn. Nhưng chi nhánh NHNo&PTNT đã cố gắng phấn đấu, nỗ lực để đạt được những kết quả sau:
Một là: Sau 3 năm chuyển đến trụ sở mới Ngân hàng đã không những ổn định, mà còn tạo được vị thế của Chi nhánh trên địa bàn. Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ, giao dịch, văn minh lịch sự tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng, tăng được số lượng khách hàng, mở rộng thị phần.
Hai là: Trong suốt năm 2010, cạnh tranh trong huy động vốn giữa các ngân hàng là rất quyết liệt nhưng chi nhánh NHNo& PTNT Thanh Xuân vẫn huy động hiệu quả, tăng so với năm 2009, đảm bảo đủ nguồn vốn cung ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Ngân hàng Nhà nước..
Ba là: Doanh số cho vay ở Ngân hàng năm 2010 có giảm đôi chút do biến động của lãi suất nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Hơn nữa cơ cấu cho vay bước đầu đã có sự chuyển biến, không chỉ tập trung quá nhiều vào khu vực DNNQD như trước nữa, mà đã mở rộng thêm nhiều vào khu vực DNNN cũng như đối tượng cá nhân. Tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp và cá nhân. Cho vay trung, dài hạn cũng dần được mỏ rộng.
Bốn là: Công tác thu nợ quá hạn, nợ khó đòi đã được chú trọng đúng mức, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên. Tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức khá thấp, luôn dưới 1% tổng dư nợ. Đây là một thành công lớn của Ngân hàng trong những năm qua.
Năm là: Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tư vấn.
Sáu là: Thực hiện tốt, nghiêm túc và đầy đủ các qui định của NHNN về hoạt động kinh doanh ngân hàng như qui định về dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro, hạn mức cho vay...
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất: Với đối tượng cho vay, NHNo Thanh Xuân vẫn chưa có chiến lược đa dạng khách hàng. Đối tượng khách hàng chủ yếu của NH là khu vực DNNQD, thường chiếm đến gần 90% tổng dư nợ. Dự đây là khu vực kinh tế năng động nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiểu rủi ro. Vì vậy, đa dạng hoá khách hàng là cần thiết để phân tán rủi ro cho NH
Thứ hai: Hiệu suất sử dụng vốn chưa cao. Đặc biệt năm 2008, chỉ đạt 26%. Năm 2009 có sự cải thiện rất lớn nhưng lại bị sụt giảm ở năm 2010. Điều này khiến cho nguồn vốn của NH bị ứ đọng, làm giảm sút lợi nhuận của NH.
Thứ ba: Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn
thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có.
Thứ tư: Công tác Marketing Ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu còn có những hạn chế, khiến cho uy tín, cũng như tên tuồi của chi nhánh NHNo& PTNT Thanh Xuân chưa được đông đảo khách hàng biết đến.