CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NSNN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA HUYỆN PHÚC THỌ GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
2.3. Thực trạng quản lý vốn NSNN đầu tư XDCB của huyện Phúc Thọ từ năm 2010 - 2014
2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế chủ yếu trong quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN của huyện Phúc Thọ
2.3.3.1. Những hạn chế:
a. Văn bản pháp lý:
- Tính khả thi của một số quy định: Đã có nhiều văn bản ban hành để điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động các chủ thể tham gia vào công tác đầu tư xây dựng, nhưng trên thực tế tính phù hợp là chưa cao, biểu hiện của nó là việc vận dụng các văn bản còn lúng túng, nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Tính đồng bộ của các văn bản: Việc thiếu đồng bộ giữa các văn bản;
ban hành chưa kịp thời, có nội dung chưa nhất quán. Đây là vấn đề gây rất
Thang Long University Libraty
73
nhiều khó khăn cho người thực hiện, vì vậy để quản lý có hiệu quả cao, thuận tiện cho người thực hiện, thống nhất quản lý một cách đồng bộ về mặt định hướng của các văn bản là hết sức cần thiết.
- Tính cụ thể và chi tiết của các văn bản: Các văn bản ban hành thiếu cụ thể và chi tiết, có biên độ vận dụng lớn gây khó khăn cho CĐT khi thực hiện chức năng quản lý của mình. Với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính cụ thể và chi tiết sẽ tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến tính hiệu lực và hiệu quả các văn bản là rất hạn chế và gây khó khăn cho người thực hiện cũng như người quản lý.
- Sự thay đổi thường xuyên của các văn bản: Việc điều chỉnh sửa đổi các văn bản nhiều lần trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của CĐT (công tác quản lý đơn giá, định mức, quản lý chi phí, ...) cũng như nhà thầu. Với đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng là có thời gian thực hiện dài, giá trị lớn trong khi tính ổn định của các văn bản hướng dẫn thực hiện thấp sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách khi ban hành các văn bản mới cần phải có sự phân tích, đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển một cách cụ thể chính xác để nâng cao tính ổn định và hiệu quả của các văn bản pháp luật.
b. Công tác quản lý đầu tư XDCB:
Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB đã có một số tiến bộ và đạt được những thành quả nhất định... Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư XDCB nói chung và đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN nói riêng còn tồn tại nhiều bức xúc: quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo ngành chưa gắn chặt với vùng địa phương; một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trải còn phổ biến; thất thoát lãng phí
74
xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực, trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, quy hoạch, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán, thanh quyết toán và đưa công trình vào khai thác sử dụng; nợ tồn đọng vốn đầu tư XDCB ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng; hiệu quả đầu tư thấp...
Đi sâu vào từng giai đoạn, từng khâu, từng chủ thể của đầu tư XDCB có thể thấy được còn rất nhiều bất cập, tồn tại cần giải quyết. Cụ thể như sau:
Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư còn nhiều hạn chế: Đối với các dự án quy hoạch mang tính định hướng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của huyện và các ngành sau khi đã hoàn thành thì ít được quan tâm sử dụng. Đối với các quy hoạch xây dựng cho các dự án, các công trình thì chưa được quan tâm đúng mức, trên địa bàn huyện trong thời gian qua mới chỉ đề cập đến công tác quy hoạch của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp… và công tác quy hoạch này nhiều khi được lập sau khi đã có một số các dự án công trình cụ thể đã được đầu tư như : khu công nghiệp thị trấn Phúc Thọ...
Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, nhiều dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật đã phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện: đó là điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình, công trình trong dự án, thay đổi điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư… vì khi lập dự án các chủ đầu tư, các tư vấn thiết kế chưa lường hết được những công việc phát sinh trong thực tế làm cho quá trình thực hiện các dự án bị kéo dài... Ngoài ra tình trạng “chạy dự án - lại quả” trong đầu tư XDCB nói chung và đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phúc Thọ nói riêng vẫn còn, có những khi nhiều phòng, ban, địa phương muốn ghi kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN vì những lý do ngoài kinh tế. Có khá nhiều trường hợp người ta vẽ ra hiệu quả tính toán hấp dẫn trong dự án đầu tư để trình cấp trên
Thang Long University Libraty
75
phê duyệt, và cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án vẫn xét duyệt theo đúng quy chế... Khi công trình đưa vào sử dụng mới lộ rõ những sai sót, thậm chí gian dối trong tình toán. Tình trạng đầu tư tràn lan vẫn xảy ra, có những trường hợp nể nang, kể cả ở những cơ quan có trách nhiệm quản lý quy hoạch và cấp vốn đầu tư xây dựng.
Về công tác giải phóng mặt bằng: Đối với một số dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phúc Thọ, công tác giải phóng mặt bằng đang thực sự gặp rất nhiều khó khăn: vốn đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn, công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án chưa được các chủ đầu tư triển khai một cách quyết liệt, còn có nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách do liên quan đến nhiều phòng, ban, thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ, giá đền bù và phương thức đền bù chưa được người dân ủng hộ... điển hình là các dự án phải sử dụng đất nông nghiệp như thuỷ sản, chăn nuôi, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án mở rộng đường giao thông...
Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình còn yếu: việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán hiện nay đều do chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, đa số các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Phúc Thọ hầu như không thể tự thực hiện công việc này. Do đó công việc này được các chủ đầu tư thuê các tổ chức, công ty tư vấn thiết kế thực hiện. Phí thiết kế dự toán được trích theo tỷ lệ phần trăm của giá trị xây lắp. Vì thế nhiều tư vấn thiết kế dự toán muốn có quy mô dự án lớn để nhận thiết kế phí nhiều hơn, dẫn tới thiết kế quá mức an toàn, sử dụng vật liệu, vật tư quá đắt so với yêu cầu gây lãng phí NSNN, một số công trình thiết kế kiến trúc chưa đẹp, chỗ thừa, chỗ thiếu phải sửa chữa nhiều lần, không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho công tác lập dự toán và thi công công trình.
Do vậy khi thi công các công trình, hạng mục công trình phải điều chỉnh làm cho thời gian thi công luôn phải kéo dài chờ đợi các thủ tục để điều chỉnh
76 thiết kế và dự toán.
Công tác đấu thầu, chỉ định thầu còn nhiều bất cập.
2.3.3.2. Nguyên nhân của tồn tại:
Không chỉ riêng ở huyện Phúc Thọ, trên toàn lãnh thổ Việt Nam quản lý đầu tư XDCB còn vô số những vướng mắc cần giải quyết; thất thoát, lãng phí NSNN trong đầu tư XDCB vẫn chiếm tỷ trọng lớn; sai phạm trong lĩnh vực này vẫn đang gia tăng; ... Để có thể giải quyết các tồn tại, hạn chế trong đầu tư XDCB cần thẳng thắn và nhận thức một cách toàn diện, sâu sắc các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó. Có thể kể ra một số nguyên nhân quan trọng và trực tiếp như sau:
* Thứ nhất: Việc chấp hành pháp luật trong đầu tư XDCB chưa nghiêm, sai phạm xảy ra trong nhiều khâu của quá trình đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng tham gia vào đầu tư XDCB đa dạng về ngành nghề và hình thức cho nên rất khó kiểm soát; trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB cũng còn rất nhiều vấn đề, không ít cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm, phẩm chất đạo đức yếu kém, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén, tham nhũng... Đây chính là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư XDCB thấp, đặc biệt là đầu tư XDCB từ NSNN.
* Thứ hai: Do trình độ phát triển kinh tế của Phúc Thọ nói chung còn thấp; cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Khối lượng vốn đầu tư huy động được còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư; hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp. Đầu tư vẫn còn tình trạng dàn trải chưa hợp lý. Chưa xác định chính xác và tập trung đầu tư cho những ngành sản phẩm mũi nhọn của Phúc Thọ.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thấp, dịch vụ chất lượng cao còn chậm phát triển, hiệu quả hạn chế, lĩnh vực tài chính ngân hàng chậm đổi mới, sản xuất
Thang Long University Libraty
77
chưa kịp gắn kết với nhu cầu thị trường, hoạt động của hợp tác xã sau chuyển đổi còn nhiều lúng túng. .
* Thứ ba: Chưa thực sự làm tốt công tác quy hoạch, quy hoạch không phù hợp với thực tế, chất lượng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thấp, quy hoạch chủ yếu là để đủ thủ tục phê duyệt dự án dẫn đến thường phải điều chỉnh quy hoạch khi dự án đi vào thực hiện, việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhiều khi không đúng thẩm quyền.
* Thứ tư: Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, diện còn rất hẹp, chưa sâu, chất lượng còn hạn chế, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm chưa triệt để và còn kéo dài sau thanh tra, kiểm tra.
* Thứ năm: Văn bản pháp luật về đầu tư XDCB tuy nhiều nhưng chưa đủ, dàn trải nhưng chưa cụ thể, nhiều quy định nhưng thiếu những chế tài đủ mạnh để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về đầu tư XDCB. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức đầu tư chưa đồng bộ và còn bộc lộ nhiều bất cập.
Trong nhiều năm qua tuy đã xác định được vai trò và vị trí của XDCB nhưng Đảng ta chưa có nghị quyết riêng về lĩnh vực quan trọng và đặc thù này, mà thường đặt chung trong lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt là việc đầu tư vốn trong lĩnh vực XDCB cũng rất khác so với vốn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Mặt khác, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua liên tục thay đổi do những quy định có tính chất pháp lý cao nhất vẫn tạo ra nhiều khe hở và bất cập dẫn đến tình trạng tỷ lệ thất thoát vốn ngày một gia tăng.
* Thứ sáu: Năng lực của một số chủ đầu tư tuy đã có chuyển biến, nhưng chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ được giao, thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, nên triển khai các thủ tục XDCB còn lúng túng mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính. Một số chủ đầu tư thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tượng giao phó bỏ mặc cho đơn vị tư vấn
78
triển khai chuẩn bị dự án. Mặt khác khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN không thể bỏ qua yếu tố trình độ chuyên môn trong quản lý đầu tư XDCB. Đây là vấn đề cần quan tâm nhất trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư XDCB.
* Thứ bảy: Chất lượng công tác tư vấn còn thấp. Mặc dù đã có nhiều biến chuyển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hầu hết dự án trình thẩm định xét duyệt đều phải chỉnh sửa, bổ sung. Nhiều dự án trong quá trình tổ chức thực hiện “thậm chí chưa khởi công” đã phải phê duyệt điều chỉnh, dẫn tới kéo dài thời gian triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị phê duyệt dự án.
* Thứ tám: Môi trường đầu tư trên địa bàn huyện Phúc Thọ chưa thực sự được cải thiện, cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi góp vốn đầu tư. Mặt khác, do thủ tục hành chính chồng chéo gây cản trở cho doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước góp vốn đầu tư.
Trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong thời gian qua, riêng lĩnh vực đầu tư còn bộc lộ nhiều nhược điểm làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư từ NSNN. Việc phân tích đánh giá một cách đầy đủ về các nguyên nhân chủ quan, khách quan của những thành công và những hạn chế trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN sẽ là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho những giải pháp có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong thời gian tới.
Thang Long University Libraty
79
CHƯƠNG 3