Đặc điểm hình thái của các dòng/giống khoai lang tím

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 72 - 75)

4.1 Đặc tính sinh trưởng, đặc tính di truyền, năng suất và phẩm chất của 10 dòng/giống khoai lang tím

4.1.1. Đặc điểm hình thái của các dòng/giống khoai lang tím

Kết quả ghi nhận đặc điểm hình thái của các dòng/giống khoai lang tím trong thí nghiệm cho thấy, màu sắc gốc, thân và nhánh thân của Dương Ngọc có màu tím thể hiện đậm hơn so với các dòng/giống còn lại (Bảng 4.1), hình dạng củ của các dòng/giống có độ tương đồng khá cao (Phụ Bảng 2.1).

Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của 10 dòng/giống khoai lang tại Vĩnh Long, năm 2015

Tên dòng/

giống

Màu sắc gốc

Màu sắc nhánh

Màu sắc thân

Độ quấn

dây

Hình dạng lá

non

Hình dạng lá trưởng

thành

Thùy lá non

Thùy lá trưởng thành HL 491 tím

xanh xanh xanh thẳng

thận, lưỡi mác,

xẻ thùy

thận, lưỡi mác, xẻ

thùy

có và không xẻ

thùy

có và không xẻ

thùy Malaysia tím

xanh xanh xanh thẳng

thận, lưỡi mác,

xẻ thùy

thận

có và không xẻ

thùy

xẻ thùy, xẻ thùy

sâu Nhật

Lord

tím

xanh xanh xanh thẳng thận thận không xẻ

thùy không xẻ thùy Dương

Ngọc tím hơi

tím tím

xanh thẳng xẻ thùy xẻ thùy xẻ thùy sâu

xẻ thùy sâu Ba Vì hơi

tím xanh xanh thẳng thận, xẻ

thùy thận

có và không xẻ

thùy

không xẻ thùy

OMKL18 tím

xanh xanh xanh thẳng thận, xẻ

thùy thận, xẻ thùy

có và không xẻ

thùy

có và không xẻ

thùy OMKL20 tím

xanh xanh xanh thẳng thận, xẻ

thùy thận, xẻ thùy

có và không xẻ

thùy

có và không xẻ

thùy OMK 21 tím

xanh xanh xanh thẳng thận, xẻ

thùy thận, xẻ thùy

có và không xẻ

thùy

có và không xẻ

thùy OMKL22 tím

xanh xanh xanh thẳng thận, xẻ thùy

thận, xẻ thùy

có và không xẻ

thùy

có và không xẻ

thùy OMK 24 tím

xanh xanh xanh thẳng thận, xẻ thùy

thận, xẻ thùy

có và không xẻ

thùy

có và không xẻ

thùy

Về hình dạng lá, ngoại trừ lá của giống Dương Ngọc có hình dạng lá non và lá trưởng thành đều xẻ thùy, các dòng giống còn lại đều thể hiện hình dạng lá có dạng thận, riêng giống Nhật Lord thì chỉ có dạng thận là phổ biến nhất.

Lá non của giống Malaysia cũng có hình dạng xẻ thùy khá sâu như giống Dương Ngọc (Bảng 4.1, Hình 4.1, Phụ Hình 2.1).

Hình 4.1: Đặc điểm hình thái lá của 10 dòng/giống khoai lang tại Vĩnh Long

HL 491 Malaysia

a

Nhật Lord

Dương Ngọc Ba Vì OMKL 18

OMKL 20 OMKL 21 OMKL 22

OMKL 24

Mặc dù điều kiện canh tác cũng ảnh hưởng đến kiểu hình của lá khoai lang (Lin et al., 2007); tuy nhiên, hình thái thân lá của một số giống OMKL khá tương đồng với HL491 như màu sắc thân, hình dạng lá, màu sắc củ và hình dạng củ… do các dòng/giống OMKL này được tuyển chọn từ nguồn giống này theo kết quả nghiên cứu về đặc tính giống của Nguyễn Thị Lang (2013). Theo Tewe et al. (2003), sự thay đổi giữa các giống về đặc tính sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào môi trường canh tác, đồng thời do khoai lang có bản chất là cây lục bội nên có sự biến động khá cao về mặt di truyền và thể hiện bằng sự đa dạng về màu sắc thân, lá, củ... (Hu et al., 2003; Lewthwaite, 2004).

4.1.1.2 Mật độ khí khẩu hiện diện trên hai bề mặt lá

Sự hiện diện của khí khẩu hai bề mặt lá là hết sức quan trọng vì lượng khí khẩu này sẽ quyết định cho quá trình trao đổi khí và bốc thoát hơi nước cho quá trình quang hợp của cây. Qua phân tích thống kê ở Hình 4.2 cho thấy, số lượng khí khẩu trung bình trên 1 cm2 ở mặt trên lá ít hơn so với số lượng khí khẩu mặt dưới lá tại thời điểm khảo sát. Trong đó, số lượng khí khẩu hiện diện ở mặt trên lá của giống Nhật Lord là cao nhất (hơn 15 ngàn khí khẩu), khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các dòng/giống khác.

Hình 4.2 Số lượng khí khẩu trên 1 cm2 ở mặt trên và mặt dưới lá trưởng thành của 10 dòng/giống khoai lang tại thời điểm 40 ngày sau khi trồng

tại Vĩnh Long, năm 2015

Tương tự, số lượng khí khẩu trên 1 cm2 ở mặt dưới lá của các dòng/giống khoai lang tím hiện diện gần như gấp đôi so với mặt trên lá, trong

Số lưng k khẩu/cm2

đó số lượng khí khẩu trên 1 cm2 của mặt dưới lá của các giống Ba Vì, Nhật Lord và OMKL 22 đều đạt trên 28 ngàn khí khẩu. Số lượng khí khẩu trên hai mặt lá của các dòng/giống khoai lang khá cao nên các lá dễ xảy ra hiện tượng héo khi trời nắng gắt hoặc khi thiếu nước. Trên một số giống cây trồng, số lượng khí khẩu trên lá phụ thuộc nhiều theo giống và điều kiện canh tác (Bergmann, 2004; Miyazawa et al., 2006). Điều kiện canh tác có ảnh hưởng đến mật độ khí khẩu, đặc tính thân lá của một số loại cây có củ. Theo Onwueme and Johnston (2000), khi lá được cung cấp đầy đủ ánh sáng sẽ ảnh hưởng nhiều đến kích thước lá, độ dày lá, mật độ các tế bào nhu mô, tế bào biểu bì và các tế bào bao quanh khí khẩu nên sẽ ảnh hưởng đến mật độ khí khấu trên bề mặt lá.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)