Tính đa dạng di truyền của 10 dòng/giống khoai lang tím

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 75 - 84)

4.1 Đặc tính sinh trưởng, đặc tính di truyền, năng suất và phẩm chất của 10 dòng/giống khoai lang tím

4.1.2. Tính đa dạng di truyền của 10 dòng/giống khoai lang tím

Kết quả đánh giá sự đa dạng về di truyền của 10 dòng/giống khoai lang tím bằng cách sử dụng 31 chỉ thị SSR cho thấy có 10 chỉ thị gồm IBSSR14, IbY41, IbE29, IBSSR21, IB242, IB297, IBR13, IBR21, IbN18 và IB-R08 đã thể hiện đa hình giữa các dòng/giống khoai lang (Phụ Bảng 2.2; Hình 4.3, Hình 4.4).

Hình 4.3 Giản đồ phân nhóm kiểu gen của 10 dòng/giống khoai lang dựa vào các chỉ thị SSR

(a)

(b)

(c) Hình 4.4 Kết quả khuếch đại DNA sử dụng marker

IBSSR14 (a), IBSSR21 (b) và IbN18 (c).

Ghi chú: 1-10 là 10 dòng/giống KLT HL491, Nhật Lord, Malaysia, Dương Ngọc, Ba Vì, OMKL18, OMKL20, OMKL21; OMKL22, OMKL24

Kết quả phân tích bằng phần mềm NTSys-pc cho thấy, 10 dòng/giống khoai lang tím trong thí nghiệm có hệ số đồng dạng di truyền biến động từ 42% đến 100%, trong đó có 2 dòng/giống không khác biệt nhau là OMKL18 và OMKL20 trong phạm vi thí nghiệm. Các dòng/giống này được phân thành hai nhóm chính:

- Nhóm 1: gồm các giống HL491, Nhật Lord có mức tương đồng khoảng 75%.

- Nhóm 2: gồm các giống Malaysia, Ba Vì, Dương Ngọc, OMKL18, OMKL20, OMKL21, OMKL22, OMKL24 có mức tương đồng khoảng 50%.

Trong đó, nhóm 2 được phân thành 2 nhóm phụ là:

- Nhóm phụ 2.1: gồm 2 giống Malaysia và Dương Ngọc có mức tương đồng hơn 85%.

- Nhóm phụ 2.2: gồm giống Ba Vì và 05 dòng/giống OMKL (OMKL21, OMKL18, OMKL20, OMKL22 và OMKL24). Trong đó, 2 dòng/giống có mức tương đồng từ 75% là OMKL21 và Ba Vì. Hai giống này có mối quan hệ rất gần ở hệ số 0,75 trên trục hệ số đồng dạng di truyền nhưng lại có quan hệ xa với 4 dòng/giống OMKL còn lại trên giản đồ ở mức độ đồng dạng di truyền là 0,66. Bốn dòng/giống có mức tương đồng 75-100% là OMKL18, OMKL20, OMKL22, OMKL24. Trong đó, dòng/giống OMKL18 và OMKL20 có mức tương đồng là 100%, chứng tỏ các dòng/giống này hoàn toàn không có khác biệt.Kết quả cho thấy có sự phù hợp giữa đánh giá về hình thái và đánh giá về phân tử khi so sánh 10 dòng/giống khoai lang tím và việc sử dụng kỹ thuật SSR đã có thể đánh giá đa dạng di truyền trên các dòng/giống khoai lang ở thí nghiệm. Các dòng/giống khoai lang tím này có

mối tương quan về đặc tính di truyền khá cao. Hiện nay, kỹ thuật SSR được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại cây trồng và có thể phát hiện nhanh sự khác biệt về DNA của các cá thể, đánh giá được tính đa dạng di truyền của nhiều loại cây trồng và khoai lang (Hwang et al., 2002; Gichuru et al., 2006; Bindu et al., 2013).

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi hệ số đồng dạng di truyền của các giống có hệ số càng nhỏ thì có mối quan hệ càng xa và hệ số đồng dạng di truyền càng lớn thì có mối quan hệ càng gần (Gichuru et al., 2006; Nair et al., 2017).

Theo kết quả thí nghiệm, các dòng/giống OMKL có đặc tính hình thái không khác biệt nhiều, đồng thời đặc tính di truyền tương đồng với nhau ở mức khá cao là do được chọn tạo từ giống HL491 trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lang (2013). Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật SSR để đánh giá tính đa dạng di truyền của các giống khoai lang, từ đó phân nhóm và đánh giá mối quan hệ di truyền (Hwang et al., 2002; Hu et al., 2004). Một số giống tuy khác nhau về hình thái nhưng có mức độ quan hệ di truyền rất gần và được thể hiện ở hệ số gần hoặc bằng 1 trên trục hệ số đồng dạng di truyền (Karuri et al., 2009; Tumwegamire et al., 2011). Ở nghiên cứu này, mặc dù hai giống OMKL18 và OMKL20 có hệ số đồng dạng di truyền tương đồng hoàn toàn với nhau nhưng vẫn có sự khác biệt về khảo sát hình thái bên ngoài. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các giống khoai lang tuy được thu thập từ các vùng lãnh thổ khác nhau hoặc sau khi lai tạo vẫn có hệ số đồng dạng di truyền khá cao (Zhang et al., 2004). Theo Nair et al. (2017), khi sử dụng kỹ thuật SSR so sánh đa dạng di truyền của 40 giống khoai lang bằng 10 chỉ thị SSR cho thấy giữa các giống có hệ số đồng dạng di truyền từ 0,5 đến 1.

4.1.3 Đặc tính sinh trưởng của 10 dòng/giống khoai lang tím 4.1.3.1 Sự thay đổi chiều dài dây

Chiều dài dây của 10 dòng/giống khoai lang tím thay đổi theo thời gian sinh trưởng (Bảng 4.2). Ở giai đoạn 20 ngày SKT, chiều dài dây giữa các dòng/giống khoai lang khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Khoai lang Dương Ngọc có chiều dài dây (21,7 cm) không khác biệt so với chiều dài dây của giống khoai lang Nhật Lord, nhưng ngắn hơn so với các dòng/giống còn lại.

Chiều dài dây giữa các dòng/giống qua các giai đoạn sinh trưởng ở thời điểm 60 và 100 ngày SKT không khác biệt qua phân tích thống kê. Kết quả cho thấy, chiều dài dây khoai của các dòng/giống khoai lang đều tăng chậm từ

thời điểm 20-60 ngày SKT so với giai đoạn từ 60-100 ngày SKT vì đây là thời điểm tập trung dinh dưỡng để phát triển củ nên hạn chế sự sinh trưởng chiều dài dây.Theo Nguyễn Công Tạn và ctv. (2014), sự phát triển của thân lá đến ngưỡng của sự sinh trưởng thì sự sinh trưởng này tập trung vào phát triển củ và tùy theo giống khoai có thời gian sinh trưởng khác nhau, lúc này khả năng hao phí vật chất cho phát triển sinh trưởng càng ít đi, củ khoai sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng và phát triển to hơn.

Bảng 4.2: Chiều dài dây (cm) của các dòng/giống khoai lang tím theo thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015

Dòng/Giống Thời gian sinh trưởng (ngày SKT)

20 60 100

HL 491 45,0a 82,1 148,7

Nhật Lord 27,1bc 70,4 145,9

Malaysia 41,4a 89,6 171,0

Dương Ngọc 21,7c 56,0 138,9

Ba Vì 33,8ab 55,1 178,4

OMKL 18 40,7a 70,2 124,3

OMKL 20 41,2a 69,9 167,4

OMKL 21 35,8ab 76,2 170,3

OMKL 22 38,8a 66,3 145,0

OMKL 24 33,6ab 62,8 143,0

Trung bình 35,9 69,9 153,3

F ** ns ns

CV (%) 16,8 24,5 16,5

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: không khác biệt.

4.1.3.2 Sự thay đổi đường kính thân dây

Đường kính thân dây của các dòng/giống khoai lang được khảo sát trong thí nghiệm có sự thay đổi theo thời gian sinh trưởng (Bảng 4.3). Ở thời điểm 20 ngày SKT, giống Nhật Lord (0,48 cm) có đường kính thân dây lớn nhất, khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê so với các dòng/giống khoai lang tím còn lại. Tại thời điểm 60 ngày SKT, đường kính thân dây giữa các dòng/giống khoai lang không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Tuy nhiên, tại thời điểm 100 ngày SKT, mặc dù có đường kính thân vẫn thể hiện cao nhất so với các dòng/giống khoai lang còn lại qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% nhưng giống Nhật Lord (0,61 cm) có đường kính không khác biệt với HL491 (0,56 cm).

Xét về hình thái, đường kính thân của các dòng/giống OMKL không khác biệt nhau trong quá trình canh tác và phù hợp với kết quả đánh giá đa

dạng di truyền bằng các chỉ thị phân tử SSR. Nhìn chung, đường kính thân dây khoai lang có xu hướng gia tăng là do sự phát triển của các bó mạch vận chuyển vật chất bên trong phình to nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của dây khoai (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004). Theo Egbe et al. (2012), khi so sánh 11 giống khoai lang tại Nigeria cho thấy một số giống khoai lang có xu hướng gia tăng liên tục về đặc tính sinh trưởng theo thời gian canh tác, tuy nhiên một số giống lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 4-8 tuần sau khi trồng.

Bảng 4.3: Đường kính thân dây (cm) của các dòng/giống khoai lang thay đổi theo thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015

Dòng/giống Thời gian sinh trưởng (ngày SKT)

20 60 100

HL 491 0,38b 0,48 0,56ab

Nhật Lord 0,48a 0,61 0,61a

Malaysia 0,33bc 0,56 0,52abc

Dương Ngọc 0,32c 0,46 0,48bc

Ba Vì 0,31c 0,43 0,49bc

OMKL 18 0,36bc 0,48 0,43c

OMKL 20 0,36bc 0,49 0,52bc

OMKL 21 0,34bc 0,47 0,48bc

OMKL 22 0,38b 0,53 0,47bc

OMKL 24 0,36bc 0,53 0,49bc

Trung bình 0,36 0,50 0,50

F ** ns *

CV (%) 8,76 15,4 8,87

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt.

4.1.3.3 Sự thay đổi số nhánh trên dây

Qua kết quả phân tích ở Bảng 4.4 cho thấy, số nhánh trên dây của các dòng/giống khoai lang có sự gia tăng theo thời gian sinh trưởng. Ở giai đoạn 20 ngày SKT, giống Dương Ngọc (0,50 nhánh) và OMKL18 (0,67 nhánh) có số nhánh không khác biệt nhau qua phân tích thống kê nhưng lại ít hơn so với các dòng/giống khoai lang khác ở mức ý nghĩa 1%. Tại thời điểm này, các dòng/giống khoai lang đều đã hình thành nhánh mới ở nách lá và giống OMKL24 có số nhánh mới hình thành cao nhất với hơn 3 nhánh/dây ở thời điểm 20 ngày SKT.

Ở giai đoạn 60 ngày SKT, số nhánh trên dây của các dòng/giống khoai lang trong thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê, giống Dương Ngọc (7,00 nhánh) có số nhánh nhiều nhất. Tại thời điểm

100 ngày SKT, số nhánh trên dây của các dòng/giống khoai lang trong thí nghiệm có sự thay đổi ở mức ý nghĩa 5%; trong đó, giống OMKL24 (5,33 nhánh) có số nhánh nhiều hơn với các dòng/giống khoai lang tím khác.

Bảng 4.4: Số nhánh mới trên dây của các dòng/giống khoai lang theo thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015

Dòng/giống Thời gian sinh trưởng

20 ngày SKT 60 ngày SKT 100 ngày SKT

HL 491 2,17b 4,22c 3,44d

Nhật Lord 1,89b 5,00bc 5,11ab

Malaysia 2,11b 4,11c 4,00bcd

Dương Ngọc 0,50c 7,00a 4,33a-d

Ba Vì 2,39b 6,78a 4,67abc

OMKL 18 0,67c 6,22ab 4,11bcd

OMKL 20 2,44ab 5,00bc 3,33d

OMKL 21 2,33b 4,44c 4,33a-d

OMKL 22 1,78b 6,11ab 3,89cd

OMKL 24 3,11a 4,56c 5,33a

Trung bình 1,94 5,34 4,26

F ** ** *

CV (%) 21,4 14,5 12,5

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% và 5%.

Số nhánh trên dây khoai thường gia tăng theo thời gian sinh trưởng, tuy nhiên sẽ giảm theo thời gian khi được tiến hành cắt dây khoai lang trong thời gian canh tác. Ngoài ra, việc cung cấp dinh dưỡng cho khoai lang sẽ giúp cho khoai sinh trưởng tốt, gia tăng số nhánh và số lá để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho quá trình hình thành củ (Mai Thạch Hoành, 2011). Đối với khoai lang, các giá trị về đặc tính sinh trưởng thể hiện ở thời điểm từ 60 đến 100 ngày SKT đều cao hơn so với thời điểm trước đó, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Cường (2009) khi nhận định rằng khoai lang đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất ở giai đoạn này.

4.1.3.4 Sự thay đổi chỉ số diệp lục tố (chỉ số Spad), hàm lượng diệp lục tố và carotenoids trong lá

Kết quả so sánh chỉ số màu sắc diệp lục tố qua các dạng lá khác của các dòng/giống khoai lang tím cho thấy, chỉ số Spad ở lá già của các giống khoai lang có xu hướng giảm dần theo thời gian sinh trưởng từ 20 ngày SKT đến 140 ngày SKT (Bảng 4.5). Trong đó, chỉ số Spad tại thời điểm 20 và 60 ngày SKT giữa các dòng/giống khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Giống Nhật Lord có chỉ số Spad ở lá già là thấp nhất ở cả hai thời

điểm này; tuy nhiên, không khác biệt so với giống Dương Ngọc tại thời điểm 20 ngày SKT và thấp hơn so với các dòng/giống Malaysia, Ba Vì và OMKL21 tại thời điểm 60 ngày SKT. Ở thời điểm 100 và 140 ngày SKT, chỉ số Spad của các dòng/giống khoai lang chênh lệch không quá cao nên không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Chỉ số Spad có thể phản ánh hàm lượng diệp lục tố trong lá cây, từ đó có thể khái quát được trạng thái sinh lý của cây. Cây có chỉ số Spad cao có nghĩa là hàm lượng diệp lục trong lá cao (Markwell et al., 1995).

Bảng 4.5: Chỉ số Spad của lá già của các dòng/giống theo thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015

Dòng/giống

Thời gian sinh trưởng 20 ngày

SKT

60 ngày SKT

100 ngày SKT

140 ngày SKT

HL 491 52,0ab 41,9bc 35,5 37,2

Nhật Lord 44,9c 40,7c 34,0 34,2

Malaysia 52,3ab 48,9a 36,2 38,8

Dương Ngọc 47,2bc 40,4c 30,9 28,4

Ba Vì 53,2a 47,6ab 36,1 39,0

OMKL 18 51,7ab 45,1abc 32,0 33,7

OMKL 20 53,7a 42,4abc 33,7 38,1

OMKL 21 51,3ab 47,9ab 32,6 33,2

OMKL 22 51,2ab 41,1bc 33,4 35,5

OMKL 24 55,2a 44,5abc 37,0 35,4

Trung bình 51,3 44,0 34,1 35,4

F * * ns ns

CV (%) 5,91 8,01 8,40 15,0

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan, *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns: không khác biệt.

Qua kết quả phân tích ở Bảng 4.6 cho thấy, chỉ số Spad ở lá trưởng thành trên các dòng/giống khoai lang tại 20, 60 và 140 ngày SKT có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giống Dương Ngọc có chỉ số Spad ở lá trưởng thành thấp nhất so với các dòng/giống còn lại ở thời điểm 20 và 140 ngày SKT; tuy nhiên, không khác biệt so với nhiều dòng/giống ở thời điểm 60 và 100 ngày SKT. Tại thời điểm 100 ngày SKT, chỉ số Spad ở lá trưởng thành của các dòng/giống khoai lang trong thí nghiệm không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Đối với lá non, chỉ số Spad ở lá non của các dòng/giống khoai lang trong thí nghiệm biến động theo thời gian sinh trưởng nhưng không khác biệt qua phân tích thống kê (Phụ Bảng 2.5).

Khi so sánh hàm lượng diệp lục tố a và b trong lá trưởng thành của các dòng/giống khoai lang tím cho thấy, hàm lượng diệp lục tố a và diệp lục tố b có sự chênh lệch rất lớn (Phụ Bảng 2.6, Phụ Bảng 2.7). Tại cùng một thời

điểm khảo sát hàm lượng diệp lục tố a trung bình của các dòng/giống khoai trong thí nghiệm thường cao hơn 2-3 lần so với hàm lượng diệp lục tố b. Ở thời điểm 20 ngày SKT, hàm lượng diệp lục tố a trung bình của các dũng/giống khoai là 102,5 àg/g lỏ tươi, trong khi đú lượng diệp lục tố b chỉ cú 36,9 àg/g lỏ tươi; đồng thời, tại thời điểm 140 ngày SKT cũng cho kết quả tương tự.

Bảng 4.6: Chỉ số Spad lá trưởng thành của các dòng/giống theo thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015

Dòng/giống

Thời gian sinh trưởng 20 ngày

SKT

60 ngày SKT

100 ngày SKT

140 ngày SKT

HL 491 53,1ab 51,0bc 45,6 45,7a

Nhật Lord 47,6c 54,3ab 42,9 46,0a

Malaysia 53,8a 57,5a 48,4 46,9a

Dương Ngọc 43,6d 48,2cd 41,5 37,5b

Ba Vì 51,8abc 54,0abc 45,7 46,8a

OMKL 18 52,4ab 45,0d 42,2 44,9a

OMKL 20 49,1bc 52,6abc 44,8 47,1a

OMKL 21 54,5a 52,8abc 44,7 46,9a

OMKL 22 51,9abc 51,3bc 44,9 49,2a

OMKL 24 51,8abc 52,0abc 44,6 45,4a

Trung bình 51,0 51,9 44,5 45,6

F ** ** ns **

CV (%) 4,43 5,97 5,07 5,67

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt.

Đối với khoai lang, hàm lượng diệp lục tố a thường lớn hơn hàm lượng diệp lục tố b khoảng gần 1,5 đến 5 lần (Wang et al., 2014). Chỉ số diệp lục tố a/b có thể cho thấy mức độ chịu bóng râm của thực vật và tỷ lệ diệp lục tố a/b thường phụ thuộc vào đặc tính của từng loài thực vật (Beneragama and Goto, 2010). Khoai lang là cây chịu sáng nên hàm lượng diệp lục tố b khá thấp, thông thường cây có khả năng chịu bóng râm cao thường sản sinh ra nhiều diệp lục tố b hơn và điều này kéo theo giá trị diệp lục tố a/b ở các loài cây chịu bóng râm thường thấp (Yamazaki et al., 2005). Hàm lượng diệp lục tố a và b giữa các giống không cho thấy sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê theo thời gian sinh trưởng và có xu hướng giảm dần. Theo nhận định của Nguyễn Công Tạn và ctv. (2014), khi càng về cuối giai đoạn sinh trưởng dây khoai tập trung dinh dưỡng phát triển củ và ít phát triển thân lá, do lá thiếu dưỡng chất nên các diệp lục tố phân hủy dần làm cho màu sắc lá chuyển dần từ xanh sang vàng. Tương tự, hàm lượng carotenoids của các dòng/giống

khoai lang khác nhau không khác biệt qua phân tích thống kê ở các thời điểm phân tích. Theo thời gian sinh trưởng cho thấy, hàm lượng carotenoids có xu hướng giảm thấp nhất tại thời điểm 60 ngày SKT và tăng trở lại ở các thời điểm sau. Tại thời điểm 20 ngày SKT, hàm lượng carotenoids của các dũng/giống khoai lang tớm dao động từ 22,4-31,8 àg/g lỏ tươi; tuy nhiờn, sự thay đổi này không đáng kể đến 140 ngày SKT hàm lượng này dao động 17,5-27,8 àg/g lỏ tươi (Phụ Bảng 2.8).

4.1.3.5 Sự thay đổi diện tích lá trưởng thành

Kết quả Bảng 4.7 cho thấy, diện tích lá của KLT Nhật Lord cao nhất ở thời điểm 20 ngày SKT (đạt khoảng 73,3 cm2) và lớn hơn so với một số dòng/giống khoai lang tím khác ngoại trừ HL491 qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tại thời điểm 100 ngày SKT, diện tích lá giống Nhật Lord không khác biệt so với HL491, Malaysia, OMKL21, OMKL24 qua phân tích thống kê.

Bảng 4.7: Diện tích lá (cm2) của các dòng/giống theo thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015

Dòng/giống Thời gian sinh trưởng

20 ngày SKT 60 ngày SKT 100 ngày SKT 140 ngày SKT

HL 491 63,4ab 73,5 82,6ab 67,2

Nhật Lord 73,3a 78,8 94,5a 78,6

Malaysia 55,1bcd 78,6 82,6ab 70,6

Dương Ngọc 44,1d 57,8 52,2c 59,6

Ba Vì 50,3cd 70,2 75,9b 70,1

OMKL 18 56,8bc 62,1 79,5b 66,6

OMKL 20 58,2bc 79,6 81,5b 69,6

OMKL 21 52,6bcd 67,3 82,4ab 67,7

OMKL 22 56,8bc 68,6 80,5b 75,6

OMKL 24 57,2bc 71,1 86,1ab 74,0

Trung bình 56,8 70,8 79,8 70,0

F ** ns ** ns

CV (%) 10,7 14,1 8,21 10,3

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan, **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: không khác biệt.

Theo Quách Quốc Tuấn và Đào Xuân Tùng (2009), diện tích lá ảnh hưởng lớn đến lượng hấp thu ánh sáng nhận được và khả năng tạo sinh khối của dây khoai lang. Vì vậy, diện tích lá càng lớn thì càng làm tăng lượng ánh sáng nhận được và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp; tuy nhiên, sự thoát hơi nước qua lá cũng gia tăng khi gặp nhiệt độ cao làm giảm lượng nước trong cây, đặc biệt đối với Nhật Lord lại có số lượng khí khẩu trên lá khá cao.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)