Ảnh hưởng của việc sử dụng màng phủ đến các chỉ tiêu năng suất

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 125 - 129)

4.5 Hiệu quả của việc sử dụng màng phủ đến năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím

4.5.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng màng phủ đến các chỉ tiêu năng suất

Kết quả Bảng 4.37 cho thấy, giống Malaysia có khối lượng trung bình củ thương phẩm lớn (100,8 g), khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với giống HL491 (82,07 g) nhưng không khác biệt so với giống Nhật Lord (98,95 g). Sử dụng màng phủ không ảnh hưởng đến khối lượng trung bình củ của giống HL491 và Nhật Lord nhưng giúp gia tăng khối lượng trung bình củ của Malaysia. Kết quả cho thấy, khi sử dụng màng phủ bạc thì giống Malaysia đạt khối lượng củ lớn nhất. Khối lượng trung bình củ của giống Nhật Lord khi sử dụng màng phủ trắng cũng lớn hơn so với hai giống còn lại khi sử dụng cùng loại màng phủ.

Bảng 4.36: Số củ thương phẩm/m2, tổng số củ/m2, hàm lượng chất khô thịt lá (%) và khối lượng thân lá/m2 (kg) của ba giống khoai lang tím tại Vĩnh Long, năm 2016

Màng phủ (B) Khối lượng thân lá/m2

Hàm lượng chất khô thịt lá

Tổng số củ

Số củ thương phẩm

Không màng phủ 2,65 14,2 37,0 15,3

Màng phủ đen 3,29 14,2 38,2 15,4

Màng phủ bạc 2,61 14,7 34,8 15,0

Màng phủ trắng 2,85 15,0 33,9 14,6

Giống (A)

HL 491 3,19 13,8 37,7a 16,5a

Nhật Lord 2,66 15,0 31,8b 10,8b

Malaysia 2,70 14,8 38,5a 17,8a

F (A) ns ns ** **

F (B) ns ns ns ns

F (A x B) ns ns ns ns

CV (%) 24,0 15,2 11,7 13,2

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: không khác biệt.

Bảng 4.37: Khối lượng trung bình củ thương phẩm (g) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016

Màng phủ (B) Giống (A) Trung bình

màng phủ (A) HL491 Nhật Lord Malaysia

Không màng phủ 78,10cd 96,56bc 81,22cd 85,30 Màng phủ đen 94,79bcd 104,8ab 100,1bc 99,89 Màng phủ bạc 73,22d 94,93bcd 122,5a 96,88 Màng phủ trắng 82,17cd 106,9ab 91,95bcd 93,66 Trung bình giống (A) 82,07b 100,8a 98,95a

F (A) **

F (B) ns

F (A x B) *

CV (%) 12,3

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột hoặc một hàng thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%;

ns: không khác biệt.

Kết quả Bảng 4.38 cho thấy, giống Malaysia có năng suất tổng cao nhất (đạt 21,6 tấn/ha) và giống Nhật Lord đạt năng suất tổng thấp (15,7 tấn/ha). Việc sử dụng màng phủ không làm gia tăng năng suất của giống HL491 so với đối chứng, riêng năng suất củ khi sử dụng màng phủ bạc ghi nhận được thấp hơn so với không sử dụng màng phủ. Tuy nhiên, sử dụng màng phủ đen giúp gia tăng năng suất củ của giống Nhật Lord và Malaysia so với đối chứng không sử dụng màng phủ. Ngoài ra, màng phủ bạc cũng giúp cải thiện năng suất củ của giống Malaysia so với đối chứng. Kết quả cũng thể hiện theo xu hướng tương tự khi đánh giá năng suất củ thương phẩm của thí nghiệm (Phụ Bảng 6.2).

Năng suất củ là một trong các yếu tố quyết định nên giá trị kinh tế của khoai lang. Nhìn chung, năng suất của thí nghiệm đạt được khá thấp so với năng suất của một số thí nghiệm được bố trí trước đó, có thể do lượng mưa kéo dài trong quá trình phát triển củ, việc sử dụng màng phủ cũng ảnh hưởng đến việc giữ nước nhiều trong đất trồng nên ảnh hưởng đến sự phát triển số lượng và khối lượng củ nên ảnh hưởng đến năng suất khoai lang. Tuy nhiên, việc sử dụng màng phủ đen cũng cho kết quả cải thiện năng suất củ của giống Nhật Lord và Malaysia so với đối chứng.

Bảng 4.38: Năng suất củ tổng (tấn/ha) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016

Màng phủ (B) Giống (A) Trung bình

màng phủ (A) HL 491 Nhật Lord Malaysia

Không màng phủ 17,8bc 14,9de 19,1b 17,3b

Màng phủ đen 18,9b 17,9bc 24,8a 20,5a

Màng phủ bạc 14,8de 15,4cde 23,0a 17,8b

Màng phủ trắng 17,6bcd 14,6e 19,4b 17,2b

Trung bình giống (A) 17,3b 15,7c 21,6a

F (A) **

F (B) **

F (A x B) **

CV (%) 6,85

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột hoặc một hàng thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%;

ns: không khác biệt.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng màng phủ đã giúp cây trồng hấp thu các dưỡng chất trong đất như N, P, K, Ca… cao hơn gấp 1,4-1,5 lần so với cây trồng không sử dụng màng phủ, điều này đã dẫn đến việc gia tăng năng suất cao hơn ở một số loại cây trồng (Reid and Cohen, 2013; Mutetwa and Mtaita, 2014). Trên khoai tây, nhiệt độ đất bên dưới màng phủ thấp hơn so với không sử dụng màng phủ cho nên giúp tăng cường khả năng quang hợp và tích lũy vật chất khô dẫn đến gia tăng năng suất so với không sử dụng màng phủ (Levy and Richard, 2007). Bên cạnh đó, sự gia tăng thành lập củ khoai lang khi được che màng phủ cũng được ghi nhận qua nghiên cứu của Walworth et al. (2002) và năng suất của một số giống khoai lang cũng gia tăng khi sử dụng màng phủ đen trong canh tác (Sideman, 2015).

4.5.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng màng phủ đến các chỉ tiêu phẩm chất Độ ẩm thịt củ của giống Nhật Lord thấp nhất nên hàm lượng chất khô của giống này cao nhất (Bảng 4.39). Nhìn chung, qua các thí nghiệm, giống Nhật Lord luôn có hàm lượng chất khô khá cao. Sử dụng màng phủ đen và

trắng có hiệu quả trong việc gia tăng hàm lượng chất khô trong thịt củ của ba giống khoai lang tím trong thí nghiệm. Tuy nhiên, độ cứng vỏ củ giống Nhật Lord lại nhỏ hơn giống HL491 và Malaysia, vỏ củ mềm nên củ có xu hướng dễ bị tổn thương so với hai giống còn lại và kết quả cho thấy việc che màng phủ không làm thay đổi độ cứng vỏ củ.

Bảng 4.39: Độ ẩm (%), độ cứng thịt củ (kgf/m2), độ Brix (% ), hàm lượng tinh bột (mg/g KLCT), đường tổng số, hàm lượng anthocyanins và flavonoids của ba giống khoai lang tím tại Vĩnh Long, năm 2016

Màng phủ (B) Độ ẩm Độ cứng

Brix Đường tổng số

Tinh bột

Antho -cyanin

Flavo -noid Không màng phủ 69,0a 2,41 2,11b 65,9a 250,7b 0,040 108,4 Màng phủ đen 66,5b 2,60 2,29a 70,3a 314,9a 0,037 109,5 Màng phủ bạc 67,4ab 2,43 2,22ab 67,2a 253,7b 0,038 107,5 Màng phủ trắng 66,3b 2,38 2,07b 59,9b 243,0b 0,034 103,5 Giống (A)

HL 491 68,1a 2,48a 2,26a 67,2 232,2b 0,047a 122,6a Nhật Lord 64,0b 2,24b 2,23a 62,7 324,6a 0,029b 83,37b Malaysia 69,8a 2,65a 2,03b 67,5 239,9b 0,034b 115,8a

F (A) ** ** ** ns ** ** **

F (B) * ns * ** ** ns ns

F (A x B) ns ns ns ns ns ns ns

CV (%) 2,99 10,1 7,97 8,89 7,46 18,7 12,2

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt.

Khi so sánh độ brix và hàm lượng đường tổng số trong thịt củ khoai lang của 3 giống khoai lang tím cho thấy, giống HL491 và Nhật Lord có độ brix cao hơn giống Malaysia nhưng hàm lượng đường tổng số của ba giống không khác biệt qua phân tích thống kê. Các củ khoai lang được trồng trong điều kiện che màng phủ đen có độ brix cao hơn so với đối chứng nhưng hàm lượng đường tổng số không khác biệt so với đối chứng. Hàm lượng đường tổng số của các giống khoai lang khi sử dụng màng phủ trắng còn thể hiện thấp hơn so với đối chứng và các loại màng phủ còn lại qua phân tích thống kê.

Về hàm lượng tinh bột trong thịt củ cho thấy, do có hàm lượng chất khô cao nên hàm lượng tinh bột của giống Nhật Lord cao hơn so với hai giống còn lại, đồng thời việc sử dụng màng phủ đen giúp gia tăng hàm lượng tinh bột trong thịt củ khoai lang (Bảng 4.39). Anthocyanins và flavonoids là hai chỉ tiêu quan trọng về màu sắc thịt củ. Tương tự như những nghiên cứu của thí nghiệm trước, hàm lượng anthocyanins của giống HL491 cao nhất, hàm lượng flavonoids cũng đạt được cao nhất tuy nhiên không khác biệt với giống Malaysia. Kết quả nghiên cứu chưa thấy vai trò của màng phủ trong việc gia

tăng hàm lượng anthocyanins và flavonoids trong thịt củ khoai lang tím mặc dù theo nghiên cứu của Boucher (2012) cho thấy việc sử dụng màu sắc màng phủ khác nhau có ảnh hưởng đến việc tổng hợp anthocyanins trong củ khoai lang.

Nhận xét chung về hiệu quả của màng phủ đến năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím:

Việc sử dụng màng phủ đen giúp gia tăng chỉ số diệp lục tố và gia tăng diện tích lá của ba giống khoai lang tím trong thí nghiệm. Trong phạm vi thí nghiệm, sử dụng màng phủ đen khi canh tác giúp gia tăng năng suất tổng và năng suất thương phẩm của giống Nhật Lord và Malaysia. Mặc dù giúp gia tăng hàm lượng chất khô và tinh bột nhưng việc che màng phủ đen cho khoai lang chưa làm thay đổi các chỉ tiêu phẩm chất thịt củ khoai lang so với khi sử dụng màng phủ bạc, trắng và không phủ màng phủ. Do năng suất của thí nghiệm không cao bằng các thí nghiệm khác nên cần tiến hành bố trí ở nhiều thời điểm khác trong năm.

4.6 Ảnh hưởng của hexaconazole đến đặc tính sinh trưởng, khả năng hình thành củ, năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)