Đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất ba giống khoai lang tím tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và thị trấn Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 100 - 110)

4.3.1 Sự phát triển chiều dài dây, số lá và số nhánh

Tại thời điểm 30 ngày SKT, trung bình chiều dài dây khoai của ba giống khoai lang tím khi trồng ở hai địa điểm không khác biệt nhau qua phân tích thống kê. Tại Sóc Trăng, giống Malaysia có chiều dài dây dài nhất và dài hơn giống Malaysia khi trồng tại Vĩnh Long (Bảng 4.12, Phụ Bảng 4.1). Các giống khoai lang tím khi trồng ở Vĩnh Long có chiều dài dây phát triển sau khi trồng 30 ngày không khác biệt nhau qua phân tích thống kê.

Do tỷ lệ thuận với chiều dài dây chính nên tổng số lá hình thành trên ba giống khoai lang tím và của từng giống khi trồng tại Vĩnh Long đều hình thành nhiều hơn so với khi trồng ở Sóc Trăng (Bảng 4.12, Phụ Bảng 4.1).

Mặc dù tổng số nhánh mới hình thành trên dây của các giống khoai lang tím không khác nhau khi so sánh giữa hai điểm trồng, nhưng số nhánh của ba

giống khoai lang tím có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% khi canh tác tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng (Bảng 4.12). Trong đó, giống Malaysia có số nhánh hình thành cao nhất (3,17 nhánh) và không có sự khác biệt với giống HL491.

Bảng 4.12: Chỉ tiêu sinh trưởng chiều dài dây (cm), số lá và số nhánh của ba giống khoai lang tím tại thời điểm 30 ngày SKT, năm 2016

Giống

Chiều dài dây Số lá Số nhánh

Sóc Trăng

Vĩnh Long

Sóc Trăng

Vĩnh Long

Sóc Trăng

Vĩnh Long

HL 491 93,8 b 105,8 28,4 30,7 2,60ab 1,67

Nhật Lord 92,8 b 128,5 18,5 31,5 1,50b 1,33

Malaysia 124,7 a 97,4 31,3 36,7 3,17a 2,00

Trung bình 103,8 110,6 26,1 33,0 2,42 1,67

F * ns ns ns * ns

T-test ns * ns

CV (%) 8,28 26,8 20,1 28,7 26,3 22,3

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định LSD. *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns: không khác biệt. Kiểm định T-test so sánh trung bình hai địa điểm trồng.

Tại thời điểm 90 ngày SKT, trung bình chiều dài dây của ba giống khoai lang tím khi trồng ở Vĩnh Long dài hơn so với ở Sóc Trăng qua phép kiểm định T-test (Bảng 4.13, Phụ bảng 4.2). Số lá và số nhánh trung bình trên dây của ba giống khi trồng tại hai địa điểm trồng khác nhau không có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở thời điểm 90 ngày SKT (Bảng 4.13, Phụ Bảng 4.2).

Số lá/dây của giống Malaysia khi trồng tại Sóc Trăng nhiều hơn khi trồng tại Vĩnh Long. Trong khi đó, tại Sóc Trăng, số nhánh của ba giống khoai lang tím tại thời điểm 90 ngày SKT có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và giống Malaysia có số nhánh nhiều nhất; tuy nhiên, tại Vĩnh Long, giống Malaysia lại có số nhánh trên dây thấp hơn giống HL491 và không khác biệt với giống Nhật Lord.

Nhìn chung, các giống khoai lang tím đều phát triển tốt tại hai địa điểm trồng khác nhau. Do có can thiệp cắt bớt dây (tính từ đọt khoảng 50 cm) ở hai thời điểm 40 và 70 ngày SKT nên chiều dài dây ở thời điểm 90 ngày SKT không chênh lệch nhiều so với thời điểm 30 ngày SKT. Bên cạnh yếu tố giống và yếu tố khí hậu thời tiết, đặc tính đất cũng ảnh hưởng một phần đến sự phát triển của các giống khoai lang. Đứng về mặt sinh trưởng của cây khoai lang, việc hạn chế chiều dài thân dây và sắp xếp kết cấu tầng lá sẽ có lợi cho quá trình quang hợp và cho năng suất cao, việc duy trì chiều dài và số lá của dây dài nhất tương ứng ở mức khoảng 1,5 m với số lá khoảng gần 40 lá cũng

nhằm hạn chế hiện tượng dây khoai bò lan ra khỏi dòng trồng khoai để tránh sâu bệnh hoặc chuột tấn công (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).

Bảng 4.13: Chỉ tiêu sinh trưởng chiều dài dây (cm), số lá, số nhánh của ba giống khoai lang tímtại thời điểm 90 ngày SKT, năm 2016

Giống

Chiều dài dây Số lá Số nhánh

Sóc Trăng

Vĩnh Long

Sóc Trăng

Vĩnh Long

Sóc Trăng

Vĩnh Long

HL 491 111,0 138,0 28,5 31,7 2,50b 3,00a

Nhật Lord 117,8 155,3 31,2 26,7 2,33b 1,83b

Malaysia 103,3 147,2 39,2 21,5 3,83a 1,50b

Trung bình 110,4 146,8 33,0 26,6 2,89 2,11

F ns ns ns ns * *

T-test ** ns ns

CV (%) 12,3 4,95 18,7 23,2 16,3 20,9

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định LSD. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt. Kiểm định T-test so sánh trung bình hai địa điểm trồng.

4.3.2 Chỉ số Spad và diện tích lá

Qua kết Bảng 4.14 cho thấy, chỉ số Spad của ba giống KTL được trồng ở Sóc Trăng tại thời điểm 30 ngày SKT không có sự khác biệt qua phân tích thống kê so với khi trồng tại Vĩnh Long; tuy nhiên, diện tích trung bình của lá trưởng thành của ba giống khoai lang tím lại lớn hơn. Tại hai địa điểm trồng, diện tích lá của giống Malaysia luôn lớn nhất, nhưng không khác biệt với diện tích lá của giống HL491 khi canh tác tại Vĩnh Long (Bảng 4.14). Tương tự, giống Nhật Lord khi trồng tại Sóc Trăng cũng có diện tích lá lớn hơn so với khi trồng tại Vĩnh Long qua phép kiểm định T-test (Phụ bảng 4.3).

Bảng 4.14: Chỉ số diệp lục tố Spad và diện tích lá (cm2) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm 30 ngày SKT, năm 2016

Giống Spad Diện tích lá (cm2)

Sóc Trăng Vĩnh Long Sóc Trăng Vĩnh Long

HL 491 41,3 44,5 73,0b 67,1ab

Nhật Lord 42,9 45,6 86,6b 64,0b

Malaysia 43,1 42,3 125,7a 78,0a

Trung bình 42,4 44,1 95,1 69,7

F ns ns ** *

T-test ns *

CV (%) 3,17 4,86 11,7 7,82

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định LSD. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt. Kiểm định T-test so sánh trung bình hai địa điểm trồng.

Tại thời điểm 90 ngày SKT, trung bình chỉ số diệp lục tố và diện tích lá của các giống khoai lang tím được thể hiện cao nhất khi canh tác tại Vĩnh

Long (Bảng 4.15; Phụ bảng 4.4). Tại Sóc Trăng, giống Nhật Lord và Malaysia có chỉ số Spad cao hơn so với giống HL491. Chỉ số Spad cho thấy hàm lượng diệp lục tố có trong lá cây có thể phản ánh quá trình quang hợp và trạng thái sinh lý của cây trồng. Có thể do đặc tính giống nên chỉ số Spad của ba giống KTL tại hai địa điểm trồng khác nhau không có sự chênh lệch đáng kể. Nhìn chung, chỉ số Spad và diện tích lá của ba giống khoai lang tím trồng ở Sóc Trăng có xu hướng thấp hơn khi trồng ở Vĩnh Long theo thời gian sinh trưởng (30 ngày SKT đến 90 ngày SKT).

Vào thời điểm 90 ngày SKT, các chỉ số sinh trưởng của cả ba giống khoai đều có xu hướng thấp hơn so với ghi nhận được ở thời điểm 30 ngày SKT, kết quả phù hợp với nhận định của Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc (2004) là khi thân lá ngừng sinh trưởng và bắt đầu giảm xuống thì tốc độ phát triển của củ tăng. Trong thí nghiệm, số lá khoai lang cũng nằm ở mức hợp lý như khuyến cáo của Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc (2004), đây là một yếu tố quan trọng giúp khoai lang phát triển hợp lý, tận dụng tối đa mức bức xạ của ánh sáng mặt trời vào quang hợp để tăng năng suất khoai lang. Kết quả thí nghiệm cho thấy, ngoại trừ giống HL491 đã được canh tác phổ biến tại vùng ĐBSCL, hai giống có nguồn gốc từ Nhật (Lord) và Malaysia đều có khả năng phát triển được ở điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở cả hai địa điểm thí nghiệm.

Bảng 4.15: Chỉ số diệp lục tố Spad và diện tích lá (cm2) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm 90 ngày SKT, năm 2016

Giống Spad Diện tích lá (cm2)

Sóc Trăng Vĩnh Long Sóc Trăng Vĩnh Long

HL491 32,8b 41,0 51,1 67,3

Nhật Lord 37,6a 42,1 60,9 62,2

Malaysia 38,7a 41,4 56,7 78,3

Trung bình 36,4 41,5 56,2 69,3

F * ns ns ns

T-test ** **

CV (%) 5,30 2,78 13,3 10,5

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định LSD. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt. Kiểm định T-test so sánh trung bình hai địa điểm trồng.

4.3.3 Tổng số củ và số củ thương phẩm

Năng suất củ là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá giống (Nguyễn Văn Tuất và Trương Công Tuyện, 2011). Qua kết quả Bảng 4.16 cho thấy, tổng số củ/m2 của ba giống khoai lang tím khi canh tác tại Sóc Trăng (40,5 củ/m2) có xu hướng ít hơn so với khi trồng tại Vĩnh Long (47,1 củ/m2). Tại cả hai nơi thí nghiệm, tổng số củ/m2 của giống Malaysia (58,0 củ và 58,3 củ tương ứng với

từng nơi) đều cao hơn giống HL491 (13,07 củ và 42,6 củ/m2) và không khác biệt so với số củ của giống Nhật Lord tại Sóc Trăng (Bảng 4.16; Phụ Hình 4.2). Tuy nhiên, tổng số củ/m2 của giống HL491 tại Sóc Trăng (13,7 củ) là thấp nhất so với các giống còn lại và thấp hơn tại Vĩnh Long (42,6 củ) qua phép kiểm định T-test (Phụ bảng 4.5).

Bảng 4.16: Tổng số củ/m2 và số củ thương phẩm/m2 của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch, năm 2016

Giống Tổng số củ Số củ thương phẩm

Sóc Trăng Vĩnh Long Sóc Trăng Vĩnh Long

HL 491 13,7b 42,6b 7,00b 21,1

Nhật Lord 49,7a 40,5b 27,3a 22,5

Malaysia 58,0a 58,3a 27,7a 27,5

Trung bình 40,5 47,1 20,7 23,7

F ** ** ** ns

T-test ** ns

CV (%) 15,9 9,46 12,4 18,1

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định LSD. **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: không khác biệt. Kiểm định T-test so sánh trung bình hai địa điểm trồng.

Giống HL491 khi được trồng tại Sóc Trăng tuy năng suất thấp hơn khi trồng ở Vĩnh Long nhưng tỷ lệ của số củ thương phẩm/tổng số củ (7/13,7 củ và 21,1/42,6 củ) lại tương đối bằng nhau. Giống Malaysia tổng số củ khá cao (58,0 củ và 58,3 củ) và số củ thương phẩm của hai địa điểm trồng cũng thể hiện tương đồng ở cả hai địa điểm canh tác (27,3 củ và 27,5 củ), kết quả cho thấy giống Malaysia dễ thích nghi với điều kiện trồng tại Sóc Trăng và Vĩnh Long. Trong khi đó, giống Nhật Lord phát triển tốt ở đất thịt pha cát tại Sóc Trăng (củ đẹp, da láng) so với đất thịt pha sét tại Vĩnh Long (củ méo mó, có nhiều lổ nhỏ) (Hình 4.12, Phụ Hình 4.3, Phụ Hình 4.4), đồng thời tổng số củ tại Sóc Trăng (49,7 củ) cũng nhiều hơn so với khi trồng tại Vĩnh Long (40,5 củ) qua phép kiểm định T-test (Phụ bảng 4.5).

Kết quả thí nghiệm cho thấy với chỉ số Spad khá cao và năng suất cũng cao nên giống Nhật Lord và Malaysia phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng ở cả hai vùng canh tác. Kết quả điều tra về tình hình canh tác tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cũng cho thấy giống HL491 không đạt được năng suất cao khi canh tác tại địa phương so với các giống khoai lang khác (Trần Thị Hồng, 2017) có thể do yếu tố khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các giống khoai lang là rất lớn, có giống thích nghi cho vùng này mà không thích nghi cho vùng khác (Nguyễn Văn Tuất và Trương Công Tuyện, 2011). Giống Nhật Lord có hình

dạng và vỏ củ khá đẹp khi canh tác trong điều kiện đất có pha cát, kết quả phù hợp với nhận định của Nedunchezhiyan và Ray (2010), đất trồng phù hợp với khoai lang là đất thịt pha cát dễ thoát nước và nên tránh đất sét nặng làm chậm sự phát triển của củ dẫn đến nứt củ và mất giá trị cảm quan.

(a) (b)

Hình 4.12: Đặc tính củ giống khoai lang tím Nhật Lord tại Sóc Trăng (a) và Vĩnh Long (b), năm 2016 4.3.4 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm

Năng suất tổng của ba giống khoai lang tím tại Sóc Trăng và Vĩnh Long có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.17). Tại Sóc Trăng, năng suất tổng của giống Nhật Lord (44,1 tấn/ha) và giống Malaysia (50,2 tấn/ha) cao hơn giống HL491 (9,4 tấn/ha); tuy nhiên, khi được trồng tại Vĩnh Long, mặc dù giống Malaysia (37,6 tấn/ha) có năng suất cao nhất nhưng năng suất tổng của giống Nhật Lord và HL491 không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Giống HL491 khi trồng tại Vĩnh Long có năng suất tổng cao hơn khi trồng tại Sóc Trăng qua phân tích T-test; ngược lại, hai giống khoai lang tím còn lại có năng suất cao hơn khi trồng tại Sóc Trăng (Phụ bảng 4.6). Kết quả thí nghiệm cho thấy, hai giống khoai lang tím có nguồn gốc từ Nhật và Malaysia thích nghi tốt với khí hậu và điều kiện đất canh tác dẫn đến năng suất cao hơn so với giống HL491 trồng phổ biến tại vùng ĐBSCL.

Tương tự, năng suất thương phẩm của giống Nhật Lord và Malaysia khá cao (33,5 tấn/ha và 35,3 tấn/ha tương ứng cho từng giống) khi trồng tại điều kiện đất thịt pha cát ở Sóc Trăng so với điều kiện đất thịt pha sét ở Vĩnh Long (31,6 tấn/ha và 23,5 tấn/ha tương ứng cho từng giống) (Bảng 4.17, Phụ Bảng 4.6). Tuy nhiên, giống HL491 có năng suất thương phẩm chênh lệch lớn khi so sánh giữa hai điều kiện đất đai khác nhau tại Sóc Trăng (7,78 tấn/ha) và

Vĩnh Long (23,4 tấn/ha) qua phân tích T-test (Phụ bảng 6). Xét về tỷ lệ phần trăm củ thương phẩm trên tổng năng suất thì giống HL491 tại Sóc Trăng và Vĩnh Long có tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là giống Nhật Lord và cuối cùng là giống Malaysia. Nhìn chung, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đã giúp các giống khoai có năng suất tổng và năng suất thương phẩm đều lớn hơn 20 tấn/ha (ngoại trừ giống HL491 khi canh tác tại Sóc Trăng). Kết quả thí nghiệm cho thấy, yếu tố đất thịt pha cát đã giúp cho củ phát triển mạnh, khối lượng trung bình củ lớn nên ảnh hưởng đến năng suất thương phẩm khi thu hoạch. Đối với giống HL491, có thể điều kiện đất cát và pH đất tại huyện Cù Lao Dung vào thời điểm trồng là 5,42 khá thấp so với tại Vĩnh Long là 6,32 nên có thể ảnh hưởng đến khả năng thành lập củ của giống này.

Bảng 4.17: Năng suất tổng (tấn/ha) và năng suất thương phẩm (tấn/ha) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch, năm 2016

Giống Năng suất tổng Năng suất thương phẩm Sóc Trăng Vĩnh Long Sóc Trăng Vĩnh Long

HL 491 9,40b 26,6b 7,87b 23,4b

Nhật Lord 44,1a 27,4b 33,5a 23,5b

Malaysia 50,2a 37,6a 35,3a 31,6a

Trung bình 34,6 30,5 25,6 26,2

F ** ** ** *

T-test ns **

CV (%) 27,9 10,2 11,8 10,2

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định LSD. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt. Kiểm định T-test so sánh trung bình hai địa điểm trồng.

4.3.5 Hàm lượng tinh bột

Kết quả Bảng 4.18 cho thấy, hàm lượng tinh bột của ba giống KLT ở Sóc Trăng có xu hướng thấp hơn so với khi trồng tại Vĩnh Long. Tại Sóc Trăng, hàm lượng tinh bột của giống Malaysia (180,6 mg/g TLT) thấp nhất, hàm lượng tinh bột của hai giống HL491 và Nhật Lord không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Tuy nhiên, khi được trồng tại Vĩnh Long, hàm lượng tinh bột của giống Nhật Lord (291,8 mg/g KLCT) đạt được cao nhất, khác biệt so với giống HL491 (232,6 mg/g KLCT) nhưng không có sự khác biệt qua phân tích thống kê so với giống Malaysia. Kết quả cho thấy, điều kiện trồng cũng ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột trong thịt củ khoai lang ở thời điểm thu hoạch, hàm lượng tinh bột của giống Nhật Lord và Malaysia ở Vĩnh Long cao hơn so với trồng tại Sóc Trăng qua phân tích T-test.

Theo Zhitian et al. (2002), hàm lượng tinh bột biến động mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố giống là quan trọng nhất. Ngoài yếu tố

giống, thì các yếu tố di truyền, nơi trồng, vụ mùa trồng, cường độ chiếu xạ ngày đêm của từng mùa vụ và chế độ bón phân cũng có ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột của củ khoai lang (Ahmed et al., 2010; Noda et al., 2011).

Bảng 4.18: Hàm lượng tinh bột (mg/g KLCT) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch, năm 2016

Giống Hàm lượng tinh bột So sánh T-test

từng giống Sóc Trăng Vĩnh Long

HL 491 256,6a 232,6b ns

Nhật Lord 241,4a 291,8a *

Malaysia 180,6b 267,1ab **

Trung bình 226,2 263,3

F * *

T-test *

CV (%) 11,2 7,98

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định LSD. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt. Kiểm định T-test so sánh trung bình hai địa điểm trồng.

4.3.6 Hàm lượng đường tổng số

Khi trồng tại Vĩnh Long, hàm lượng đường tổng số trong thịt củ khoai lang của ba giống khoai lang tím ghi nhận được cao hơn so với khi trồng tại Sóc Trăng (Bảng 4.19). Mặc dù, hàm lượng đường tổng số của giống Nhật Lord không khác biệt giữa hai địa điểm trồng nhưng hàm lượng đường tổng số của hai giống HL491 và Malaysia trồng ở Vĩnh Long cao hơn so với trồng ở Sóc Trăng qua phân tích T-test. Hàm lượng đường tổng số của giống Nhật Lord (66,5 mg/g KLCT) và HL491 (65,8 mg/g KLCT) cao hơn so với giống Malaysia (59,0 mg/g KLCT) khi trồng ở Sóc Trăng.

Bảng 4.19: Hàm lượng đường tổng số (mg/g KLCT) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch, năm 2016

Giống Hàm lượng đường tổng số So sánh T-test từng giống Sóc Trăng Vĩnh Long

HL 491 65,8a 71,9 *

Nhật Lord 66,5a 71,8 ns

Malaysia 59,0b 76,3 *

Trung bình 63,8 73,3

F ** ns

T-test **

CV (%) 3,19 7,72

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định LSD. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt. Kiểm định T-test so sánh trung bình hai địa điểm trồng.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)