Ảnh hưởng của hexaconazole đến sự hình thành củ, năng suất và phẩm chất

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 134 - 144)

4.5 Hiệu quả của việc sử dụng màng phủ đến năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím

4.6.3 Ảnh hưởng của hexaconazole đến sự hình thành củ, năng suất và phẩm chất

4.6.3.1 Ảnh hưởng của hexaconazole đến khối lượng thân lá và năng suất củ

Kết quả Bảng 4.44 cho thấy, tại thời điểm thu hoạch, khối lượng thân lá/m2 của giống HL491 cao hơn so với giống Nhật Lord và Malaysia qua phân tích thống kê. Các nghiệm thức sử dụng hóa chất chứa hexaconazole 10 mg/L và 100 mg/L ở dạng Anvil 5SC hoặc Hexaconazole nguyên chất với nồng độ 15 và 100 mg/L có khối lượng thân lá thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng không xử lý hexaconazole.

Bảng 4.44: Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến khối lượng thân lá (kg/m2) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016

Loại hóa chất (B)

Giống (A) Trung bình

loại hóa chất (B) HL 491 Nhật Lord Malaysia

Đối chứng 1,89 1,87 1,81 1,86a

Anvil 10 mg/L 1,75 1,55 1,58 1,63bc

Anvil 15 mg/L 1,87 1,57 1,70 1,71ab

Anvil 100 mg/L 1,74 1,58 1,51 1,61bc

Hexaconazole 10 mg/L 1,81 1,75 1,58 1,71ab

Hexaconazole 15 mg/L 1,84 1,47 1,62 1,64b

Hexaconazole 100 mg/L 1,69 1,50 1,18 1,46c

Trung bình Giống (A) 1,79a 1,61b 1,57b

F Giống (A) **

F Loại hóa chất (B) **

F AxB ns

CV (%) 10,3

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** : khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%; ns: không khác biệt.

Theo Lakshmanan et al. (2007) và Gomathinayagam et al. (2007, 2008), sử dụng các hợp chất thuộc nhóm triazoles có vai trò làm giảm chiều dài thân một số loại cây trồng như khoai mì, khoai mỡ, dưa leo…; đồng thời các hợp chất có vai trò ức chế sinh trưởng thuộc nhóm triazoles giống như hexaconazole như paclobutrazole, triadimefon có tác động đến cấu trúc lipid và hoạt tính của một số enzymes, đồng thời ảnh hưởng đến con đường sinh tổng hợp isoprenoide bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp gibberellic acid trong thân cây chính vì vậy sẽ gây ức chế quá trình sinh trưởng của cây (Qiu et al., 2005; Sivakumar et al., 2010).

Khi so sánh ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole trên ba giống khoai lang tím trong thí nghiệm cho thấy, giống Malaysia có số củ thương phẩm và không thương phẩm cao hơn so với hai giống còn lại; đồng thời năng suất thương phẩm đạt 27,2 tấn/ha và năng suất tổng đạt 32,6 tấn/ha. Kết quả Bảng 4.45 cho thấy, việc bổ sung hexaconazole ở dạng Anvil 5SC ở nồng độ 100 mg/L hoặc sử dụng Hexaconazole nguyên chất ở nồng độ 10 và 15 mg/L đều giúp gia tăng số lượng củ không thương phẩm và củ thương phẩm so với nghiệm thức đối chứng không xử lý, khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% và đều hình thành hơn 20 củ/m2. Giống Malaysia có số lượng củ không thương phẩm và thương phẩm đều cao hơn so với hai giống khoai lang tím còn lại.

Bảng 4.45: Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến số củ không thương phẩm/m2, số củ thương phẩm/m2, khối lượng trung bình củ thương phẩm (g), năng suất củ thương phẩm (tấn/ha) và năng suất tổng (tấn/ha) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016

Loại hóa chất (B)

Thu hoạch Số củ

không thương phẩm

Số củ thương phẩm

Khối lượng TB củ thương phẩm

Năng suất củ thương phẩm

Năng suất tổng

Đối chứng 18,6c 15,9d 55,0c 8,05c 12,5d

Anvil 10 mg/L 21,5bc 20,6abc 117,3ab 22,7ab 27,3abc Anvil 15 mg/L 21,1bc 17,4cd 127,9a 21,6b 26,5bc Anvil 100 mg/L 23,4b 23,7a 112,0ab 26,1a 30,5ab Hexaconazole 10 mg/L 22,6b 21,9ab 107,4b 22,8ab 27,3abc Hexaconazole 15 mg/L 27,5a 21,0abc 125,6ab 26,0a 31,6a Hexaconazole 100 mg/L 18,5c 18,0bcd 122,0ab 21,5b 25,6c Giống (A)

HL 491 21,2b 16,4b 106,0b 17,6b 21,8b

Nhật Lord 18,4c 16,2b 121,1a 19,1b 23,3b

Malaysia 26,2a 26,8a 101,7b 27,2a 32,6a

F Giống (A) ** ** ** ** **

F Loại hóa chất (B) ** ** ** ** **

F AxB ns ns ns ns ns

CV (%) 17,1 21,4 16,2 18,0 17,3

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: không khác biệt.

Tất cả các nghiệm thức có bổ sung hexaconazole ở các nồng độ đều có khối lượng trung bình củ, năng suất củ thương phẩm và năng suất tổng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không xử lý hình thành củ. Nghiệm thức bổ sung Anvil 5SC 100 mg/L và Hexaconazole 15 mg/L có năng suất củ thương phẩm lớn hơn 26 tấn/ha và năng suất tổng đạt hơn 30 tấn/ha, cao hơn

so với nghiệm thức đối chứng và Hexaconazole 100 mg/L nhưng không khác biệt với hai nghiệm thức sử dụng Anvil 5SC và Hexaconazole nguyên chất ở nồng độ 10 mg/L qua phân tích thống kê. Kết quả cho thấy, việc bổ sung Hexaconazole nguyên chất ở nồng độ cao 100 mg/L không có hiệu quả so với sử dụng ở nồng độ 10 và 15 mg/L.

Nhìn chung, khi áp dụng đầy đủ phân bón và xử lý hình thành củ đồng nhất thì các nghiệm thức có bổ sung hexaconazole ở dạng Anvil 5SC hoặc Hexaconazole nguyên chất trên ba giống được nghiên cứu đều cho năng suất cao hơn 20 tấn/ha. Để gia tăng năng suất củ khoai lang, ngoài yếu tố giống, các yếu tố như điều kiện canh tác, dinh dưỡng khoáng, chất điều hòa sinh trưởng… đều ảnh hưởng đến năng suất củ (Yeng et al., 2012). Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức bổ sung Hexaconazole đã gia tăng số lượng củ thương phẩm và không thương phẩm nên đã góp phần làm gia tăng năng suất khoai lang.

Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với một số nhận định về vai trò của các hợp chất triazoles trong việc gia tăng năng suất một số loại cây trồng như khoai lang, khoai mì, khoai tây, đậu phộng… (Still và Pill, 2003; Tekalign et al., 2005; Sivakumar et al., 2010). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung hợp chất thuộc nhóm triazoles như hexaconazole, triadimefon,… có vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất một số loại cây có củ như khoai lang, khoai tây, khoai mì… do các hợp chất này giúp gia tăng hàm lượng diệp lục tố a và b của lá, tăng cường quá trình tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng như cytokinins và abscisic acid (ABA) nhằm thúc đẩy vận chuyển và tích lũy các sản phẩm quang hợp, ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, kích thích vận chuyển dinh dưỡng và sự phát triển rễ cây trồng, việc gia tăng kích thước một số loài cây có củ sẽ làm gia tăng năng suất khi thu hoạch (Kishorekumar et al., 2007;

Gomathinayagam et al., 2008; Sivakurma et al., 2009).

4.6.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến đường kính củ, độ cứng củ và hàm lượng chất khô

Do có khối lượng củ trung bình cao nhất và có dạng củ tròn so với dạng củ thuôn dài của hai giống khoai lang tím còn lại nên đường kính củ của giống Nhật Lord cũng lớn hơn so với HL491 và Malaysia (Bảng 4.46). Đường kính củ của đa số các nghiệm thức có bổ sung hexaconazole không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng không xử lý khi so sánh trong từng giống khoai lang.

Bảng 4.46: Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến đường kính củ (cm) của ba dòng/giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016

Loại hóa chất (B)

Giống (A) Trung bình

loại hóa chất (B) HL 491 Nhật

Lord Malaysia

Đối chứng 4,58c-f 5,10a-f 5,28a-d 4,99

Anvil 10 mg/L 4,85a-f 4,80b-f 4,77b-f 4,81

Anvil 15 mg/L 5,01a-f 5,46ab 4,51def 4,99

Anvil 100 mg/L 4,97a-f 5,14a-f 4,39f 4,83

Hexaconazole 10 mg/L 5,09a-f 5,35abc 5,23a-e 5,22 Hexaconazole 15 mg/L 5,01a-f 4,54def 4,55def 4,70

Hexaconazole 100 mg/L 4,47df 5,60a 4,47df 4,85

Trung bình Giống (A) 4,85b 5,14a 4,74b

F Giống (A) **

F Loại hóa chất (B) ns

F AxB *

CV (%) 8,04

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột hoặc một hàng thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt.

Độ cứng thịt củ của các giống khoai lang tím khác nhau không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức xử lý Hexaconazole nồng độ 15 mg/L có độ cứng củ thấp nhất (2,47 kgf/mm2), không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (2,68 kgf/mm2) và xử lý Hexaconazole 100 mg/L (2,64 kgf/mm2); tuy nhiên, thấp hơn so với các nghiệm thức có xử lý hóa chất còn lại (đều > 2,7 kgf/mm2) (Phụ Bảng 7.3).

Khi khảo sát hàm lượng chất khô của thịt củ, kết quả Bảng 4.47 cho thấy, hàm lượng chất khô của thịt củ của giống Nhật Lord cao hơn so với hai giống khoai lang tím còn lại. Khi xét tương tác về ảnh hưởng của các nghiệm thức có và không có bổ sung hexaconazole đến hàm lượng chất khô thịt củ ba giống khoai lang tím cho thấy, sau khi sử dụng hóa chất xử lý hóa chất hexaconazole gây ức chế sinh trưởng, hàm lượng chất khô của giống Nhật Lord thể hiện cao hơn nghiệm thức đối chứng và cao hơn so với hai giống khoai còn lại khi bổ sung cùng nồng độ hóa chất (ngoại trừ nghiệm thức Anvil 5SC 10 mg/L). Trong khi đó, các nồng độ sử dụng hexaconazole chưa làm thay đổi hàm lượng chất khô trong thịt củ của hai giống HL491 và Malaysia.

Hàm lượng chất khô của giống HL491 dao động trong khoảng 31,2 đến 32,6% phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả về hàm lượng ẩm của thịt củ khoai lang tím thường dao động trong khoảng 70% (Nguyễn Công Tạn

ctv., 2014; Lê Thị Thanh Hiền và ctv., 2015). Độ ẩm và hàm lượng chất khô của thịt củ khoai lang cũng phụ thuộc nhiều vào giống và mùa vụ canh tác (Hoàng Kim, 1990; Ngô Xuân Mạnh, 1996), giống Nhật Lord có hàm lượng chất khô cao cũng thuận lợi cho các nghiên cứu về chọn giống khoai lang có hàm lượng chất khô cao cũng như các nghiên cứu về chế biến các sản phẩm sử dụng tinh bột khoai sau này.

Bảng 4.47: Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến tỷ lệ phần trăm hàm lượng chất khô (%) thịt củ của ba dòng/giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016

Loại hóa chất (B)

Giống (A) Trung bình

loại hóa chất HL 491 Nhật (B)

Lord Malaysia

Đối chứng 32,5bc 33,4b 32,3bc 32,7bc

Anvil 10 mg/L 32,3bc 32,6bc 31,8bc 32,2c

Anvil 15 mg/L 32,4bc 37,0a 32,6bc 34,0a

Anvil 100 mg/L 32,6bc 36,8a 32,3bc 33,9a

Hexaconazole 10 mg/L 31,6bc 37,5a 32,6bc 33,9a

Hexaconazole 15 mg/L 31,2c 36,1a 33,2b 33,5ab

Hexaconazole 100 mg/L 31,5bc 36,7a 33,3b 33,9a

Trung bình Giống (A) 32,0b 35,7a 32,6b

F Giống (A) **

F Loại hóa chất (B) **

F AxB **

CV (%) 3,07

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột hoặc một hàng thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, một số nghiệm thức bổ sung hexaconazole đã giúp cải thiện hàm lượng chất khô của giống Nhật Lord. Kết quả phù hợp với nhận định của Kavina et al. (2011) khi sử dụng difenoconazole, propiconazole hoặc hexaconazole… làm gia tăng hàm lượng chất khô cây bạc hà, mồng tơi và khoai mì so với không xử lý (Muthukumaraswamy and Panneerselvam, 1997; Gomathinayagam et al, 2007; Shanmugam et al., 2012). Theo Zhu (2002), bổ sung hexaconazole làm gia tăng hàm lượng ABA trong mô thực vật, ABA đóng vai trò quan trọng trong quá trình đóng mở khí khẩu và kích thích các gen mã hóa các enzymes và tổng hợp các protein quan trọng làm tăng khả năng chống chịu sự mất nước của tế bào điều này sẽ gia tăng hàm lượng chất khô.

4.6.3.3 Ảnh hưởng của hexaconazole đến hàm lượng tinh bột và hàm lượng đường tổng số trong thịt củ

Kết quả khảo sát hàm lượng đường tổng số cho thấy, hàm lượng đường tổng số của ba giống khoai lang tím dao động từ 71,7 đến 74,4 mg/g khối lượng tươi và giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 70,0 đến 73,6 mg/g khối lượng tươi và không có sự khác biệt giữa các giống hay giữa các nồng độ bổ sung hexaconazole qua phân tích thống kê (Bảng 4.48).

Bảng 4.48: Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến hàm lượng đường tổng số (mg/g KLCT) và hàm lượng tinh bột (mg/g KLCT) của ba dòng/giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long năm 2016

Loại hóa chất (B)

Các chỉ tiêu phẩm chất thịt củ Hàm lượng đường

tổng số

Hàm lượng tinh bột

Đối chứng 71,9 250,7

Anvil 10 mg/L 71,2 255,6

Anvil 15 mg/L 77,5 269,9

Anvil 100 mg/L 73,3 274,3

Hexaconazole 10 mg/L 70,0 265,0

Hexaconazole 15 mg/L 73,6 263,3

Hexaconazole 100 mg/L 73,6 253,7

Giống (A)

HL 491 71,7 237,2c

Nhật Lord 72,9 289,1a

Malaysia 74,4 259,1b

F Giống (A) ns **

F Loại hóa chất (B) ns ns

F AxB ns ns

CV (%) 8,24 12,0

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** : khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: không khác biệt.

Có ảnh hưởng tương tác giữa ba giống khoai lang tím và các nghiệm thức có hoặc không sử dụng hexaconazole ở các dạng hóa chất thương phẩm khác nhau đến hàm lượng đường tổng số của thịt củ khoai lang tím mới thu hoạch (Phụ Bảng 7.4). Trong đó, nghiệm thức đối chứng của giống HL491 có hàm lượng đường tổng số cao hơn so với nghiệm thức sử dụng Hexaconazole 10 và 100 mg/L; trong khi xử lý Anvil 5SC 10 mg/L và Hexaconazole 100 mg/L lại giúp gia tăng hàm lượng đường tổng số của giống Nhật Lord so với nghiệm thức đối chứng mặc dù việc xử lý hexaconazole không làm thay đổi hàm lượng đường tổng số trong thịt củ của giống Malaysia so với đối chứng.

Hàm lượng tinh bột của các nghiệm thức dao động trong khoảng 250,7- 274,3 mg/g KLCT; tuy nhiên, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt

qua phân tích thống kê (Bảng 4.48). Khi so sánh hàm lượng tinh bột giữa ba giống khoai lang tím được bố trí thí nghiệm cho thấy, giống Nhật Lord có hàm lượng tinh bột cao nhất, tiếp theo là giống Malaysia và thấp nhất là giống HL491. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc xử lý hexaconazole chưa thể hiện rõ vai trò trong việc gia tăng hàm lượng tinh bột trong thịt củ mặc dù các nghiên cứu của Kishorekumar et al. (2007) và Sridharan and Raja (2015) đã cho thấy vai trò của hexaconazole trong việc gia tăng hàm lượng tinh bột trong thịt củ khoai tây và củ cải trắng.

Hàm lượng đường trong thịt củ khoai lang khá đa dạng, thường dao động khoảng 0.38% to 5.64% và phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khô của thịt củ (Woolfe, 1992; Rose and Vasanthakaalam, 2011). Hàm lượng đường trong thịt củ khảo sát được ở thời điểm thu hoạch khoảng trên 7%. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng đường trong khoai lang chiếm khoảng 3-7%

và phụ thuộc nhiều vào giống, độ già của củ và điều kiện canh tác... (Dương Minh, 1999). Hàm lượng đường tổng số của các nghiệm thức xử lý hexaconazole có xu hướng cao hơn nhưng không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng; tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên khoai tây của Kishorekumar et al. (2007) cho thấy việc xử lý hexaconazole với nồng độ 10 mg/L đã làm giảm hàm lượng đường trên cây khoai tây so với đối chứng.

Nhìn chung, hàm lượng chất khô, đường tổng số và tinh bột có mối liên quan chặt với nhau và phụ thuộc nhiều vào giống, thời điểm thu hoạch, điều kiện khí hậu và kỹ thuật canh tác (Dương Minh, 1999; Cervantes-Flores et al., 2011). Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng tinh bột tỷ lệ thuận với hàm lượng chất khô của ba giống khoai lang, có thể sử dụng phương trình hồi quy y = 8,36x – 17,74 để dự đoán hàm lượng tinh bột dựa vào hàm lượng chất khô trong khoảng số liệu quan sát (r = 0,5; n = 63, p < 0,001). Trong ba giống khoai lang tím khảo sát, KLT Nhật Lord có hàm lượng chất khô, độ Brix và hàm lượng tinh bột luôn thể hiện ở mức cao so với hai giống còn lại.

4.6.3.4 Ảnh hưởng của hexaconazole đến hàm lượng anthocyanins và flavonoids tổng số

Kết quả Bảng 4.49 cho thấy, giống HL491 có hàm lượng anthocyanins cao nhất, đạt 0,07%, hai giống khoai lang tím nhập nội có hàm lượng anthocyanins khá thấp khoảng hơn 0,03% và màu sắc thịt củ cũng nhạt hơn so với thịt củ của giống HL491 (Hình 4.13). Khi so sánh giữa các nghiệm thức có xử lý hexaconazole đến hàm lượng anthocynins trong thịt củ của giống

HL491 cho thấy, thịt củ của các nghiệm thức sử dụng Anvil 5SC 100 mg/L và Hexaconazole nguyên chất đều giúp gia tăng hàm lượng anthocyanins trong thịt củ so với không xử lý. Tuy nhiên, đối với giống Nhật Lord và Malaysia, việc bổ sung các loại hóa chất này tuy có gia tăng hàm lượng anthocyanins nhưng không khác biệt so với đối chứng.

Bảng 4.49: Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến hàm lượng anthocyanins (%) trong thịt củ của ba dòng/giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vinh4Long, năm 2016

Loại hóa chất (B)

Giống (A) Trung

bình loại hóa chất

(B) HL 491 Nhật Lord Malaysia

Đối chứng 0,056d 0,034e-h 0,033fgh 0,041c

Anvil 10 mg/L 0,056d 0,034e-h 0,036e-h 0,042c

Anvil 15 mg/L 0,044e 0,034e-h 0,040fgh 0,039c

Anvil 100 mg/L 0,091a 0,029h 0,041f 0,053a

Hexaconazole 10 mg/L 0,067c 0,026h 0,030fgh 0,040c Hexaconazole 15 mg/L 0,081b 0,032fgh 0,035e-h 0,048ab Hexaconazole 100 mg/L 0,079b 0,029gh 0,036e-h 0,047b Trung bình Giống (A) 0,068a 0,031c 0,036b

F Giống (A) **

F Loại hóa chất (B) **

F AxB **

CV (%) 11,7

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột hoặc một hàng thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Đối với các giống khoai lang tím, hàm lượng anthocyanins đóng vai trò quan trọng quyết định màu sắc của thịt củ (Truong et al., 2012). Theo nghiên cứu của Terahara et al. (2004) và Truong et al. (2012), thịt củ khoai lang tím có chứa nhiều anthocyanins, là hợp chất màu tự nhiên có vai trò chống oxy hóa, giúp hỗ trợ chữa bệnh. Các giống khoai lang tím khác nhau có sự khác biệt về hàm lượng anthocyanins trong thịt củ và sự thay đổi hàm lượng anthocyanins có thể do sự thay đổi của các yếu tố môi trường (Oki et al., 2003; Phipott et al., 2004; Truong et al., 2012).

Hàm lượng anthocyanins khảo sát trong thịt củ khoai lang tím Nhật không chênh lệch lớn so với kết quả khảo sát về anthocyanins trong một số giống khoai lang tím tại Nhật (Montilla et al., 2011) và Bangladesh (Ahmed et al., 2011). Theo Sivakumar et al. (2009, 2010), bổ sung hexaconazole và triadimefon có khả năng làm gia tăng hàm lượng anthocyanins trong thịt củ khoai lang tím và khoai mì (Gomathinayagam et al., 2009). Theo Jaleel et al.

(2008), việc xử lý các hợp chất triazoles trên cây trồng thường làm gia tăng sự

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 134 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)