"Tính hoàn chỉnh nghĩa của văn bản thể hiện ở sự thống nhất chủ đề của nó. Chủ đề đƣợc hiểu là hạt nhân nghĩa của văn bản, nội dung cô
Trang 25 đúc và khái quát của văn bản"1. Có thể coi nội dung cô đúc, khái quát của văn bản sách giáo khoa Kỹ thuật 7 là tiêu đề văn bản. Tiêu đề văn bản chi phối nghĩa của tiêu đề các mục. Hệ thống tiêu đề của mục phải làm sáng tỏ các khía cạnh của tiêu đề văn bản. Do đó tiêu đề các mục trong văn bản phải tương ứng với nội dung văn bản.
Những văn bản mắc loại lỗi này làm mất đi tính khoa học, chặt chẽ vốn có của một văn bản khoa học. Nguyên nhân của loại lỗi này là do tư duy người viết lộn xộn. Tác giả không chú ý đến đề cương văn bản, không đặt tiêu đề bộ phận trong mối tương quan với tiêu đề văn bản.
Biểu hiện rõ nhất của loại lỗi này là tiêu đề bộ phận thiếu hoặc thừa so với tiêu đề chung. Tiêu đề bộ phận thiếu so với tiêu đề văn bản cũng có nghĩa nó chƣa làm sáng tỏ nội dung văn bản.
Ví dụ : Bài 27
SÂU BỆNH HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ I. Tác hại của sâu bệnh hại lúa
II. Các loại sâu bệnh chủ yếu hại lúa 1. Sâu hại lúa
2. Bệnh hại lúa
Nội dung tiêu đề văn bản có hai chủ thể nhƣng tiêu đề bộ phận mới có một chủ thể
"sâu bệnh hại lúa", thiếu hẳn một chủ thể "biện pháp phòng trừ", đồng thời xuất hiện phần mở bài "tác hại của sâu bệnh hại lúa".
Dựa vào tính thống nhất giữa tiêu đề bộ phận với tiêu đề chung, bài 27 có thể sắp xếp lại nội dung với hệ thống tiêu đề bộ phận nhƣ sau :
I. Tác hại của sâu bệnh hại lúa
lI. Các loại sâu hại lúa chủ yếu và biện pháp phòng trừ III. Các loại bệnh hại lúa chủ yếu và biện pháp phòng trừ
1 O.I.Moskalskaja - Ngữ pháp văn bản - Nxb Giáo dục H.1996 - Trang 27.
Trang 26 Nguyên tắc phân đoạn trên của bài 27 là dựa vào sự thay đổi của chủ thể. Tiêu đề bộ phận phù hợp với tiêu đề văn bản. Các chủ thể chính của văn bản rõ ràng cũng có nghĩa việc tiếp thu văn bản dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
Cũng trong loại lỗi này, bài 33 là một ví dụ đặc biệt GIEO ƢƠM CÂY TRỒNG I. Vai trò của vườn ươm
II. Tiêu chuẩn chọn vườn ươm III. Làm đất ở vườn ươm IV. Thời vụ và mật độ gieo hạt
Tiêu đề văn bản và tiêu đề bộ phận không tương ứng với nhau. Tiêu đề văn bản chưa làm sáng tỏ chủ thể của văn bản, nghĩa là nó không phù hợp với các tiêu đề bộ phận. Các tiêu đề bộ phận nói đến "vườn ươm" trong khi đó tiêu đề chung lại là "gieo ươm cây rừng" và như thế tiêu đề văn bản không trùng khớp với tiêu đề bộ phận.
Nhƣ vậy tiêu đề văn bản không phù hợp với sự phân đoạn văn bản. Muốn khắc phục nhƣợc điểm trên cần điều chỉnh lại tiêu đề văn bản. Cách sửa nhƣ sau :
VƯỜN ƯƠM CÂY RỪNG I. Vai trò của vườn ươm
II. Tiêu chuẩn chọn vườn ươm III. Làm đất ở vườn ươm IV. Gieo hạt ở vườn ươm
Lỗi của bài 33 cho thấy người biên soạn không quan tâm đến tính thống nhất, tính hoàn chỉnh nghĩa của văn bản. Sự bất hợp lý của cấu trúc văn bản phản ánh sự bất hợp lý trong tƣ duy. Văn bản 33 cho thấy rõ ràng tiêu đề văn bản và các tiêu đề bộ phận của văn bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phối nhau để cùng hướng tới mục đích : đảm bảo tính hoàn chỉnh, tính lôgic của văn bản khoa học.
Trang 27 Cách chữa nhƣ đã nêu của bài 33 sẽ giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa tiêu đề văn bản và tiêu đề bộ phận. Nội dung cô đúc, khái quát ở tiêu đề văn bản đƣợc thể hiện cụ thể ở tiêu đề bộ phận. Cấu trúc văn bản trở nên rõ ràng, nhờ đó các ý chính của văn bản cũng thể hiện rành mạch. Nguyên tắc phân đoạn ở đây là dựa vào sự thay đổi của chủ thể.
Tiêu đề bộ phận cổ chỗ thừa so với nội dung văn bản cũng là vấn đề cần xem xét trong loại lỗi này.
Ví dụ: Bài mở đầu
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA
I. Vai trò của ngành trồng trọt II. Nhiệm vụ của ngành trồng trọt
III. Nhiệm vụ của học sinh trong sự nghiệp phát triển ngành trồng trọt ở nước ta.
Mục III không có trong tiêu đề văn bản. Ngay cả phần ghi nhớ và phần câu hỏi cũng không nhắc đến nội dung này. Nhƣ vậy, có thể coi mục III không phải là kiến thức chính, bắt buộc học sinh phải nắm. Nếu mục III là kiến thức phụ thì cần in bằng kiểu chữ khác để phân biệt với kiến thức chính của văn bản, hoặc phải đưa vào mục lưu ý cuối bài hay cho vào phần bài đọc thêm. Được như vậy, cấu trúc phân đoạn của văn bản hợp lý hơn. Nó sẽ giúp người dạy tập trung thời gian để truyền đạt những kiến thức chính của bài.
Nếu người biên soạn coi mục III là kiến thức chính của văn bản thì tiêu đề văn bản phải thay đổi sao cho người đọc thấy được ý định của mình. Tiếp theo, phần ghi nhớ và phần câu hỏi phải đƣợc bổ sung kiến thức của mục III. Đạt đƣợc điều đó, văn bản mới có cấu trúc phân đoạn khoa học, chặt chẽ.
Bài 1
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG TRỌT I. Định nghĩa đất trồng,
II. Thành phần, tỉ lệ các chất của đất trồng
1. Đất trồng trọt gồm có các chất lỏng, chất khí và chất rắn
Trang 28 a. Chất lỏng : ...
Chiếm khoảng 25% ...
b. Các chất khí:
Chiếm khoảng 25% ...
c. Các chất rắn :
- Chất vô cơ : ... chiếm khoảng 45%
- Các chất hữu cơ : 5% ...
... Tất cả những dạng hữu cơ đó sau khi bị phân hủy chuyển thành một hợp chất đặc biệt, màu đen và có đặc điểm của chất keo đó là chất mùn của đất.
Không khí
25% Vô cơ
Nước 45%
25%
Hữu cơ 9%
2. Chất mùn và vai trò của nó trong đất...
III. Thành phần cơ giới của đất trồng...
Ở văn bản 1, chúng tôi chú ý đến các tiểu mục trong mục II. Hình vẽ tỉ lệ thành phần các chất trong đất chỉ rõ có 3 chất : chất lỏng, chất khí, chất rắn (vô vơ và hữu cơ). Nội dung mục II cũng phải trình bày về ba chất đó. Tiểu mục 2 "chất mùn và vai trò của nó trong đất"
có mặt trong mục II là không hợp lý "chất mùn" không thể là một tiểu mục ngang hàng với
"các chất lỏng, chất khí, chất rắn". Vì chất mùn không có trong hình vẽ, không đƣợc lƣợng hóa trong tỉ lệ các chất của đất trồng. Đoạn cuối của tiểu mục (c) cho biết : chất mùn là một dạng tổng hợp các chất hữu cơ trong đất. Dựa vào những căn cứ trên, chúng tôi thấy "chất mùn" phải thuộc "chất hữu cơ" tức là "chất rắn". Do đó, tiểu mục 2 "chất mùn..." là thừa trong mục II. Tiểu mục này không có thì tiểu mục 1 "đất trồng trọt gồm có các chất lỏng, chất khí, chất rắn" cũng không thể tồn tại, chỉ còn ba tiểu mục nói về ba chất là hợp lý.
Trang 29 Để kiểm tra khả năng đọc hiểu của học sinh đối với văn bản đƣợc coi là mắc lỗi, chúng tôi photo nguyên trạng văn bản 1, phát cho học sinh. Sau đó, yêu cầu các em đọc văn bản và trả lời câu hỏi : "Hãy nêu rõ thành phần các chất của đất trồng ?". Trong số 28 học sinh lớp 7 dự kiểm tra có :
10 em trả lời đúng "Thành phần của đất trồng gồm 3 chất : chất lỏng, chất khí, chất rắn".
18 em trả lời sai "Thành phần của đất trồng gồm 4 chất : chất lỏng, chất khí, chất rắn, chất mùn".
Kết quả kiểm tra trên góp phần khẳng định : sự phân đoạn văn bản 1 không hợp lý, ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ tiếp thu văn bản của học sinh.
Có thể sửa lại riêng các tiểu mục trong mục II nhƣ sau : I. Định nghĩa đất trồng
II. Thành phần, tỉ lệ các chất của đất trồng 1. Chất lỏng
2. Các chất khí 3. Các chất rắn
Tóm lại các tiêu đề bộ phận không tương ứng với tiêu đề văn bản sẽ làm cho văn bản thiếu chặt chẽ. Cấu trúc phân đoạn của văn bản lỏng lẻo thì ý nghĩa của văn bản cũng khó đạt đƣợc sự minh bạch, rõ ràng. Tiêu đề bộ phận thiếu so với nội dung văn bản thì phải bổ sung cho hợp lý, nếu thừa thì phải điều chỉnh lại, cần thiết thì lƣợc bỏ cho phù hợp với từng nội dung văn bản cụ thể.