Trong phần cơ sở lý luận, chúng tôi đã đề cập đến phần hỗ trợ (phần ghi nhớ câu hỏi) của từng văn bản giáo khoa kỹ thuật 7. Phần này cũng cần đƣợc phân tích đánh giá. Vì nó cũng phải góp phần làm sáng tỏ chủ đề văn bản. Trong lời nói đầu cuốn sách, người biên soạn đã nêu rõ vai trò của phần hỗ trợ: ghi nhớ "tóm tắt những kiến thức chính, bắt buộc các em phải nắm thật chắc", "câu hỏi giúp các em củng cố kiến thức". Nhƣ vậy, ghi nhớ và câu hỏi phải trùng khớp với nội dung văn bản (về những kiến thức chính). Thiếu sự trùng khớp ấy có nghĩa phần hỗ trợ không thực hiện tốt vai trò của mình.
Nếu câu hỏi, ghi nhớ thiếu kiến thức cơ bản của văn bản thì phải bổ sung, còn nếu phần ghi nhớ, câu hỏi có những kiến thức ngoài văn bản thì phải xem xét lại. Trường hợp ghi nhớ câu hỏi không có lƣợng kiến thức của văn bản thì có thể văn bản có phần phụ. Nếu vậy phải biên soạn sao cho người đọc thấy nó là phần phụ.
Tìm hiểu phần hỗ trợ của văn bản giáo khoa kỹ thuật 7, chúng tôi thấy chủ yếu là phần ghi nhớ, câu hỏi thiếu kiến thức chính của văn bản.
Trang 68 Bài 8 : THỜI VỤ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI GIEO TRỒNG
I. THỜI VỤ GIEO TRỒNG
1. Ý nghĩa của việc gieo trồng đúng thời vụ ...
2. Xác định thời vụ gieo trồng ...
3. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta ...
II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHỦ YẾU TRƯỚC KHI GIEO TRỒNG 1. Chuẩn bị hạt giống
...
2. Chuẩn bị đất
Ghi nhớ + Gieo trồng đúng thời vụ chẳng những tạo điều kiện tốt để cây trồng sinh trưởng phát triển, mà còn tránh được những thời điểm sâu bệnh phá hại mạnh và thời tiết khắc nghiệt, tạo diều kiện thuận lợi cho vụ tiếp sau.
+ Hạt giống trước khi gieo cần : Kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định - xử lý hạt bằng nhiều phương pháp khác nhau : nước nóng 54°, thuốc hóa học... Tuyệt đối không đưa những hạt giống kém phẩm chất vào sản xuất.
Câu hỏi 1. Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ. Dựa vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng cho từng loại cây.
2. Hãy nêu thời vụ gieo trồng của những cây trồng mà em biết ở địa phương.
3. Cần phải làm gì với hạt giống trước khi gieo trồng ? Ở địa phương và gia đình em có thực hiện nhƣ vậy không ? Cho một ví dụ cụ thể.
Trang 69 4. Hãy trình bày những công việc chuẩn bị đất cho một cây trồng cụ thể ở địa phương mà em biết.
Đối chiếu phần câu hỏi với văn bản, chúng tôi thấy các câu hỏi đã đảm bảo đủ kiến thức của văn bản. Có thể coi phần câu hỏi được biên soạn tốt, tương ứng với văn bản. Riêng phần ghi nhớ, người viết chỉ tóm lược hai ý: ý nghĩa của việc gieo trồng đúng thời vụ; chuẩn bị hạt giống trước khi gieo trồng. Nếu coi hai ý được tóm tắt là những ý chính của văn bản thì chƣa đủ. Cứ coi hai tiểu mục 1 và 2 trong mục 1 là những kiến thức không bắt buộc học sinh phải ghi nhớ. Nhƣng tiểu mục 2 "chuẩn bị đất" thì không thể coi là kiến thức phụ. Chỉ có hai công việc chủ yếu cần chuẩn bị trước khi gieo trồng, thì không thể một công việc là chính và một công việc là phụ. Vì vậy, có thể kết luận rằng phần ghi nhớ chƣa tóm tắt đủ những kiến thức chính của văn bản.
Bài 14 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠBẢN VỀ SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG I. TÁC HẠI CỦA SÂU BỆNH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
lI. SÂU HẠI CÂY TRỒNG 1. Đặc điểm vòng đời của sâu
a. Biến thái hoàn toàn b. Biến thái không hoàn toàn
2. Triệu chứng gây hại của sâu 3. Một số loài sâu thường gặp III. BỆNH HẠI CÂY
1. Những nguyên nhân nào gây bệnh cho cây trồng 2. Những biểu hiện bên ngoài của cây trồng khi bị bệnh.
3. Một số bệnh cây thường gặp
Trang 70 + Đặc điểm vòng đời của sâu : có hai loại biến thái.
- Biến thái hoàn toàn : Trứng - sâu non -nhộng - sâu trưởng thành.
- Biến thái không hoàn toàn : Trứng - sâu non - sâu trưởng thành.
Sâu trưởng thành làm nhiệm vụ sinh sản. Sâu non phá hại cây trồng mạnh nhất.
+ Cây bị bệnh là do :
- Các sinh vật gây bệnh như nấm., vi khuẩn, vi rút. Loại này gây bệnh truyền nhiễm, rất nguy hiểm cho cây.
- Các điều kiện sống không phù hợp như : thời tiết, khí hậu, đất, kỹ thuật canh tác...
Loại này gây bệnh không truyền nhiễm (bệnh sinh lý).
1. Em hãy trình bày những tác hại của sâu, bệnh gây ra cho cây trổng. Lấy dẫn chứng thực tiễn ở địa phương để minh họa.
2. Những biểu hiện (triệu chứng) gây hại của sâu trên cây trổng nhƣ thế nào ? Lấy ví dụ cụ thể minh họa.
3. Cây bị bệnh có những biểu hiện gì ? Cho ví dụ.
Đối chiếu nội dung văn bản với phần ghi nhớ và phần câu hỏi, dễ dàng nhận thấy những kiến thức trong phần ghi nhớ và phần câu hỏi hoàn toàn không trùng khớp nhau. Nếu coi nội dung các câu hỏi là những ý chính của bài, cần thiết, phù hợp với học sinh thì nội dung phần ghi nhớ là không cần thiết, là kiến thức phụ. Ngƣợc lại, nếu ghi nhớ hoàn toàn là các ý chính thì câu hỏi hoàn toàn là những ý phụ.
Tuy nhiên, phân tích kỹ nội dung các câu hỏi, chúng tôi thấy : một văn bản với nội dung chính là "một số khái niệm cơ bản về sâu bệnh hại cây trồng "thì nhất thiết phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng, đồng thời phải giúp các em nắm
Trang 71 đƣợc triệu chứng của sâu bệnh trên cây trồng. Đó là những kiến thức cơ bản của bài, và cũng là những kiến thức cần thiết để học sinh có thể thực hành đƣợc.
Nội dung phần ghi nhớ là những kiến thức thiên về khoa học chuyên sâu, học sinh lớp 7 chỉ cần biết chứ không thể bắt buộc các em phải nắm thật chắc. So với tiêu đề và nội dung, phần ghi nhớ không thể coi là đạt : cái cần thì không có, mà cái có thì không thật cần đƣợc biên soạn tốt, tương ứng với những kiến thức chính của bài. Phần ghi nhớ đi lệch trọng tâm văn bản, không thể hiện đƣợc vai trò của nó trong việc làm sáng tỏ chủ đề văn bản.
Bài 31 : CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG I. TÌNH HÌNH RỪNG NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Số lƣợng và chất lƣợng 2. Nguyên nhân
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG VIỆC BẢO VỆ RỪNG III. PHÁP LỆNH BẢO VỆ RỪNG
- Diện tích rừng nước ta rất lớn (khoảng 15 triệu ha) nhưng cho đến nay diện tích đó đã bị thu hẹp nhiều, chỉ còn 8,5 triệu ha. Trữ lượng gỗ rừng còn lại cũng rất thấp.
- Nguyên nhân diện tích rừng bị giảm đi có nhiều như do chiến tranh tàn phá, do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch, nạn phá rừng làm mương rẫy còn phổ biến, tệ đốt rừng chưa được ngăn chặn.
- Để bảo vệ rừng, Nhà nước đã ban hành pháp kênh bảo vệ rừng nhằm hạn chế, đi đến chấm dứt nạm phá rừng bừa bãi. Mọi cá nhân hay tập thể làm nghề rừng đều phải chấp hành triệt để luật lệ bảo vệ rừng.
1. Số lượng và chất lượng rừng nước ta hiện nay thế nào ?
Trang 72 2. Nguyên nhân nào làm cho rừng ở nước ta bị tàn phá và suy giảm ? Liên hệ với tình hình phá rừng ở địa phương em.
3. Em hãy nêu ý nghĩa của pháp lệnh bảo vệ rừng.
4. Tại sao mỗi người dân phải có nghĩa vụ bảo vệ rừng ?
Phần ghi nhớ và phần câu hỏi của bài 31 đều không nhắc đến mục II “tầm quan trọng của công việc bảo vệ rừng”. Trong khi đó sách giáo viên lại nêu yêu cầu của bài giảng nhƣ sau :
CÔNG TÁC QUẢN LÝ BÀO VỆ RỪNG (1 tiết) I. Bài giảng cần đạt các yêu cầu sau :
- Rừng nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Những nguyên nhân cơ bản làm cho rừng nước ta suy giảm.
- Tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Nội dung pháp lệnh bảo vệ rừng.
Hệ thống tiêu đề các mục của bài 31 cũng chỉ rõ tính nhất quán, logic của văn bản khoa học : Đứng trước thực trạng rừng nước ta (số lượng và chất lượng giảm sút) cùng với nguyên nhân của nó, phải chỉ rõ “tầm quan trọng của công việc bảo vệ rừng” để giáo dục ý thức chấp hành “pháp lệnh bảo vệ rừng”. Ba mục của bài (I, II, III) có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể coi mục I, III, là chính còn mục II là phụ. Đối với học sinh lớp 7, các em lại cần phải hiểu “tầm quan trọng của công việc bảo vệ rừng” để bản thân có ý thức, có trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng.
Những căn cứ trên cho thấy phần ghi nhớ và phần câu hỏi của bài 31 phản ánh chƣa đủ kiến thức chính của bài.
Xem xét tiếp phần câu hỏi, câu số 4 “tại sao mỗi người dân phải có nghĩa vụ bảo vệ rừng ?” nằm ngoài nội dung văn bản. Để giúp học
Trang 73 sinh trả lời câu hỏi này, giáo viên phải gợi ý. Có thể coi đây là câu hỏi nâng cao (giành cho học sinh khá giỏi) ? Vậy phải tính đến trình độ học sinh lớn 7.
Bài 35 : TRỒNG CÂY GÂY RỪNG I. CÁCH TRỔNG RỪNG.
II. LÀM ĐẤT TRỒNG CÂY GÂY RỪNG 1.Thu dọn cây hoang dại.
2.Làm đất.
III. THỜI VỤ VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG CÂY GÂY RỪNG : 1.Thời vụ trồng .
2.Mật độ trồng.
IV. KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG BẰNG CÂY CON : 1.Tiêu chuẩn cây con
2.Bứng cây.
3.Trồng cây
Dựa vào đặc tính sinh vật học của cây, vào mục đích trồng và hoàn cảnh của môi trường mà ta quyết định trồng bằng cây con hay trồng thẳng bằng hạt. Thời vụ trồng thường vào vụ xuân và vụ thu, một số loại cây trồng vào mùa hè.
Trước khi trồng cây con, phải chuẩn bị đất tốt, đất trồng có thể làm theo hốc, theo băng hoặc toàn diện.
1.Nêu ý nghĩa và cách thức phát dọn cày hoang dại nơi trồng rừng.
2.Hãy nêu cách thức làm đất để trồng cây gây rừng.
3.Cho biết kỹ thuật trồng rừng bằng cây con.
Trang 74 Sách giáo viên nêu yêu cầu của bài học :
TRỒNG CÂY GÂY RỪNG (1 tiết)
I. Làm cho học sinh nắm đƣợc một số khâu kỹ thuật chủ yếu trong trồng cây rừng, đặc biệt là kỹ thuật trồng rừng bằng cây con qua gieo ƣơm.
Đánh giá phần hỗ trợ của bài 35, chúng tôi thấy phần câu hỏi tương ứng với văn bản, đúng với yêu cầu bài học. Phần ghi nhớ chƣa tóm tắt đủ kiến thức chính của bài (thiếu hai ý chính tương ứng với câu hỏi số 1, số 3).
Qua phân tích phần ghi nhớ, câu hỏi trong mối quan hệ với nội dung chính của văn bản, chúng tôi thấy lỗi chủ yếu thuộc về phần ghi nhớ : chƣa tóm tắt đủ nội dung chính của văn bản, hoặc chỉ tóm tắt những ý phụ. Những ví dụ đã phân tích ở trên cho thấy phần ghi nhớ chƣa phát huy đƣợc tác dụng phục vụ văn bản. Cá biệt có những phần ghi nhớ hoàn toàn thừa, không xứng đáng là điểm tựa cho học sinh tra lời các câu hỏi. Điều đó cho thấy trong quá trình biên soạn văn bản, người viết đã chủ quan coi nhẹ vai trò của phần ghi nhớ, và có thể ở một vài văn bản, người biên soạn chưa nắm vững những kiến thức cơ bản. Tác giả đã vô hình làm cho phần ghi nhớ trong các văn bản cụ thể không xứng đáng với vai trò chung của nó - Phần tóm tắt những kiến thức chính, bắt buộc học sinh phải nắm thật chắc.
Cũng nói về phần hỗ trợ, chúng tôi đề cập thêm về những văn bản có phần kiến thức không đƣợc thể hiện trong phần ghi nhớ và phần câu hỏi.
Ví dụ : Bài mở đầu
VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT II. NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT
Trang 75 III. NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở NƯỚC TA
+ Trồng trọt là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho đi sống con người - Là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và dược phẩm, hàng xuất khẩu có giá trị của nước ta.
+ Nhiệm vụ ngành trồng trọt nước ta hiện nay : sản xuất lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có dự trữ, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm - phát triển mạnh cây làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, cây thức ăn gia súc, cây xuất khẩu.
1. Em hãy trình bày vai trò của ngành Trồng trọt trong đời sống và trong nền kinh tế ở nước ta. Lấy ví dụ ở địa phương.
2. Ngành trồng trọt nước ta có những nhiệm vụ gì ? Nhiệm vụ của sản xuất trồng trọt ở hợp tác xã (tập đoàn sản xuất) quê em?
Cả phần ghi nhớ và phần câu hỏi đều không nêu nội dung kiến thức của mục III. Đối chiếu với tiêu đề văn bản, mục III không nằm trong nội dung thông báo của văn bản, cũng có nghĩa đó là mục phụ. Nếu thực sự là phần phụ thì người đọc sẽ ít quan tâm, người dạy sẽ giảng lướt. Do vậy, về cấu trúc văn bản, đặt mục III tương đương với mục I và II là không ổn.
Cần đƣa mục III vào mục khác : bài đọc thêm hoặc phần liên hệ.
Bài 7: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG I. SẢN XUẤT HẠT GIỐNG
1.Ruộng để giống 2.Chọn cây để giống
3.Thu hoạch giống, chọn hạt để giống.
Trang 76 4. Phơi khô quạt sạch hạt giống trước khi nhập kho bảo quản
II. NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG GIÂM CÀNH III. BẢO QUẢN HẠT GIỐNG
1. Nguyên nhân làm giảm phẩm chất hạt giống.
2. Những điều cần chú ý khi bảo quản hạt giống.
+ Để sản xuất hạt giống, trước hết phải chọn ruộng đất tốt chủ động nước và làm đất kỹ. Trong ruộng giống, chọn những cây to khỏe, cho năng suất phẩm chất cao, không bị sâu bệnh. Thu hoạch đúng lúc và chọn hạt tốt theo tiêu chuẩn quy định. Nói chung ruộng giống phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, tạo điều kiện cho hạt giống tốt nhất.
+ Hạt giống khi bảo quản cần theo dõi sự xâm nhập của nấm mốc, mối mọt, theo dõi độ ẩm và nhiệt độ để kịp thời có biện pháp phóng chống, điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lượng hạt tốt.
1. Muốn có hạt giống tốt, cần phải làm gì trong quá trình sản xuất hạt giống.
2.Vì sao hạt giống giảm phẩm chất trong quá trình bảo quản? Phải làm gì để có thể bảo quản tốt hạt giống.
3.Em hãy tìm hiểu và trình bày những kinh nghiệm của nhân dân địa phương trong việc bảo quản hạt giống.
Phần ghi nhớ và phần câu hỏi đồng nhất, cùng lặp lại kiến thức của mục I "sản xuất hạt giống" và mục III "bảo quản hạt giống". Riêng mục II "nhân giống vô tính bằng giâm cành" có thể coi là kiện thức phụ của văn bản. Nếu là kiến thức phụ thì cần đƣa vào phần đọc thêm. (Sách kỹ thuật 7 cũng có 3 bài đọc thêm). Tuy nhiên, "phương pháp nhân giống vô tính" lại là phương pháp học sinh có thể thực hành bài số 10
Trang 77 tiếp theo là bài thực hành "ghép cây") còn phương pháp "sản xuất hạt giống" các em không thể thực hành được. Vì vậy "phương pháp nhân giống vô tính" không có căn cứ để coi là phương pháp phụ. Một khi không phải là kiến thức phụ thì mục II "nhân giống vô tính bằng giâm cành" phải đƣợc trình bày trong phần ghi nhớ, câu hỏi.
Trang 78
CHƯƠNG BỐN: TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ