Giữa các tiêu đề bộ phận không tương ứng nhau

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông (Trang 30 - 35)

Các tiêu đề bộ phận trong văn bản phải tương ứng nhau, phải nhất quán trong cách dùng thuật ngữ. Nhìn chung, mỗi tiêu đề bộ phận phản ánh một phần nội dung của tiêu đề chung. Tiêu đề bộ phận có thể ở

Trang 30 dạng khái quát hay cụ thể. Điều quan trọng là chúng phải tương ứng với nhau và được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý.

Bài 23

KỸ THUẬT LÀM MẠ I. Ý nghĩa và yêu cầu của việc làm mạ

1.Công việc làm mạ có ý nghĩa nhiều mặt trong nghề trồng lúa 2.Yêu cầu của kỹ thuật làm mạ

II. Phương pháp làm mạ ruộng

1. Chuẩn bị hạt giống trước khi ngâm ủ 2. Ngâm ủ hạt giống lúa

3. Chuẩn bị đất gieo mạ 4. Gieo mạ và chăm sóc mạ

a. Đảm bảo gieo mạ đúng thời vụ b. Gieo đều và đúng mật độ c. Chăm sóc mạ

Trong mục I, tiểu mục 1 và 2 không chặt chẽ trong cách dùng câu. chữ. Đó là cách đặt tiêu đề dễ dãi, tùy tiện. Tiêu đề của mục cho thấy có hai vấn đề chung; ý nghĩa và yêu cầu của việc làm mạ. Do đó, hai tiểu mục 1 và 2 phải làm sáng tỏ 2 ý chung đó.

Ở tiêu đề mục II, có thể không nên dùng từ "phương pháp" vì nó không tương ứng với tiêu đề văn bản : "Kỹ thuật làm mạ". Trong mục II có 4 tiểu mục, tiêu đề các tiểu mục cho thấy có ba vấn đề về kỹ thuật làm mạ :

- Chuẩn bị hạt giống - Chuẩn bị đất gieo mạ - Gieo mạ và chăm sóc mạ

Nhƣ vậy, chỉ cần nêu ba tiểu mục là hợp lý, tiểu mục 1 và 2 cần gộp lại.

Tương tự trong tiểu mục 4, tiêu đề của tiểu mục cho thấy có hai công việc "gieo mạ và chăm sóc mạ". Nội dung tiểu mục lại có 3 ý (a, b,

Trang 31 c). Nhƣ vậy là không hợp lý. Ý (a) và ý (b) cùng nói về "gieo mạ" phải nhập lại thành 1 ý.

Cách chữa bài 23 nhƣ sau :

Bài 23 KỸ THUẬT LÀM MẠ

I. Ý nghĩa và yêu cầu của việc làm mạ 1. Ý nghĩa của việc làm mạ

2. Yêu cầu của việc làm mạ II. Kỹ thuật làm mạ

1. Chuẩn bị hạt giống a. Trước khi ngâm ủ b. Khi ngâm ủ 2. Chuẩn bị đất gieo mạ 3. Gieo mạ và chăm sóc mạ

a. Gieo mạ

- Đảm bảo gieo đúng thời vụ - Gieo đều và đúng mật độ b. Chăm sóc mạ

Cách chữa nhƣ trên làm cho hệ thống tiêu đề ở từng cấp độ phản ánh đúng hơn cấu trúc lôgic của nội dung văn bản.

Bài 24

KỸ THUẬT LÀM ĐẤT TRỒNG LÚA I. Đặc điểm đất trồng lúa

II. Kỹ thuật làm đất trồng lúa 1. Yêu cầu đối với đất lúa

2. Kỹ thuật làm ải, làm dầm đất trồng lúa 3. Thau chua, rửa mặn, xổ phèn

Lỗi của bài 24 cũng giống như lỗi của các bài đã phân tích ở trên. Người viết không chú ý đến tính tương ứng của các tiêu đề bộ phận, tùy tiện trong cách đặt tiêu đề (tiểu mục 2, xuất hiện từ "kỹ thuật", đến tiểu mục 3 từ này biến mất. Mặc dù cả hai tiểu mục đều nói về các kỹ thuật cụ thể của việc làm đất).

Trang 32 Về thứ tự sắp xếp các tiêu đề bộ phận cũng không hợp lý. Xuất hiện hai tiêu đề bộ phận không tương ứng với tiêu đề văn bản (mục I, tiểu mục 1 trong mục II) có thể coi 2 tiêu đề bộ phận đó là phần mở bài. Cần điều chỉnh lại thứ tự các tiêu đề bộ phận trong bài 24 nhƣ sau :

KỸ THUẬT LÀM ĐẤT TRỒNG LÚA I. Đặc điểm đất trồng lúa

II. Yêu cầu đối với đất lúa III. Các biện pháp kỹ thuật 1. Làm ải, làm dầm

2. Thau chua, rửa mặn, xổ phèn

Nguyên tắc phân đoạn nhƣ trên dựa vào sự thay đổi của chủ thể. Các tiêu đề bộ phận tương ứng nhau và được sắp xếp hợp lý, giúp người đọc tiếp thu văn bản dễ dàng hơn.

Tương tự bài 29

THU HOẠCH CHỌN GIỐNG VÀ BẢO QUẢN I. Thu hoạch lúa - chọn giống cho vụ sau

1. Thu hoạch 2. Chọn giữ giống

3. Phương pháp thu hoạch II. Bảo quản lúa

1. Phơi, sấy hạt lúa 2. Bảo quản hạt lúa

Tiêu đề mục I nêu ra hai vấn đề : thu hoạch và chọn giống lúa, nhƣng tiêu đề tiểu mục lại có 3 ý, 3 ý đó lại sắp xếp rất lộn xộn. Tiểu mục 1 và 3 cùng nói về thu hoạch, lại bị đặt cách xa nhau. Cấu trúc nhƣ vậy là bất hợp lý. Kiến thức trở nên rời rạc, khó tiếp thu. Trong mục II chỉ có thể có hai tiểu mục tương ứng với hai vấn đề đã nêu.

Các tiêu đề của bài 29 có thể chữa lại nhƣ sau :

Trang 33 THU HOẠCH CHỌN GIỐNG VÀ BẢO QUẢN

I. Thu hoạch và chọn giống lúa 1.Thu hoạch

a. Thời điểm thu hoạch b. Phương pháp thu hoạch 2.Chọn giữ giống

II. Bảo quản lúa

1.Phơi, sấy hạt lúa 2.Bảo quản hạt lúa

Nguyên tắc phân đoạn nhƣ trên dựa vào sự thay đổi của chủ thể.

Giữa các tiêu đề bộ phận không chỉ tương ứng nhau mà còn phải thống nhất trong cách dùng thuật ngữ khoa học. Đó cũng là một biểu hiện của tính khoa học của văn bản khoa học.

Bài 7

SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG I. Sản xuất hạt giống

II. Nhân giống vô tính bằng giâm cành III. Bảo quản hạt giống

Tiêu đề bộ phận I và II không thống nhất về thuật ngữ. Nếu đƣa thuật ngữ "nhân giống vô tính" thì phải có thuật ngữ tương ứng là "nhân giống hữu tính". Nếu giữ nguyên tiêu đề "sản xuất hạt giống" thì cũng phải có tiêu đề tương ứng với nó "sản xuất cây con giống".

Chúng tôi thấy thống nhất cách dùng thuật ngữ khoa học trong một văn bản khoa học là yêu cầu bắt buộc. Dù muốn hay không, người biên soạn cũng phải tuân thủ một cách nghiêm túc, không đƣợc tự cho mình cái quyền sử dụng thuật ngữ khoa học một cách tùy tiện. Tính thống nhất của văn bản khoa học sách giáo khoa cũng chính là nhất quán trong cách dùng thuật ngữ.

Ở văn bản này còn có sự lộn xộn trong việc sắp xếp các nội dung. Mục III "bảo quản hạt giống" đứng ở vị trí đó không phù hợp. Nó phải

Trang 34 đi liền với mục I "sản xuất hạt giống", vì nội dung của nó cũng nói về hạt giống.

Tiêu đề bộ phận của bài 7 có thể có hai cách chữa : Cách 1 :

I. Nhân giống hữu tính bằng hạt giống 1. Qui trình nhân giống

2. Bảo quản hạt giống

II. Nhân giống vô tính bằng giâm cành Cách 2 :

I. Sản xuất hạt giống

1. Qui trình sản xuất hạt giống 2. Bảo quản hạt giống

II. Sản xuất cây con giống

Để đảm bảo tính khoa học, logic của văn bản khoa học, hệ thống các tiêu đề bộ phận trong văn bản cần phải sắp xếp theo một trật tự hợp lý. Nếu tiêu đề bộ phận có nhiệm vụ làm sáng tỏ các khía cạnh của tiêu đề văn bản thì tiêu đề của các tiểu mục cũng có nhiệm vụ làm sáng tỏ các ý của mục. Do vậy, hệ thống các tiêu đề bộ phận cũng cần phải sắp xếp khoa học thì mới có thể làm tốt vai trò của mình. Nguyên tắc phân đoạn ở trên là dựa vào sự thay đổi của chủ thể.

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)