Loại lỗi 2 – tách đoạn tùy tiện

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông (Trang 54 - 61)

Do người viết chưa xác định rõ các ý cần thông báo trong mục, tiểu mục cho nên ranh giới giữa các ý không rõ ràng, có khi trở nên rời rạc người đọc khó tiếp thu. Vấn đề đặt ra ở đây là phải xác định lại ranh giới giữa các ý, đƣa những đoạn bị tách ra tùy tiện trở về đúng vị trí của nó.

Trang 54 Bài 29 : THU HOẠCH CHỌN GIỐNG VÀ BẢO QUẢN :

I. THU HOẠCH LÚC - CHỌN GIỐNG CHO VỤ SAU :

Đ1 Các giống lúa khác nhau, trồng trong các vụ lúa khác nhau, nhƣng đều có một điểm chung là sau khi lúa trổ khoảng một tháng (từ 28 - 35 ngày), lúa chín, có thể thu hoạch đƣợc. Gặt sớm năng suất phẩm chất kém (vì lúa chƣa chín kỹ), gặt muộn, hạt rụng nhiều vì chín qua, cũng giảm năng suất.

Đ2 Thời điểm gặt lúa tốt nhất phụ thuộc độ chín của hạt và thời tiết lúc thu hoạch. Nên thu hoạch khi lúa có 80% số hạt trên bông đã chín vàng và thực hiện vào những ngày tạnh ráo.

Đ3 Cần đảm bảo thu hoạch lúa nhanh gọn, không rơi vãi. Nhất là những vụ lúa thu hoạch vào mùa mưa bão., càng phải khẩn trương, đề tránh ngập nước, hạt lúa dễ nảy mầm.

Gặt nhanh, còn tạo điều kiện giải phóng đất sớm cho vụ sau.

Đ4 Tuy gặt nhanh, nhƣng phải gọn, gặt ruộng nào hết ruộng ấy. Gặt đến đâu rơm rạ và thóc phải phơi khô ngay tới đó. Bởi vậy công việc thu hoạch lúa cần phải đƣợc tổ chức chặt chẽ ngay từ đầu.

Đ1 Đ2: Đều nói thời điểm gặt lúa:

- Không sớm, không muộn

- Tốt nhất lúc hạt chín, thời tiết tốt Đ3: Yêu cầu thu hoạch khẩn trương

Đ4: Yêu cầu thu hoạch dứt điểm

Đ1 Đ2 không cần phải tách vì chúng cùng chủ đề "thời điểm gặt". Hai đoạn này là một cấp độ.

Đ3 Đ4 cũng chủ đề "Yêu cầu thu hoạch", chúng cùng một cấp độ.

Nếu nhập đoạn 2 vào đoạn 1, mục I còn 3 đoạn, với hai cấp độ. Nguyên tắc phân đoạn ở mục I là dựa vào sự cân xứng về độ dài.

Trang 55 Bài 18 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LUÂN CANH TĂNG VỤ :

I. LUÂN CANH, TĂNG VỤ : 1. Luân canh :

Luân canh là sự luân phiên cây trồng theo không gian và thời gian, nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và xã hội hiện có, trên cơ sở kỹ thuật nông nghiệp nhất định.

Luân canh có hai loại: luân canh thời gian, luân canh không gian: Ở Việt Nam hiện nay, khi nói luân canh là ý nói luân canh theo thời gian. Vậy luân canh thời gian là sự thay đổi cây trồng theo từng thời gian hay mùa vụ trên một mảnh đất. Ví dụ: Nói luân canh ngô - lúa - thuốc lá, có nghĩa là trồng ngô ở vụ xuân hè, trồng lúa ở vụ mùa, sau khi gặt lúa sẽ trồng thuốc lá ở vụ đông xuân.

2. Tăng vụ :

Đ1Tăng vụ là tăng số lần gieo trồng trên một diện tích đất trong năm khái niệm tăng vụ thường áp dụng đối với những cây trồng ngắn ngày. Ví dụ : trước kia ở nước ta, nhiều vùng mỗi năm chỉ cấy 1 vụ lúa. Ngày nay do giải quyết đƣợc thủy lợi nên đã trồng 2 vụ lúa hoặc 1 lúa 1 màu (cây hoa màu). Nhƣ vậy là đã tăng số lần gieo trồng từ 1 đến 2 lần trong năm. Nói cách khác là diện tích canh tác đã đƣợc quay vòng 2 lần.

Đ2 Ví dụ : trên 1 ha đất tự nhiên, nếu trồng 2 vụ lúa 1 năm thì diện tích gieo trồng trong năm là 2 ha.

Đ3 Người ta còn gọi đây là hệ số tăng vụ. Theo ví dụ trên, hệ số tăng vụ ở đây cũng là 2.

Ở loại lỗi 2 này, chúng tôi chú ý nhiều đến tiểu mục 2 "tăng vụ". Lỗi nhập đoạn tùy tiện đã phân tích ở phần 2. Tiểu mục 2 gồm 3 đoạn :

Đ1 Khái niệm tăng vụ

Trang 56 Ví dụ

Đ2 Ví dụ

Đ3 Giải thích cho ví dụ

Cách phân đoạn nhƣ trên không hợp lý, đoạn 2 và 3 tách ra tùy tiện, không theo nguyên tắc nào. Sự phân đoạn trong tiểu mục 1 "luân canh" đƣợc coi là hợp lý. Vậy cách phân đoạn trong tiểu mục 2 cần được điều chỉnh lại cho tương ứng với tiểu mục 1. Tức là tiểu mục 2 cũng gồm 2 đoạn.

Đ1 Khái niệm tăng vụ Đ2 Ví dụ

Cách diễn đạt trong đoạn 2 cần thay đổi, cụ thể nhƣ sau : I. LUÂN CANH, TĂNG VỤ

1. Luân canh 2. Tăng vụ

Đ1 Tăng vụ là tăng số lần gieo trồng trên một diện tích đất trong năm.

Đ2 Khái niệm tăng vụ thường áp dụng đối với những cây trồng ngắn ngày. Ví dụ : trước kia ở nước ta, nhiều vùng mỗi năm chỉ cấy một vụ lúa. Ngày nay do giải quyết được thủy lợi nên đã trồng hai vụ lúa hoặc một lúa một màu (cây hoa màu). Nhƣ vậy là đã tăng số lần gieo trồng từ 1 lần lên 2 lần trong năm. Nói cách khác là diện tích canh tác đã đƣợc quay vòng 2 lần. Người ta gọi đây là hệ số tăng vụ.

Sự phân đoạn trong tiểu mục 2 dựa vào nguyên tắc thay đổi thông số, thay đổi vị thể.

Chúng tôi tiếp tục phân tích mục III bài 18 :

III. CÁC LOẠI HÌNH LUÂN CANH PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA Nước ta có ba loại hình luận canh phổ biến :

Trang 57 Luân canh giữa cây trồng cạn với nhau. Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước.

Luân canh giữa cây trồng nước với nhau.

1. Loai hình 1

Đ1 Các cây trồng cạn đƣợc trồng luân phiên nhau trên cùng khu đất trong năm - Có nhiều công thức luân canh khác nhau ở các vùng. Ví dụ: Ngô (tháng 1 - 5), đậu tương hè dài ngày (tháng 6-11). Ngô xen đậu cô ve (11 -4) - Ngô hè xen lạc (4 - 7) - Khoai lang (8 -11).

Đ2 Màu hè thu - Màu thu đông

Đ3 Loại hình luân canh này thường được áp dụng ở những vùng đất cao, cây hoa màu chiếm ƣu thế.

2. Loai hình 2

Đ1 Các cây trồng cạn đƣợc trồng luân phiên với cây lúa (hoặc các cây trồng khác ở dưới nước) trên cùng khu đất trong 1 năm. Loại hình luân canh này rất phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước.

Đ2 Ví dụ: Ngô + đỗ (1 - 5) - lúa mùa (7 -11).

Đ3 Ngô + đỗ (1 - 5) - Gối day (3 - 8) - Lúa mùa muộn (8 - 12).

Đ4 Khoai lang (12 - 5) - lúa hè thu (5 - 8) - lúa mùa muộn (8 - 12). Ở những vùng cao, vùng chủ động tưới tiêu của miền Đông Nam bộ, có công thức :

Đ5 Thuốc lá đông xuân - lúa mùa - mùa hè thu ngắn ngày.

Đ6 Màu hè thu sớm - lúa mùa ngắn ngày - rau cải.

3. Loai hình 3

Đ1 Luân canh giữa cây trồng nước với nhau. Loại hình này phổ biến chủ yếu ở các vùng

Trang 58 thấp trồng lúa là chính. Có nhiều công thức. Ví dụ :

Đ2 Khoai nước hè (6 - 11) - Lúa xuân - bèo dâu (2 - 6).

Đ3 Lúa đông xuân (11 - 3) - Lúa hè thu sớm (1 -3).

Đ4 Lúa hè thu - lúa mùa.

Đ5 Mỗi vùng, mỗi địa phương, tùy theo điều kiện cụ thể mà xây dựng chế độ luân canh tăng vụ hợp lý nhất. Từng bước nâng dân hệ số tăng vụ để khai thác khả năng của đất, góp phần làm tăng tổng sản lƣợng cày trồng, hạ giá thành sản phẩm trồng trọt.

Nội dung mục III bao gồm 3 loại hình luân canh phổ biến mỗi loại hình đều có tên gọi của loại hình, đối tƣợng áp dụng và công thức. Tuy nhiên sự phân đoạn trong 3 tiểu mục (ứng với 3 loại hình) lại không giống nhau :

Tiểu mục 1 gồm 3 đoạn : Đ1 Tên loại hình, công thức Đ2 Công thức

Đ3 Đối tƣợng áp dụng Tiểu mục 2 có 6 đoạn :

Đ1Tên gọi loại hình, đối tƣợng áp dụng Đ2 Công thức

Đ3 Công thức

Đ4 Công thức, một đối tƣợng áp dụng khác "Vùng cao ở miền đồng bằng Nam Bộ"

Đ5 Công thức của đối tƣợng áp dụng khác

Đ6 Công thức của đối tƣợng áp dụng khác Tiểu mục 3 gồm 4 đoạn : Đ1 Tên gọi loại hình, đối tƣợng áp dụng

Đ2 Các công thức Đ3 Các công thức Đ4 Các công thức

Đ5 Đoạn liên quan chung đến 3 tiểu mục ở trên

Trang 59 So với các văn bản mắc lỗi 1 và lỗi 2, bài 18 (mục III) là bài mắc lỗi (cả lỗi 1 và lỗi 2) tiêu biểu nhất. Tác giả nhập đoạn và đặc biệt là tách đoạn rất tùy tiện. Cả ba tiểu mục đều phân đoạn bất hợp lý. Phức tạp nhất là các đoạn nêu công thức, phân tách rời rạc.

Cả ba loại hình đều có: tên gọi của loại hình, đối tƣợng áp dụng, công thức. Cho nên có thể phân đoạn trong ba tiểu mục nhƣ sau : Đ1 Tên gọi loại hình và đối tƣợng áp dụng Đ2 Các công thức

(Riêng loại hình 2 có thể thêm Đ3: đối tƣợng áp dụng khác và công thức).

III. CÁC LOẠI HÌNH LUÂN CANH PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA : 1. Loại hình 1 :

Các loại cây trồng cạn đƣợc trồng luân phiên nhau trên cùng khu đất trong năm. Loại hình luân canh này thường được áp dụng ở những vùng đồi cao, cây hoa màu chiếm ưu thế.

Có nhiều công thức luân canh khác nhau ở các vùng : Ngô (1-5) - đậu tương hè dài ngày (6 -11). Ngô xen đậu côve (11-4) - Ngô hè xen lạc (4 - 7) - Khoai lang (8 - 11) - Màu hè thu - Màu thu đống.

2. Loại hình 2 :

Các cây trồng cạn được trồng luân phiên với cây lúa (hoặc các cây trổng khác ở dưới nước) trên cùng khu đất trong 1 năm. Loại hình luân canh này rất phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước.

Có nhiều công thức luân canh : Ngô + đỗ (1 - 5 ) - Lúa mùa (7 - 11). Ngô + đỗ (1 - 5).

Gói đay (3 - 8). Lúa mùa muộn (8 - 12). Khoai lang (12 - 5) - Lúa hè thu (5 - 6) - Lúa mùa muọn (8 - 12).

Ở những vùng cao vùng chủ động tưới tiêu của miền Đông Nam bộ, có công thức : Thuốc lá đông xuân - Lúa mùa - Màu hè thu

Trang 60 ngắn ngày - Màu hè thu sớm - Lúa mùa ngắn ngày - rau cải.

3. Loại hình 3 :

Luân canh giữa cây trồng nước với nhau. Loại hình này phổ biến chủ yếu ở các vùng thấp trồng lúa là chính.

Có nhiều công thức : Khoai nước hè (6 -1) - Lúa xuân - Bèo dâu (2 - 6). Lúa đống xuân (11 - 30 - Lúa hè thu sớm (1 - 3). Lúa hè thu - Lúa mùa.

Mỗi vùng, mỗi địa phương, tùy theo điều kiện cụ thể mà xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhất. Từng bước nâng dần hệ số tăng vụ để khai thác khả năng của đất góp phần làm tăng tổng sản lƣợng cây trồng, hạ giá thành sản phẩm trồng trọt.

Nguyên tắc phân đoạn trône 3 tiểu mục trên là dựa vào sự thay đổi của chủ thể. Các đoạn (nêu công thức) bị tách ra một cách tùy tiện đƣợc nhập lại trong cùng một đoạn; có cùng chủ đề. Cách phân đoạn như trên giúp người đọc hiểu đúng, hiểu dễ dàng những nội dung cần thông báo của văn bản.

Đối với những văn bản mắc loại lỗi 2 - tách đoạn tùy tiện, cần xác định lại ranh giới của các ý rồi đƣa các đoạn bị tách ra bất hợp lý trỏ về đúng với vị trí của nó. Nguyên tắc phân đoạn ở đây chủ yếu là dựa vào sự thay đổi của chủ thể hoặc vi thể và nguyên tắc phân đoạn theo sự cân xứng về độ dài.

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)