Thường thấy ở những đoạn văn nên định nghĩa khái niệm, hoặc những đoạn bao gồm nhiều ý. Người viết chưa tách rõ ý nên định nghĩa, khái niệm với các ý khác, hoặc chưa tách rõ các ý trong một đoạn. Do đó ranh giới giữa các ý bị xóa nhòa. Người đọc khó tiếp thu.
Bài 1 : KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỔNG TRỌT I. ĐỊNH NGHĨA ĐẤT TRỒNG :
Đ1 Mọi cây trồng đều sống và phát triển từ đất, chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường
Trang 40 đất. Vì vậy, để tiến hành quá trình trồng trọt, chúng ta cần phải hiểu rõ về đất trồng.
Đ2 Đất trồng trọt là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ trái đất, có khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác để cây trồng có thể sống và phát triển được. Đất là do đá bị biến đổi mà thành. Người ta gọi đá này là đá mẹ. Các loại đá mẹ khác nhau sinh ra các loại đất khác nhau. Đất trồng khác với đá mẹ ở chỗ đất có độ phì nhiêu.
Mục I có hai đoạn :
Đ1 : Tầm quan trọng của đất đối với cây trồng Đ2: - Định nghĩa đất trồng trọt
- Sự khác nhau giữa đất và đá
Phân tích đoạn 2, sự thay đổi của vị thể cho thấy có hai ý bị nhập chung trong một đoạn.
Đối chiếu với phần câu hỏi cuối bài, có câu số 1 "Đất trồng trọt là gì? Đất khác đá ở chỗ nào ?".
Nhƣ vậy hai ý nhập trong đoạn 2 phải đƣợc tách thành hai đoạn. Cách chữa nhƣ sau : I. ĐỊNH NGHĨA ĐẤT TRỒNG :
Mọi cây trồng đều sống và phát triển từ đất chịu mọi ảnh hưởng rất lớn của môi trường đất. Vì vậy, để tiến hành quá trình trồng trọt, chúng ta cần phải hiểu rõ về đất trồng.
Đất trồng trọt là lớp đất ngoài cùng tơi xốp của vỏ trái đất, có khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác để cây trồng có thể sống và phát triển được.
Đất là do đá bị biến đổi mà thành. Người ta gọi đá này là đá mẹ. Các loại đá mẹ khác nhau sinh ra các loại đất khác nhau. Đất trồng khác với đá mẹ ở chỗ đất có độ phì nhiêu.
Trang 41 Nguyên tắc phân đoạn của Đ2 và Đ3 là dựa vào sự thay đổi của vị thể. Nguyên tắc phân đoạn của Đi và Đ2 Đ3 là dựa vào sự thay đổi của chủ thể.
Bài 18 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LUÂN CANH TĂNG vụ I. LUÂN CANH, TĂNG VỤ :
1. Luân canh :
Luân canh là sự luân phiên cây trồng theo không gian và thời gian, nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và xã hội hiện có, trên cơ sở kỹ thuật nông nghiệp nhất định.
Luân canh có hai loại: luân canh thời gian, luân canh không gian. Ở Việt Nam hiện nay, khi nói luân canh là ý nói luân canh theo thời gian. Vậy luân canh thời gian là sự thay đổi cây trổng theo từng thời gian hay mùa vụ trên một mảnh đất. Ví dụ: Nói luân canh ngô - lúa - thuốc lá, có nghĩa là trồng ngô ở vụ xuân hè, trồng lúa ở vụ mùa, sau khi gặt lúc sẽ trồng thuốc lá ở vụ đông xuân.
2. Tăng vu :
Tăng vụ là tăng số lần gieo trồng trên một diện tích đất trong năm. Khái niệm tăng vụ thường áp dụng đối với những cây trồng ngắn ngày. Ví dụ : trước kia ở nước ta, nhiều vùng mỗi năm chỉ cấy 1 vụ lúa. Ngày nay do giải quyết đƣợc thủy lợi nên đã trồng 2 vụ lúa hoặc 1 lúa 1 màu (cây hoa màu). Nhƣ vậy là đã tăng số lần gieo trồng từ 1 lần lên 2 lần trong năm.
Nói cách khác là diện tích canh tác đã đƣợc quay vòng 2 lần.
Ví dụ : Trên 1 ha đất tự nhiên, nếu trồng 2 vụ lúa 1 năm thì diện tích gieo trồng trong năm là 2ha .
Người ta còn gọi đây là hệ số tăng vụ. Theo ví dụ trên, hệ số tăng vụ ở đây cũng là 2.
Trang 42 Tiểu mục 1 và tiểu mục 2 cũng nên khái niệm "luân canh" và "tăng vụ" nhƣng sự phân đoạn trong hai tiểu mục đó lại khác nhau. Tiểu mục 1 có hai đoạn, nguyên tắc phân đoạn dựa vào sự thay đổi của vị thể, nhƣ vậy là hợp lý :
Đ1 : Khái niệm luân canh Đ2: Các loại luân canh và ví dụ
Tiểu mục 2, khái niệm tăng vụ lại bị nhập chung với ví dụ trong một đoạn.
Hệ thống câu hỏi cuối bài, có câu số 1 "Thế nào là luân canh, tăng vụ trong trồng trọt?
Cho ví dụ cụ thể ?"
Những căn cứ xem xét ở trên cho thấy, đoạn văn trong tiểu mục 2 phải đƣợc tính thành hai đoạn với hai ý đã nêu.
Nguyên tắc phân đoạn ở đây là dựa vào sự thay đổi của vị thể.
I. LUÂN CANH, TĂNG VỤ : 1. Luân canh.
2. Tăng vụ :
Tăng vụ là tăng số lần gieo trồng trên một diện tích đất trong năm.
Khái niệm tăng vụ thường áp dụng đối với những cây trồng ngắn ngày. Ví dụ : trước kia ở nước ta, nhiều vùng mỗi năm chỉ cấy một vụ lúa. Ngày nay do giải quyết được thủy lợi nên đã trồng hai vụ lúa hoặc một múa một màu (cây hoa màu). Nhƣ vậy là đã tăng số lần gieo trồng từ 1 lần lên 2 lần trong năm. Nói cách khác là diện tích canh tác đã đƣợc quay vòng 2 lần.
Bài 3 : TÍNH CHẤT ĐẤT TRỒNG ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT : II. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT :
1. Định nghĩa :
Đ1 Độ phì nhiêu là khả năng cung cấp cho cây trồng những thức ăn, nước, không khí, nhiệt độ và các điều kiện sống khác của đất. Đất có độ phì nhiêu cao là loại đất tốt. Độ phì
Trang 43 nhiêu của đất đƣợc biểu hiện qua năng suất thu hoạch cây trồng.
Đ2 Các loại đất khác nhau có độ phì nhiêu khác nhau. Đất bỏ hoang hóa (sau khi đã trồng trọt nhiều năm, nhiều vụ) độ phì nhiêu thường thấp, vì vậy nếu khống có biện pháp chăm sóc bồi dưỡng cho đất, độ phì nhiêu của đất sẽ giảm dần. Đất trồng khi được con người sử dụng và cải tạo tốt, chẳng những cho năng suất cây trồng tăng, mà độ phì nhiêu của đất cũng ngày càng nâng cao. Bởi vậy độ phì nhiêu là một yếu tố rất quan trọng trong trồng trọt.
2. Biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng ?
Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng cần phải tiến hành công việc làm đất đúng kỹ thuật, cải tạo và chống xói mòn đất. Bón phân cho cây trồng phải đúng lúc, đúng cách, đúng loại phân. Có chế độ luân canh, xen canh gối vụ hợp lý. Bố trí cây trồng phù hợp với tình hình đất đai của từng địa phương.
Tiểu mục 1 "định nghĩa" có hai đoạn : Đ1 : - Định nghĩa độ phì nhiêu - Biểu hiện của độ phì nhiêu Đ2 : Độ phì nhiêu của các loại đất
Đ1 có hai ý, sự thay đổi của chủ thể giúp ta nhận ra hai ý bị nhập trong một đoạn.
Phần câu hỏi cuối bài, có câu số 4 "Độ phì nhiêu của đất là gì ? Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất cần phải làm gì ? Như vậy, tiểu mục 1 cần có ba đoạn tương ứng với ba ý. Đây là nguyên tắc phân đoạn dựa vào sự thay đổi của chủ thể.
Đ1 : Định nghĩa độ phì nhiêu Đ2 : Biểu hiện của độ phì nhiêu Đ3 : Độ phì nhiêu của các loại đất
Trang 44 Bài 15 : CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH :
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH . II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH : 1. Biện pháp canh tác
2. Biện pháp cơ giới.
3. Biện pháp hóa học :
Biện pháp hóa học là biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc hóa học. Biện pháp này có ƣu điểm là hiệu quả nhanh chóng, tốn ít công sức, nhƣng nhƣợc điểm của nó là nếu sử dụng không đúng sẽ gây hại cho cây trồng, con người và môi trường sinh thái (vì thuốc độc), giá thành đắt. Bởi vậy phải rất thận trọng khi dùng thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng. Cụ thể là :
- Dùng đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lƣợng.
- Dùng thuốc đúng lúc, đúng cách. Tốt nhất là phun rắc thuốc vào sáng sớm hay chiều mát. Mỗi loại thuốc có cách dùng khác nhau, có loại phun lên cây, có loại trộn vào hạt giống, có loại rắc vào đất... Vì vậy phải nắm vững cách dùng của từng loại thuốc, tránh sử dụng tùy tiện bừa bãi.
- Bảo đảm an toàn lao động trong khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật hầu hết đều có chứa chất độc nên khi dùng thốc tránh tiếp xúc trực tiếp giữa người với thuốc, cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi dùng thuốc (ví dụ đeo kính, bịt khẩu trang, găng...) Khi bị nhiễm độc do thuốc cần đƣợc cấp cứu ngay.
Trình tự các ý trong tiểu mục 3, cùng sự thay đổi của vị thể cho phép thấy có 3 ý bị nhập vào một cách tùy tiện.
Y'1 : Định nghĩa biện pháp hóa học
Trang 45 Y'2: Ƣu điểm và nhƣợc điểm của biện pháp hóa học
Y'3: Những yêu cầu cụ thể khi sử dụng biện pháp hóa học
Ba ý trên đƣợc sắp xếp theo một trật tự lôgic. Biện pháp hóa học là gì? Ƣu điểm và nhược điểm của nó. Vì đây là loại thuốc độc, có thể chết người, do đó phải có những yêu cầu cụ thể, nghiêm nhặt khi sử dụng biện pháp hóa học để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Câu hỏi số 3 cuối bài "Khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, cần chú ý những điểm gì ?" cũng là một căn cứ để khẳng định phải tách 3 ý trên thành 3 đoạn. Nguyên tắc phân đoạn đƣợc dùng trong tiểu mục 3 là nguyên tắc dựa vào sự thay đổi của vị thể (Đ1 và Đ2) sự thay đổi của chủ thể (Đ1, Đ2 và Đ3).
Đ1 Biện pháp hóa học là biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc hóa học.
Đ2 Biện pháp hóa học có ƣu điểm là hiệu quả nhanh chóng, tốn ít công sức, nhƣng nhược điểm của nó là nếu sử dụng không đúng sẽ gây hại cho cây trồng, con người và môi trường sinh thái (vì thuốc độc), giá thành đắt.
Đ3 Phải rất thận trọng khi dùng thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng, cụ thể là:...
Nhập nhiều ý trong một đoạn còn thấy ở những đoạn văn bao gồm nhiều ý, mỗi ý đề cập đến một mặt của cùng một đối tƣợng. Chúng tôi cũng căn cứ vào trật tự các ý trong đoạn và hệ thống câu hỏi cuối bài để kiểm tra sự phân đoạn trong từng mục.
Bài 31: CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG I. TÌNH HÌNH RỪNG NƯỚC TA HIỆN NAY
lI. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG VIỆC BẢO VỆ RỪNG III. PHÁP LỆNH BẢO VỆ RỪNG
Rừng là tài sản của nhân dân, của Nhà nước, vì vậy để bảo vệ nguồn tài nguyên đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành pháp luật
Trang 46 bảo vệ rừng. Pháp luật bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn đi đến chấm dứt nạn tự do phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, dưới bất cứ hình thức nào do tổ chức nào thực hiện. Việc khai thác tài nguyên rừng phải đƣợc phép của cơ quan có thẩm quyền và phải khai thác theo quy hoạch.
Khai thác phải đi đôi với chăm sóc, tu bổ và trồng rừng. Pháp lệnh cũng quy định mọi công dân đều phải có nhiệm vụ thi hành triệt để pháp lệnh. Mọi vi phạm pháp lệnh đều bị xử lý thích đáng.
Nội dung của mục III "pháp lệnh bảo vệ rừng" bao gồm ý nghĩa của pháp lệnh, nội dung; của pháp lệnh. Ngoài ra ở phần mở đầu tác giả còn cho ta biết lý do ban hành pháp lệnh. Lý do bị nhập chung với ý nghĩa và nội dung là mâu thuẫn.
Xem xét hệ thống câu hỏi cuối bài. câu số 3 "em hãy nói ý nghĩa của pháp lệnh bảo vệ rừng ". Sách giáo viên nêu một trong ba yêu cầu của bài dạy là :"Nội dung pháp lệnh bảo vệ rừng".
Những căn cứ ở trên cho thấy mục III phải đƣợc phân thành ba đoạn nhƣ sau : III. PHÁP LỆNH BẢO VỆ RỪNG
Đ1 Rừng là tài sản của nhân dân, của Nhà nước, vì vậy để bảo vệ nguồn tài nguyên đó Đảng và Nhà nước ta đã ban hành pháp lệnh bảo vệ rừng.
Đ2 Pháp lệnh bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn đi đến chấm dứt nạn tự do phá rừng, khai thác rừng bừa bãi dưới bất cứ hình thức nào do tổ chức nào thực hiện.
Đ3 Việc khai thác tài nguyên rừng phải đƣợc phép của cơ quan có thẩm quyền và phải khai thác theo qui hoạch. Khai thác phải đi đôi với chăm sóc, tu bổ và trồng rừng. Pháp lệnh cũng qui định mọi công dân đều phải có nhiệm vụ thi hành triệt để pháp lệnh. Mọi vi phạm pháp lệnh đều bị xử lý thích đáng.
Trang 47 Ba đoạn trình bày ba ý :
Đ1: Lý do ban hành pháp lệnh Đ2: Mục đích của pháp lệnh Đ3: Nội dung của pháp lệnh
Nguyên tắc phân đoạn nhƣ trên là dựa vào sự thay đổi của chủ thể.
Bài 32 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
Nước ta hiện nay có khoảng 13,8 triệu ha đất trồng và đồi trọc không có cây che phủ phần lớn diện tích này trước đây là rừng, nhưng rừng đã bị tàn phá. Để quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả và khôi phục lại rừng nơi đất hoang, chúng ta cần phải có một số biện pháp cụ thể sau:
I. PHÒNG CHỐNG PHÁ RỪNG
Đ1 1. Rừng là sở hữu của toàn dân. Rừng là tài sản chung của đất nước, nhưng từ bao đời nay nhiều người vẫn tự do vào rừng khai thác lâm sản, gây hậu quả xấu tới sản xuất và đời sống của xã hội. Vì vậy Nhà nước đã ban hành pháp lệnh cấm tàn phá rừng. Thực hiện pháp lệnh đó mọi người dân, phải tự giác không xâm phạm tài nguyên rừng, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tự do chặt phá rừng tùy tiện. Nhà nước phải tăng cường hoạt động của kiểm lâm, nghiêm khắc trừng trị bất cứ cá nhân hay tập thể nào xâm phạm tới tài nguyên rừng theo pháp luật.
Đ2 2. Nghiêm cấm phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Từ bao đời nay nhân dân vùng cao vẫn có tập quán du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy, họ đã vô tình tạo nên hàng vạn ha đồi trọc, làm cho môi trường sống và
Trang 48 sản xuất phát triển theo chiều hướng xấu (lụt lội, hạn hán...). Để chấm dứt tình trạng đó nhân dân vùng cao phải được định canh định cư. Phương hướng để định canh là : chuyển dần làm nương rẫy sang làm ruộng nước, tích cực thâm canh tăng vụ và tăng năng suất, bằng các biện pháp phát triển hệ thống thủy lợi, dùng phân bón cải tạo đất, cải tiến việc chăn nuôi gia súc...
sản xuất nông nghiệp theo hướng trên thì cuộc sống của nhân dân vùng cao sẽ ổn định và như vậy việc phá rừng làm nương rẫy sẽ được chấm dứt.
Đ3 3. khai thác gỗ cân đối với trổng rừng. Trong sản xuất lâm nghiệp, diện tích rừng để khai thác gỗ hàng năm bao giờ cũng lớn hơn diện tích và số cây rừng trồng. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho rừng nước ta bị tàn phá trầm trọng. Do đó, để vừa thỏa mãn nhu cầu về gỗ của sản xuất và đời sống, vừa khôi phục và phát triển rừng, chúng ta phải quán triệt nguyên tắc : Khai thác đến đâu trồng rừng tới đó, trồng rừng phải lớn hơn năm lần khai thác.
Nội dung của mục I "Phòng chống phá rừng" bao gồm ba biện pháp phòng chống phá rừng. Ngoài ra, ở phần mở đầu người viết còn cho biết lý do ban hành pháp lệnh. Lý do bị nhập chung với các biện pháp là không hợp lý. Có thể thấy cách phân đoạn của tác giả nhƣ sau :
Đ1 : - Lý do ban hành pháp lệnh
- Biện pháp : Không chặt phá rừng tày tiện, tăng cường hoạt động kiểm lâm, nghiêm khắc trừng trị người vi phạm.
Đ2 : Biện pháp không đốt rừng làm nương rẫy.
Đ3 : Trồng rừng.
Đ1 nhập chung lý do và một biện pháp. Ranh giới giữa các ý bị xóa nhòa, người đọc khó hiểu đƣợc ý đồ tác giả.
Câu hỏi số 1 cuối bài :"Hãy nêu những biện pháp phòng chống phá rừng" cũng là một căn cứ để tách các ý trong mục I. Có thể phân đoạn mục I nhƣ sau :
Trang 49 I. PHÒNG CHỐNG PHÁ RỪNG
Đ1 Rừng là sở hữu của toàn dân. Rừng là tài sản chung của đất nước, nhưng từ bao đời nay nhiều người vẫn tự do vào rừng khai thác lâm sản, gây hậu quả xấu tới sản xuất và đời sống của xã hội. Vì vậy Nhà nước đã ban hành pháp lệnh cấm tàn phá rừng.
Đ2 Mọi người dân, phải tự giác không xâm phạm tài nguyên rừng, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tự do chặt phá rừng tùy tiện. Nhà nước phải tăng cường hoạt động của kiểm lâm, nghiêm khắc trừng trị bất cứ cá nhân hay tập thể nào xâm phạm tới tài nguyên rừng theo pháp luật.
Đ3 Nghiêm cấm phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Từ bao đời nay nhân dân vùng cao vẫn có tập quán du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy. Họ đã vô tình tạo nên hàng vạn ha đồi trọc, làm cho môi trường sống và sản xuất phát triển theo chiều hướng xấu (lụt lội, hạn hán...). Để chấm dứt tình trạng đó nhân dân vùng cao phải được định canh định cư. Phương hướng để định canh là: chuyển dần làm nương rẫy sang làm ruộng nước, tích cực thâm canh tăng vụ và tăng năng suất, bằng các biện pháp phát triển hệ thống thủy lợi, dùng phân bón cải tạo đất, cải tiến việc chăn nuôi gia súc... sản xuất nông nghiệp theo hướng trên thì cuộc sống của nhân dân vùng cao sẽ ổn định và như vậy việc phá rừng làm nương rẫy sẽ được chấm dứt.
Đ4 Khai thác gỗ cân đối với trồng rừng. Trong sản xuất lâm nghiệp, diện tích rừng để khai thác gỗ hàng năm bao giờ cũng lớn hơn diện tích và số cây rừng trồng. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho rừng nước ta bị tàn phá trầm trọng. Do đó, vừa để thỏa mãn nhu cầu về gỗ của sản xuất và đời sống, vừa khôi phục